Khi yết kiến vua, vì sao các quan đại thần thường phất hai ống tay áo?

Hành động phủi tay áo trước khi khấu kiến vua mang ý nghĩa chính là thể hiện sự thành kính.

Khi yết kiến vua, vì sao các quan đại thần thường phất hai ống tay áo?

Nhà Thanh sau khi được người Mãn Châu thành lập đã đã tiếp nhận đáng kể văn hóa từ người Hán, trong đó có trang phục vẫn tồn tại rất nhiều điều mâu thuẫn và khác biệt.

Khi yet kien vua, vi sao cac quan dai than thuong phat hai ong tay ao?
Khi yết kiến vua, vì sao các quan đại thần triều Thanh thường phất hai ống tay áo?

Tổ tiên nhà Thanh là bộ lạc du mục sống ở phương Bắc lạnh giá, ngày ngày cưỡi ngựa săn bắn. Chính bởi đặc tính này mà trang phục của người Thanh thường được thiết kế dày và dài, cổ tay áo thiết kế theo hình móng ngựa vừa giữ ấm cổ tay, vừa dễ dàng giương cung bắn.

Tuy nhiên, sau khi người Mãn tiến vào vùng đồng bằng trung tâm, văn hóa của hai tộc người đã có sự tiếp biến sau hàng trăm năm. Trang phục người Mãn cũng bắt đầu có sự kết hợp của các yếu tố Hán, thay đổi lớn nhất là tay áo rộng hơn.

Khi yet kien vua, vi sao cac quan dai than thuong phat hai ong tay ao?-Hinh-2

Về việc lễ nghi khi diện kiến vua, chỉ có triều Thanh mới xuất hiện hành động phất hai ống tay áo này, dù kiểu tay áo rộng không chỉ độc quyền ở thời nhà Thanh. Vì sao hành động này lại trở thành một điều không thể thiếu khi gặp vua, chúng mang ý nghĩa gì?

Trên thực tế, có ba lý do:

Lý do đầu tiên:

Hành động phất hai ống tay áo thực chất là một kiểu thể hiện sự tôn trọng văn hóa của người Hán. Khi người Mãn Châu cai trị Thanh triều, họ vẫn giữ nguyên đặc điểm về cổ tay áo trên trang phục của các đại thần lẫn thái giám nhằm nhắc nhở con cháu nhà Thanh luôn ghi nhớ về quá khứ của tổ tiên.

Khi yet kien vua, vi sao cac quan dai than thuong phat hai ong tay ao?-Hinh-3

Hơn nữa, ý nghĩa đằng sau của hành động này là phủi sạch bụi trần trên cơ thể, thể hiện sự tôn kính với người mà mình đang hành lễ.

Lý do thứ hai:

Phất ống tay áo còn để chứng minh với hoàng thượng rằng mình không mang theo vũ khí, vì tay áo của người xưa được khâu bằng túi, trong có thể để các vật dụng. Để đề phòng âm mưu đặt vũ khí dao găm trong ống tay áo, âm mưu giết vua, nên những người trong triều đại nhà Thanh đã chứng minh rằng không có gì trong tay áo của họ bằng cách phất tay áo của họ. Điều này cũng biểu hiện lòng trung thành của các quan đại thần đối với hoàng thượng.

Khi yet kien vua, vi sao cac quan dai than thuong phat hai ong tay ao?-Hinh-4

Lý do thứ ba:

Lý do quan trọng nhất để phất ống tay áo là để cho hoàng đế thấy rằng mình là người ngay thẳng và trung thực. Các quan chức thời xưa đặc biệt chú ý đến khía cạnh này. Việc phất hai ống tay áo không chỉ làm cử chỉ chầu vua thêm trang trọng, đẹp mắt mà còn thể hiện phẩm giá của bề tôi.

Người trực tiếp tịnh thân cho trẻ em thành thái giám là ai?

Trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, các thường dân muốn trở thành thái giám, vào cung hưởng bổng lộc thì trước hết phải trải qua quá trình

Người trực tiếp tịnh thân cho trẻ em thành thái giám là ai?

Vào thời vua Quang Tự (1871-1908) nhà Thanh, kinh thành Bắc Kinh đã xuất hiện nghề làm tịnh thân sư - là những người chuyên "phẫu thuật" cắt bỏ bộ phận sinh dục cho kẻ sắp trở thành thái giám. Trong đó nổi tiếng nhất là hai tịnh thân sư Ngũ Tất ở ngõ Hội Kế Ti, đường Nam Trường và Tiểu Đao Lưu ở ngõ Phương Chuyên, Địa An Môn Nội.

Mỗi năm có 4 quý, là 4 đợt họ gửi những đứa trẻ "thành phẩm" cho Tổng Quản Nội Vụ Phủ. Trách nhiệm của bọn họ là mỗi đợt sẽ cung cấp 40 tiểu thái giám đã được tịnh thân thành công, như vậy mỗi năm tổng cộng là một trăm sáu mươi thái giám nhỏ tuổi.

Nữ nhân được Hoàng đế Đạo Quang yêu thích nhưng bị thất sủng là ai?

Không một ai dám tin vinh sủng của bà lại có thể thay đổi nhanh chóng đến vậy.

Nữ nhân được Hoàng đế Đạo Quang yêu thích nhưng bị thất sủng là ai?

Người xưa có câu, gần vua như gần hổ dữ, ở cạnh Hoàng đế có thể dễ dàng có được vinh hoa phú quý nhưng cũng có thể gặp rắc rối khôn lường. Đối với những nữ nhân vốn không có địa vị trong xã hội Trung Hoa xưa, nếu muốn thay đổi cuộc đời thì nhất định phải tiến cung, dựa vào sự sủng ái của Hoàng đế để có quyền lực và cuộc sống an nhàn. 

Người tịnh thân cho trẻ em thành thái giám nổi tiếng nhất triều Thanh

Trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, các thường dân muốn trở thành thái giám, vào cung hưởng bổng lộc thì trước hết phải trải qua quá trình tịnh thân. 

Người tịnh thân cho trẻ em thành thái giám nổi tiếng nhất triều Thanh

Vào thời vua Quang Tự (1871-1908) nhà Thanh, kinh thành Bắc Kinh đã xuất hiện nghề làm tịnh thân sư - là những người chuyên "phẫu thuật" cắt bỏ bộ phận sinh dục cho kẻ sắp trở thành thái giám. Trong đó nổi tiếng nhất là hai tịnh thân sư Ngũ Tất ở ngõ Hội Kế Ti, đường Nam Trường và Tiểu Đao Lưu ở ngõ Phương Chuyên, Địa An Môn Nội.

Mỗi năm có 4 quý, là 4 đợt họ gửi những đứa trẻ "thành phẩm" cho Tổng Quản Nội Vụ Phủ. Trách nhiệm của bọn họ là mỗi đợt sẽ cung cấp 40 tiểu thái giám đã được tịnh thân thành công, như vậy mỗi năm tổng cộng là một trăm sáu mươi thái giám nhỏ tuổi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới