Khiếp sợ sức mạnh tên lửa V-2 của Đức trong CTTG 2

Khiếp sợ sức mạnh tên lửa V-2 của Đức trong CTTG 2

(Kiến Thức) - Thật may là Hitler không hứng thú lắm với tên lửa V-2, nếu không lịch sử cuộc đại chiến lần 2 có thể đã thay đổi.

 Tên lửa V-2 hay Vergeltungswaffe 2 có nghĩa là "Sự trả thù 2" được những kỹ sư Đức chế tạo với mục tiêu nhằm tiêu diệt những thành phố lớn mà không cần sử dụng đến máy bay ném bom. Đặc biệt là các thành phố ở Anh, khi mà không quân nước này quá giỏi và lực lượng phòng không chi chít khiến không quân Đức phải chật vật với mỗi phi vụ ném bom vào lãnh thổ Anh. Nguồn ảnh: Follower.
Tên lửa V-2 hay Vergeltungswaffe 2 có nghĩa là "Sự trả thù 2" được những kỹ sư Đức chế tạo với mục tiêu nhằm tiêu diệt những thành phố lớn mà không cần sử dụng đến máy bay ném bom. Đặc biệt là các thành phố ở Anh, khi mà không quân nước này quá giỏi và lực lượng phòng không chi chít khiến không quân Đức phải chật vật với mỗi phi vụ ném bom vào lãnh thổ Anh. Nguồn ảnh: Follower.
Được phát triển tách biệt so với bản tên lửa V-1 trước đây, V-2 có ngoại hình tương tự như các tên lửa hiện đại ngày nay với trọng lượng lên tới 12 tấn rưỡi, dài 14 mét, sử dụng nhiên liệu lỏng và có tầm bắn lên tới 320 km. V-2 được xem là "tổ tiên" của tên lửa đạn đạo được phát triển rộng rãi sau năm 1945. Nguồn ảnh: Inet.
Được phát triển tách biệt so với bản tên lửa V-1 trước đây, V-2 có ngoại hình tương tự như các tên lửa hiện đại ngày nay với trọng lượng lên tới 12 tấn rưỡi, dài 14 mét, sử dụng nhiên liệu lỏng và có tầm bắn lên tới 320 km. V-2 được xem là "tổ tiên" của tên lửa đạn đạo được phát triển rộng rãi sau năm 1945. Nguồn ảnh: Inet.
Có tốc độ bay tối đa lên tới 5.700 km/h và tốc độ va chạm tối đa đạt 2.800 km/h (lý thuyết). Kèm theo đó là bệ phóng di động giúp nó có khả năng triển khai phóng từ bất cứ đâu. Nguồn ảnh: Overrea.
Có tốc độ bay tối đa lên tới 5.700 km/h và tốc độ va chạm tối đa đạt 2.800 km/h (lý thuyết). Kèm theo đó là bệ phóng di động giúp nó có khả năng triển khai phóng từ bất cứ đâu. Nguồn ảnh: Overrea.
Hệ thống dẫn đường của quả tên lửa đạn đạo đầu tiên trên thế giới này cực kỳ thô sơ nhưng nó cũng là sáng tạo rất thông minh của các kỹ sư Đức thời bấy giờ. Theo đó, hệ thống dẫn đường sẽ có 3 bộ phận bao gồm một bộ phận đo quãng đường đi được, bộ phận con quay hồi chuyển giúp định hướng bay (theo hướng đông-tây-nam-bắc chia 360 độ) và cuối cùng là bộ phận ngắt nhiên liệu. Nguồn ảnh: BBC.
Hệ thống dẫn đường của quả tên lửa đạn đạo đầu tiên trên thế giới này cực kỳ thô sơ nhưng nó cũng là sáng tạo rất thông minh của các kỹ sư Đức thời bấy giờ. Theo đó, hệ thống dẫn đường sẽ có 3 bộ phận bao gồm một bộ phận đo quãng đường đi được, bộ phận con quay hồi chuyển giúp định hướng bay (theo hướng đông-tây-nam-bắc chia 360 độ) và cuối cùng là bộ phận ngắt nhiên liệu. Nguồn ảnh: BBC.
Cách thức sử dụng rất đơn giản, các kỹ sư sẽ tính toán quãng đường từ bệ phóng tới mục tiêu, sau đó nhập tham số vào bộ đếm quãng đường (tương tự như công-tơ-mét trên xe máy) rồi phóng, tên lửa định hướng bằng con quay hồi chuyển, đến khi bộ đếm quãng đường đạt đến con số đã cài đặt trước nó sẽ tự động ngắt nhiên liệu của quả tên lửa khiến cả quả tên lửa rơi tự do xuống mục tiêu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cách thức sử dụng rất đơn giản, các kỹ sư sẽ tính toán quãng đường từ bệ phóng tới mục tiêu, sau đó nhập tham số vào bộ đếm quãng đường (tương tự như công-tơ-mét trên xe máy) rồi phóng, tên lửa định hướng bằng con quay hồi chuyển, đến khi bộ đếm quãng đường đạt đến con số đã cài đặt trước nó sẽ tự động ngắt nhiên liệu của quả tên lửa khiến cả quả tên lửa rơi tự do xuống mục tiêu. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mặc dù cực kỳ thông minh như vậy nhưng do đo đạc đường bay bằng... mắt và thước kể trên bản đồ, chưa kể đến các yếu tố khác như gió, thời tiết,... nên hệ thống dẫn đường đầu tên lửa đầu tiên trên thế giới này có vẻ tỏ ra kém hiệu quả với sai số cực kỳ lớn và khoảng cách bắn tới mục tiêu càng xa, sai số càng tăng, đôi khi lệch mục tiêu cả... trăm kilomet. Nguồn ảnh: Deutsche.
Mặc dù cực kỳ thông minh như vậy nhưng do đo đạc đường bay bằng... mắt và thước kể trên bản đồ, chưa kể đến các yếu tố khác như gió, thời tiết,... nên hệ thống dẫn đường đầu tên lửa đầu tiên trên thế giới này có vẻ tỏ ra kém hiệu quả với sai số cực kỳ lớn và khoảng cách bắn tới mục tiêu càng xa, sai số càng tăng, đôi khi lệch mục tiêu cả... trăm kilomet. Nguồn ảnh: Deutsche.
Mặc dù vậy, các chuyên gia quân sự nhận định do chương trình tên lửa này ra đời quá muộn và đặc biệt là Hitler có vẻ không hứng thú lắm với tên lửa tự động nên chương trình này bị đình trệ đến cuối chiến tranh mới hoàn thành và nó không có bất cứ một ý nghĩa chiến lược nào vào thời điểm ra đời (đầu năm 1945, chỉ vài tháng trước khi nước Đức đầu hàng). Nguồn ảnh: WWII.
Mặc dù vậy, các chuyên gia quân sự nhận định do chương trình tên lửa này ra đời quá muộn và đặc biệt là Hitler có vẻ không hứng thú lắm với tên lửa tự động nên chương trình này bị đình trệ đến cuối chiến tranh mới hoàn thành và nó không có bất cứ một ý nghĩa chiến lược nào vào thời điểm ra đời (đầu năm 1945, chỉ vài tháng trước khi nước Đức đầu hàng). Nguồn ảnh: WWII.
Nếu ra đời sớm hơn có lẽ nó đã trở thành một cơn ác mộng với người Anh khi mà chi phí chế tạo chỉ vào khoảng 50.000 Mác Đức, nghĩa là đắt gấp đôi một quả ngư lôi trên tàu ngầm U. Với giá quá "bèo" như vậy người Đức thừa sức phóng cả trăm quả cùng một lúc để bù lại độ sai lệch quá lớn của hệ thống dẫn đường. Nếu điều đó xảy ra, có lẽ lịch sử của toàn bộ nhân loại đã thay đổi. Nguồn ảnh: Wallstreet.
Nếu ra đời sớm hơn có lẽ nó đã trở thành một cơn ác mộng với người Anh khi mà chi phí chế tạo chỉ vào khoảng 50.000 Mác Đức, nghĩa là đắt gấp đôi một quả ngư lôi trên tàu ngầm U. Với giá quá "bèo" như vậy người Đức thừa sức phóng cả trăm quả cùng một lúc để bù lại độ sai lệch quá lớn của hệ thống dẫn đường. Nếu điều đó xảy ra, có lẽ lịch sử của toàn bộ nhân loại đã thay đổi. Nguồn ảnh: Wallstreet.

GALLERY MỚI NHẤT