Khó tin bọ rùa “bắn đại bác” độc hại 500 viên mỗi giây

Khó tin bọ rùa “bắn đại bác” độc hại 500 viên mỗi giây

Loài bọ rùa kỳ lạ này có thể sản xuất "đạn" ngay trong bụng của mình. Khi thấy nguy hiểm và bị đe dọa, chúng phun ra một loạt "đại bác" - vốn là các hóa chất độc hại từ phía chóp bụng kèm theo một tiếng nổ nhẹ. 

Loài bọ Carabidae, còn có tên là  bọ rùa "pháo thủ", bọ cánh cứng thả bom, một số nơi còn gọi chúng là sâu rắm, là loài bọ cánh cứng đất trong các tông Brachinini, bao gồm hơn 500 loài.
Loài bọ Carabidae, còn có tên là bọ rùa "pháo thủ", bọ cánh cứng thả bom, một số nơi còn gọi chúng là sâu rắm, là loài bọ cánh cứng đất trong các tông Brachinini, bao gồm hơn 500 loài.
Sở dĩ chúng có biệt danh như vậy là bởi mỗi khi cảm thấy bị đe dọa hay đi săn mồi, bọ rùa phun ra một loạt chất độc lỏng từ đầu bụng ra với một tiếng nổ nhẹ.
Sở dĩ chúng có biệt danh như vậy là bởi mỗi khi cảm thấy bị đe dọa hay đi săn mồi, bọ rùa phun ra một loạt chất độc lỏng từ đầu bụng ra với một tiếng nổ nhẹ.
Ước tính, trong vòng một giây, số viên "đại bác" được khai hỏa của bọ rùa có thể lên tới 368 - 735 viên. Đặc biệt hơn, bọ rùa "pháo thủ" sản xuất "đại bác" ngay trong các tuyến thuộc khoang bụng của mình.
Ước tính, trong vòng một giây, số viên "đại bác" được khai hỏa của bọ rùa có thể lên tới 368 - 735 viên. Đặc biệt hơn, bọ rùa "pháo thủ" sản xuất "đại bác" ngay trong các tuyến thuộc khoang bụng của mình.
Qua nghiên cứu, có hai khoang đựng hydrogen peroxide và hydroquinones dạng lỏng. Hai hóa chất này sẽ được bọ rùa tiết ra, hòa lẫn trong một khoang riêng, với chất xúc tác bao gồm các enzyme như peroxidise và catalase.
Qua nghiên cứu, có hai khoang đựng hydrogen peroxide và hydroquinones dạng lỏng. Hai hóa chất này sẽ được bọ rùa tiết ra, hòa lẫn trong một khoang riêng, với chất xúc tác bao gồm các enzyme như peroxidise và catalase.
Khi cảm nhận được sự nguy hiểm, các chất hóa học hòa trộn và tạo thành những viên "đại bác" p-benzoquinones có sức nóng lên tới 100 độ C và vận tốc gần 10m/s.
Khi cảm nhận được sự nguy hiểm, các chất hóa học hòa trộn và tạo thành những viên "đại bác" p-benzoquinones có sức nóng lên tới 100 độ C và vận tốc gần 10m/s.
Nếu người dính phải "đại bác" của bọ rùa có thể bị bỏng rát, còn những loài côn trùng nhỏ như kiến, mối... thì chắc chắn mất mạng nếu trúng phải đòn tấn công này.
Nếu người dính phải "đại bác" của bọ rùa có thể bị bỏng rát, còn những loài côn trùng nhỏ như kiến, mối... thì chắc chắn mất mạng nếu trúng phải đòn tấn công này.
Sau khi làm thí nghiệm, các nhà khoa học cho biết, con bọ rùa bị kích thích, các cơ xung quanh khoang chứa chất lỏng sẽ co lại, và 2 hợp chất trên được đưa vào khoang phản ứng.
