Khó đỡ cách Na Uy “vá” tàu chiến bị tàu hàng tông chìm

Khó đỡ cách Na Uy “vá” tàu chiến bị tàu hàng tông chìm

(Kiến Thức) - Lần đầu tiên kể từ sau tai nạn tàu hộ vệ Helge Ingstad, con tàu đã có thể tự nổi trên mặt nước với lớp vá không thể xấu hơn. Không rõ liệu nó có “đủ sức khỏe” trở lại phục vụ?

Sau một thời gian dài kéo về nhà máy sửa chữa hậu quả sau vụ tai nạn “kinh hoàng” khiến 1/3 thân tàu bị xé toạc, mới đây Na Uy đã “hoàn thành” việc “vá thân”  tàu chiến Helge Ingstad. Nguồn ảnh: Naval News
Sau một thời gian dài kéo về nhà máy sửa chữa hậu quả sau vụ tai nạn “kinh hoàng” khiến 1/3 thân tàu bị xé toạc, mới đây Na Uy đã “hoàn thành” việc “vá thân” tàu chiến Helge Ingstad. Nguồn ảnh: Naval News
Tuy nhiên, trông vào vết vá của nhà máy Na Uy thì thật khó hiểu về công nghệ sửa chữa tiên tiến châu Âu. Vết vá theo một cách “nham nhở, xấu thậm tệ”, như kiểu ghép miếng thép vào để ngăn nước tràn. Dù cho nhờ vết vá con tàu có thể tự nổi, thế nhưng để đi biển trở lại thì không hề dễ dàng. Nguồn ảnh: Popular Mechanics
Tuy nhiên, trông vào vết vá của nhà máy Na Uy thì thật khó hiểu về công nghệ sửa chữa tiên tiến châu Âu. Vết vá theo một cách “nham nhở, xấu thậm tệ”, như kiểu ghép miếng thép vào để ngăn nước tràn. Dù cho nhờ vết vá con tàu có thể tự nổi, thế nhưng để đi biển trở lại thì không hề dễ dàng. Nguồn ảnh: Popular Mechanics
Trước đó, vào ngày 8/11/2018, trong khi đang di chuyển trên vịnh Hollefjorden, tàu hộ vệ Helge Ingstad đã va chạm với tàu chở dầu Sola TS mang quốc tịch Malta lúc 4h sáng giờ địa phương. Nguồn ảnh: Reddit
Trước đó, vào ngày 8/11/2018, trong khi đang di chuyển trên vịnh Hollefjorden, tàu hộ vệ Helge Ingstad đã va chạm với tàu chở dầu Sola TS mang quốc tịch Malta lúc 4h sáng giờ địa phương. Nguồn ảnh: Reddit
Các tàu kéo Na Uy sau đó nỗ lực đẩy chiến hạm này vào vùng nước nông khoảng 30m để nó mắc cạn tại khu vịnh hẹp nhằm giúp con tù không bị chìm ở vùng biển sâu. Nguồn ảnh: Norway Today
Các tàu kéo Na Uy sau đó nỗ lực đẩy chiến hạm này vào vùng nước nông khoảng 30m để nó mắc cạn tại khu vịnh hẹp nhằm giúp con tù không bị chìm ở vùng biển sâu. Nguồn ảnh: Norway Today
Tuy nhiên, mọi chuyện lại càng tồi tệ hơn do vết thương quá lớn chiếm tới 1,3 chiều dài thân tàu khiến nó từ từ lật nghiêng. Nguồn ảnh: Reddit Nguồn ảnh: Navva
Tuy nhiên, mọi chuyện lại càng tồi tệ hơn do vết thương quá lớn chiếm tới 1,3 chiều dài thân tàu khiến nó từ từ lật nghiêng. Nguồn ảnh: Reddit
Nguồn ảnh: Navva
Nước từ từ dần xâm lấn vào chiếc tàu chiến trị giá hàng trăm triệu USD mà không cách gì cứu vãn. Nguồn ảnh: USNI News
Nước từ từ dần xâm lấn vào chiếc tàu chiến trị giá hàng trăm triệu USD mà không cách gì cứu vãn. Nguồn ảnh: USNI News
Sau vài ngày, Helge Ingstad chìm hẳn trong làn nước biển giá buốt, chỉ còn nổi lên phần cột buồm đặt hệ thống radar AN/SPY-1.Nguồn ảnh: Norway Today
