Kho tên lửa chống tăng Trung Quốc có gì?

Kho tên lửa chống tăng Trung Quốc có gì?

Tổ hợp tên lửa chống tăng điều khiển HJ-73 do Trung Quốc tự phát triển dựa trên tên lửa 9M14M của Liên Xô. HJ-73 đi vào phục vụ từ năm 1979 và cho tới ngày nay nó vẫn còn tiếp tục duy trì sử dụng.
Tổ hợp tên lửa chống tăng điều khiển HJ-73 do Trung Quốc tự phát triển dựa trên tên lửa 9M14M của Liên Xô. HJ-73 đi vào phục vụ từ năm 1979 và cho tới ngày nay nó vẫn còn tiếp tục duy trì sử dụng.
Tổ hợp tên lửa chống tăng HJ-73 gồm 3 thành phần chính: khối điều khiển; giá phóng và đạn tên lửa. Trong ảnh là khối điều khiển của tổ hợp HJ-73 trong một cuộc tập trận.
Tổ hợp tên lửa chống tăng HJ-73 gồm 3 thành phần chính: khối điều khiển; giá phóng và đạn tên lửa. Trong ảnh là khối điều khiển của tổ hợp HJ-73 trong một cuộc tập trận.
Đạn tên lửa HJ-73 nặng 11,3kg, dài 0,86m, đạt tầm bắn từ 500-3.000m, xuyên giáp dày hơn 500mm. Trong ảnh là binh sĩ Trung Quốc chuẩn bị cho quả đạn HJ-73.
Đạn tên lửa HJ-73 nặng 11,3kg, dài 0,86m, đạt tầm bắn từ 500-3.000m, xuyên giáp dày hơn 500mm. Trong ảnh là binh sĩ Trung Quốc chuẩn bị cho quả đạn HJ-73.
Biến thể HJ-73C sau này được cải tiến lắp đầu đạn cải tiến chuyên trị xe tăng bọc giáp phản ứng nổ ERA. Trong ảnh là đạn tên lửa HJ-73 đang rời bệ phóng.
Biến thể HJ-73C sau này được cải tiến lắp đầu đạn cải tiến chuyên trị xe tăng bọc giáp phản ứng nổ ERA. Trong ảnh là đạn tên lửa HJ-73 đang rời bệ phóng.
HJ-73 sử dụng hệ thống điều khiển hoàn toàn bằng tay, lệnh điều khiển truyền từ khối điều khiển tới đạn tên lửa qua dây dẫn. Trong suốt quá trình bắn, xạ thủ phải liên tục lái tên lửa kể từ khi rời bệ tới khi đánh vào mục tiêu thông qua cần lái nhỏ.
HJ-73 sử dụng hệ thống điều khiển hoàn toàn bằng tay, lệnh điều khiển truyền từ khối điều khiển tới đạn tên lửa qua dây dẫn. Trong suốt quá trình bắn, xạ thủ phải liên tục lái tên lửa kể từ khi rời bệ tới khi đánh vào mục tiêu thông qua cần lái nhỏ.
Tổ hợp tên lửa chống tăng vác vai hiện đại nhất Quân đội Trung Quốc HJ-8 do nước này tự phát triển dựa trên công nghệ 3 tên lửa chống tăng phương Tây gồm: BGM-71 TOW (Mỹ); MILAN (Pháp/Đức) và Swingfire (Anh).
Tổ hợp tên lửa chống tăng vác vai hiện đại nhất Quân đội Trung Quốc HJ-8 do nước này tự phát triển dựa trên công nghệ 3 tên lửa chống tăng phương Tây gồm: BGM-71 TOW (Mỹ); MILAN (Pháp/Đức) và Swingfire (Anh).
Tên lửa chống tăng HJ-8 đạt tầm bắn xa từ 100-3.000m, lắp đầu đạn chống tăng có khả năng xuyên giáp dày 800mm. HJ-8 sử dụng hệ dẫn đường bán tự động SACLOS (lệnh điều khiển truyền qua dây). Theo đó, sau khi đạn tên lửa rời bệ phóng, người điều khiển chỉ cần giữ tầm ngắm vào mục tiêu cho tới khi tên lửa đánh trúng.
Tên lửa chống tăng HJ-8 đạt tầm bắn xa từ 100-3.000m, lắp đầu đạn chống tăng có khả năng xuyên giáp dày 800mm. HJ-8 sử dụng hệ dẫn đường bán tự động SACLOS (lệnh điều khiển truyền qua dây). Theo đó, sau khi đạn tên lửa rời bệ phóng, người điều khiển chỉ cần giữ tầm ngắm vào mục tiêu cho tới khi tên lửa đánh trúng.
Hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển HJ-9 thiết kế đặt trên xe bọc thép bánh lốp WZ550 đem lại khả năng cơ động cao. HJ-9 có khả năng tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép trong điều kiện ban ngày và ban đêm, mọi điều kiện thời tiết.
Hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển HJ-9 thiết kế đặt trên xe bọc thép bánh lốp WZ550 đem lại khả năng cơ động cao. HJ-9 có khả năng tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép trong điều kiện ban ngày và ban đêm, mọi điều kiện thời tiết.
HJ-9 sử dụng công nghệ dẫn đường lade bán tự động, theo đó sĩ quan điều khiển tìm kiếm và khóa mục tiêu bằng kính ngắm quang học trong điều kiện ánh sáng ban ngày (cự ly 7km) hoặc kính ngắm nhiệt vào ban đêm. Sau khi tên lửa rời bệ phóng, xạ thủ tiếp giữ tầm ngắm vào mục tiêu cho tới khi tên lửa đánh trúng. Trong ảnh là xạ thủ điều khiển tên lửa ngồi trên xe.
HJ-9 sử dụng công nghệ dẫn đường lade bán tự động, theo đó sĩ quan điều khiển tìm kiếm và khóa mục tiêu bằng kính ngắm quang học trong điều kiện ánh sáng ban ngày (cự ly 7km) hoặc kính ngắm nhiệt vào ban đêm. Sau khi tên lửa rời bệ phóng, xạ thủ tiếp giữ tầm ngắm vào mục tiêu cho tới khi tên lửa đánh trúng. Trong ảnh là xạ thủ điều khiển tên lửa ngồi trên xe.
Hệ thống HJ-9 thiết kế với 4 đạn tên lửa trên bệ sẵn sàng bắn (và 8 đạn dự trữ). Đạn tên lửa đạt tầm bắn 5.000m, lắp đầu đạn kiểu 2 liều nổ cho phép công phá xe tăng bọc giáp phản ứng nổ (ERA). Trong ảnh là đạn tên lửa HJ-9 rời bệ phóng.
Hệ thống HJ-9 thiết kế với 4 đạn tên lửa trên bệ sẵn sàng bắn (và 8 đạn dự trữ). Đạn tên lửa đạt tầm bắn 5.000m, lắp đầu đạn kiểu 2 liều nổ cho phép công phá xe tăng bọc giáp phản ứng nổ (ERA). Trong ảnh là đạn tên lửa HJ-9 rời bệ phóng.