Sau khi làm thí nghiệm, các nhà khoa học cho biết, con bọ rùa bị kích thích, các cơ xung quanh khoang chứa chất lỏng sẽ co lại, và 2 hợp chất trên được đưa vào khoang phản ứng.
Lúc này hydroquinone và hydrogen peroxit phản ứng mạnh dưới tác dụng của enzym xúc tác, giải phóng rất nhiều nhiệt (gần 100 độ C) có thể làm bay hơi 1/5 hỗn hợp.
Lúc này hydroquinone và hydrogen peroxit phản ứng mạnh dưới tác dụng của enzym xúc tác, giải phóng rất nhiều nhiệt (gần 100 độ C) có thể làm bay hơi 1/5 hỗn hợp.
Nó biến thành khí nóng, và sau đó van của "buồng phản ứng" được mở, khí nóng và dung dịch nặng mùi phun ra ngoài và phát ra tiếng nổ, tung đòn chí mạng vào "kẻ thù".
Nó biến thành khí nóng, và sau đó van của "buồng phản ứng" được mở, khí nóng và dung dịch nặng mùi phun ra ngoài và phát ra tiếng nổ, tung đòn chí mạng vào "kẻ thù".
Tổng lượng chất độc tích trữ trong cơ thể của bọ "pháo thủ" có thể tung ra khoảng 20 đòn tấn công liên tiếp, đủ để khiến kẻ thù khiếp sợ. Vòi phun của một số loài bọ Châu Phi thậm chí có thể xoay 270 độ, có thể tung đòn tấn công một cách cực kỳ chính xác.
Tổng lượng chất độc tích trữ trong cơ thể của bọ "pháo thủ" có thể tung ra khoảng 20 đòn tấn công liên tiếp, đủ để khiến kẻ thù khiếp sợ. Vòi phun của một số loài bọ Châu Phi thậm chí có thể xoay 270 độ, có thể tung đòn tấn công một cách cực kỳ chính xác.
Một sinh vật nhỏ bé như bọ "pháo thủ" lại có thể sở hữu cơ chế phòng thủ "tối tân" đến khó tin, không kém gì các loại vũ khí sinh học.
Một sinh vật nhỏ bé như bọ "pháo thủ" lại có thể sở hữu cơ chế phòng thủ "tối tân" đến khó tin, không kém gì các loại vũ khí sinh học.
Dựa vào cơ chế bảo vệ mạnh mẽ này, loài bọ rùa này có thể liên tục điều chế vũ khí ngay cả sau khi bị kẻ thù nuốt chửng, khiến kẻ săn mồi buồn nôn, và cuối cùng phải nôn chúng ra ngoài.
Dựa vào cơ chế bảo vệ mạnh mẽ này, loài bọ rùa này có thể liên tục điều chế vũ khí ngay cả sau khi bị kẻ thù nuốt chửng, khiến kẻ săn mồi buồn nôn, và cuối cùng phải nôn chúng ra ngoài.
Tuy nhiên, bọ rùa "pháo thủ" kiểm soát rất tốt khả năng của mình. Giữa khoang chứa dung dịch (reservoir chamber) và khoang phản ứng (reaction chamber) có một chiếc van ngăn cách. Chỉ khi cần thiết, bọ rùa mới mở chiếc van này để sản xuất “đạn” rồi sau đó mở lỗ chóp bụng (exit channel) để “khai hỏa”.
Tuy nhiên, bọ rùa "pháo thủ" kiểm soát rất tốt khả năng của mình. Giữa khoang chứa dung dịch (reservoir chamber) và khoang phản ứng (reaction chamber) có một chiếc van ngăn cách. Chỉ khi cần thiết, bọ rùa mới mở chiếc van này để sản xuất “đạn” rồi sau đó mở lỗ chóp bụng (exit channel) để “khai hỏa”.
Mời các bạn xem video: Top 10 loài động vật sống lâu nhất Trái đất. Nguồn: Yan News

GALLERY MỚI NHẤT