Khó thu thuế những người livestream bán hàng doanh thu 'khủng'

Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa (Đoàn tỉnh Phú Yên) chia sẻ, thời gian qua, mạng xã hội xôn xao những cuộc livestream bán hàng trên các ứng dụng, doanh thu đạt cả trăm tỷ đồng một ngày.

Livestream bán hàng trăm tỷ, thật hay ảo?
Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên rằng, những thông tin quảng bá đó có đúng hay không? Với hình thức kinh doanh thương mại điện tử, cần phải làm thế nào để quản lý được chất lượng của các sản phẩm theo hình thức kinh doanh này?
Đồng thời, giá bán của các sản phẩm qua hình thức thương mại điện tử thấp hơn nhiều so với giá bán buôn, gây bất ổn thị trường. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng làm rõ việc cần nhận định vấn đề trên như thế nào và có cách xử lý thế nào? Ngoài ra, có thể học hỏi kinh nghiệm nào trên thế giới để giải quyết triệt để vấn đề này?
Kho thu thue nhung nguoi livestream ban hang doanh thu 'khung'
Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa (Đoàn tỉnh Phú Yên). (Ảnh: KT&ĐT).
Cũng liên quan đến nội dung này, đại biểu Tạ Văn Hạ (Đoàn tỉnh Quảng Nam) cho rằng, cần phải có chế tài xử lý vi phạm trong thương mại điện tử.
Bên cạnh đó, việc kiểm tra hàng hóa của các doanh nghiệp kinh doanh trên môi trường thương mại điện tử gặp nhiều khó khăn, cần sự vào cuộc của nhiều ngành, nhiều cấp. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương nêu rõ những giải pháp khắc phục triệt để vấn đề này, bảo vệ người tiêu dùng.
Trả lời hai đại biểu, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, hoạt động bán hàng trên môi trường thương mại điện tử nói chung, cũng như livestream bán hàng nói riêng, việc quản lý thực sự khó khăn. Theo ông, trách nhiệm quản lý không chỉ của ngành Công Thương, mà nó còn trách nhiệm của rất nhiều ngành.
Tuy nhiên, Bộ Công thương là cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan để kiểm tra, kiểm soát và xử lý những hành vi sai phạm, chống thất thu thuế trong cái môi trường thương mại điện tử.
Kho thu thue nhung nguoi livestream ban hang doanh thu 'khung'-Hinh-2
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn. (Ảnh: Người lao động). 
Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, vì hoạt động này “biến hóa khôn lường” nên các quy định pháp luật của chúng ta phải tiếp tục được rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, bởi đây là lĩnh vực mới không chỉ với Việt Nam mà với tất cả các quốc gia trên thế giới.
Theo Bộ trưởng Công Thương, thương mại điện tử ở Việt Nam phát triển rất mạnh và có quy mô thương mại là 21 tỷ USD. Trong tương lai còn phát triển mạnh hơn. Do đó cần sửa đổi các cơ chế, chính sách cho hoàn thiện. Cùng với đó, phải phát huy vai trò của hệ thống chính trị vào cuộc.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, trong trường hợp chứng minh được vi phạm pháp luật, “thì đương nhiên là xóa vĩnh viễn trang cũng như yêu cầu các chủ phòng livestream phải chịu trách nhiệm trước pháp luật” bởi những hành vi của mình.
Ngoài ra, nếu chứng minh được vi phạm trong livestream, Bộ Công Thương sẽ hoàn tất hồ sơ để chuyển cơ quan chức năng xem xét, xử lý theo quy định pháp luật.
Khó thu thuế livestream bán hàng 
Trước đó, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024, trả lời câu hỏi liên quan đến việc quản lý chống thất thu thuế với hoạt động thương mại điện tử, livestream bán hàng với doanh thu hàng tỷ đồng như thế nào, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi khẳng định: “Khi thực hiện livestream bán hàng trên mạng, tức là hoạt động này đã phát sinh doanh thu và thu nhập thì phải chịu sự điều chỉnh của các luật thuế, sắc thuế cũng như chịu sự quản lý giám sát của cơ quan thuế.”
Đối với hoạt động thương mại điện tử nói chung hay hoạt động livestream bán hàng trên mạng, ông Chi cho biết, hiện nay, Bộ Tài chính đang thực hiện quản lý và giám sát theo hai sắc thuế.
Cụ thể, nếu là cá nhân thực hiện hoạt động này, có phát sinh doanh thu và phát sinh thu nhập thì sẽ phải chịu thuế đối với thu nhập của bản thân điều chỉnh bởi Luật Thuế thu nhập cá nhân.
Đối với trường hợp các hộ kinh doanh gia đình thực hiện các hoạt động bán hàng này và có phát sinh doanh thu thì thực hiện quản lý và thu thuế theo quy định liên quan đến quản lý đối với hộ kinh doanh. Nếu hộ khoán thì nằm trong mức khoán thu thuế, nếu hộ có kê khai thì thực hiện theo hoạt động kê khai về thuế.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi, thương mại điện tử cũng như livestream bán hàng là hoạt động được phát sinh trong quá trình phát triển công nghệ thông tin. Thời gian qua, cơ quan thuế đã tập trung truyền thông với tất cả các đối tượng tham gia hoạt động này, để hiểu rõ các quy định về thuế. Từ đó, họ tự tiến hành kê khai và nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra, cơ quan thuế cũng tiến hành giám sát, kiểm tra hoạt động này với đối tượng là cá nhân và hộ kinh doanh.

Nữ tài xế nêu lý do 'khó đỡ' khi lùi xe trên cao tốc Long Thành-Dầu Giây

(Vietnamdaily) - Lực lượng CSGT đã lập biên bản nữ tài xế lái ô tô BKS 51K-352.61 có hành vi lùi xe trên cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây.
 
 

Nữ tài xế vô tình chạy lố qua lối rẽ nên lùi xe để vào lại cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây.

Doanh nghiệp ở Đà Lạt phản ánh lãnh đạo Cục Thuế Lâm Đồng 'nhũng nhiễu'

(Vietnamdaily) - Công ty CP Sao Đà Lạt vừa có đơn phản ánh lãnh đạo Cục Thuế Lâm Đồng có hành vi "nhũng nhiễu", yêu cầu truy thu thuế hơn 11 tỷ đồng.

Doanh nghiep o Da Lat phan anh lanh dao Cuc Thue Lam Dong 'nhung nhieu'
Đường hầm đất sét của công ty Sao Đà Lạt là địa điểm thu hút khác du lịch ở Đà Lạt 
Theo đơn phản ánh của Sao Đà Lạt, doanh nghiệp được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp chứng nhận đầu tư dự án Resort Dalat Star tại khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm vào năm 2008, bao gồm Đường hầm đất sét Đà Lạt - điểm tham quan nổi tiếng thu hút du khách.

Doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế trong 4 năm đầu tiên và được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng.

Tin mới