Sau vài ngày, Helge Ingstad chìm hẳn trong làn nước biển giá buốt, chỉ còn nổi lên phần cột buồm đặt hệ thống radar AN/SPY-1.Nguồn ảnh: Norway Today
Phải mất hơn 3 tháng sau, Hải quân Na Uy mới có thể trục vợt con tàu và tiến hành khôi phục nó. Tuy vậy, theo một số nguồn tin chi phí hồi phục rất cao do hầu hết trang bị nằm dưới đáy biển sẽ bị phá hủy dù là thời gian ngắn. Theo nguồn tin không chính thức, Hải quân Na Uy không loại trừ khả năng loại biên chế con tàu, lấy linh kiện còn dùng được để làm dự trữ cho 3 tàu còn lại. Nguồn ảnh: Wikipedia
Phải mất hơn 3 tháng sau, Hải quân Na Uy mới có thể trục vợt con tàu và tiến hành khôi phục nó. Tuy vậy, theo một số nguồn tin chi phí hồi phục rất cao do hầu hết trang bị nằm dưới đáy biển sẽ bị phá hủy dù là thời gian ngắn. Theo nguồn tin không chính thức, Hải quân Na Uy không loại trừ khả năng loại biên chế con tàu, lấy linh kiện còn dùng được để làm dự trữ cho 3 tàu còn lại. Nguồn ảnh: Wikipedia
HNoMS Helge Ingstad là một trong 5 tàu hộ vệ lớp Fridtjof Nansen hiện đại nhất Hải quân Na Uy. Con tàu được khởi đóng ngày 28/4/2006, hạ thủy ngày 23/11/2007 và biên chế ngày 29/9/2009. Nguồn ảnh: Wikipedia
HNoMS Helge Ingstad là một trong 5 tàu hộ vệ lớp Fridtjof Nansen hiện đại nhất Hải quân Na Uy. Con tàu được khởi đóng ngày 28/4/2006, hạ thủy ngày 23/11/2007 và biên chế ngày 29/9/2009. Nguồn ảnh: Wikipedia
Fridtjof Nansen là một trong những lớp tàu hộ vệ "hiếm hoi" trên thế giới được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tối tân của Mỹ. Tuy nhiên, việc tích hợp hệ thống tên lửa phòng không tầm trung RIM-162 ESSM khiến khả năng phòng không của nó là không quá mạnh mẽ. Nguồn ảnh: Youtube
Fridtjof Nansen là một trong những lớp tàu hộ vệ "hiếm hoi" trên thế giới được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tối tân của Mỹ. Tuy nhiên, việc tích hợp hệ thống tên lửa phòng không tầm trung RIM-162 ESSM khiến khả năng phòng không của nó là không quá mạnh mẽ. Nguồn ảnh: Youtube
Lớp tàu có lượng giãn nước toàn tải 5.290 tấn, dài 134m, dự trữ hành trình hơn 8.000km, thủy thủ đoàn 120 người. Con tàu được thiết kế rất "bắt mắt", tối ưu cao cho khả năng tàng hình. Một chiếc tàu có giá ước tính nửa tỷ USD.
Lớp tàu có lượng giãn nước toàn tải 5.290 tấn, dài 134m, dự trữ hành trình hơn 8.000km, thủy thủ đoàn 120 người. Con tàu được thiết kế rất "bắt mắt", tối ưu cao cho khả năng tàng hình. Một chiếc tàu có giá ước tính nửa tỷ USD.
Về hệ thống vũ khí, con tàu được trang bị: 32 tên lửa phòng không tầm trung ESSM; 8 tên lửa diệt hạm NSM; 4 ống phóng ngư lôi 324mm; một pháo hạm 76mm và 3 đại liên 12,7mm. Nguồn ảnh: seaforces
Về hệ thống vũ khí, con tàu được trang bị: 32 tên lửa phòng không tầm trung ESSM; 8 tên lửa diệt hạm NSM; 4 ống phóng ngư lôi 324mm; một pháo hạm 76mm và 3 đại liên 12,7mm. Nguồn ảnh: seaforces
Video Na Uy tháo dỡ vũ khí từ tàu hộ vệ Helge Ingstad "xấu số". Nguồn: Dagbladet TV

GALLERY MỚI NHẤT