Khí tài Lữ đoàn HQĐB Việt Nam mạnh cỡ nào? (kỳ 1)

(Kiến Thức) - Lữ đoàn Hải quân đánh bộ Việt Nam là một đơn vị đa binh chủng, với khả năng tấn công cực mạnh, xứng đáng là "mũi nhọn" đổ bộ của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Khí tài Lữ đoàn HQĐB Việt Nam mạnh cỡ nào? (kỳ 1)

Xe tăng lội nước PT-76

Xe tăng lội nước PT-76 được phát triển một thời gian ngắn sau chiến tranh Thế giới thứ 2 và gia nhập biên chế Quân đội Liên Xô năm 1954, nó được định nghĩa đầy đủ là “xe tăng lội nước hạng nhẹ” với kíp lái 3 người và có thể lội (hay bơi) qua các vùng nước sâu để tiếp cận mục tiêu. PT-76 được sử dụng rộng rãi trong quân đội các nước khối Warsaw và các quốc gia thân thân thiện với Liên Xô.
Lúc đầu, PT-76 được sử dụng như là xe tăng trinh sát tiêu chuẩn của khối Warsaw. Mặc dù sau đó nó đã bị thay thế trong các đơn vị tiền phương bởi BMP-1 và BMP-1976, nó vẫn được sử dụng trong các đại đội, tiểu đoàn trinh sát của các sư đoàn bộ binh cơ giới, xe tăng cũng như lực lượng Hải quân đánh bộ.
Bên cạnh chức năng trinh sát, PT-76 còn được dùng để tiếp cận mục tiêu qua địa hình nước trong đợt tấn công đầu tiên, dùng pháo bắn thẳng nhằm thiết lập đầu cầu. Động cơ V-6 công suất 240 mã lực giúp PT-76 đạt tốc độ tối đa 44km/h và dự trữ hành trình 260km, và bên cạnh đó là hai động cơ chuyên bơi dưới nước giúp xe đạt tốc độ 10km/h với tầm bơi tối đa 100km.
PT-76 diễn tập với lính Hải quân đánh bộ Việt Nam.
PT-76 diễn tập với lính Hải quân đánh bộ Việt Nam.
Vũ khí của PT-76 đúng theo “chuẩn” từ thời chiến tranh Thế giới thứ 2 với pháo chính 76,2mm tầm hiệu quả khoảng 1.500m, gắn trên tháp pháo có góc nâng từ -4° đến +30° và bắn các loại đạn pháo tiêu chuẩn sau: Từ đạn nổ đến đạn xuyên giáp AP-T và đạn nổ mảnh HE-Frag, chỉ có thể hạ các mục tiêu bọc giáp mỏng hoặc xe bọc thép.
Ngoài ra PT-76 còn có một khẩu khẩu súng máy đồng trục 7,62mm và khi cần có thể lắp đại liên 12,7mm lên tháp pháo (PT-76 của Việt Nam đã thực hiện điều này và bắn rơi máy bay phản lực Mỹ).
Về thiết kế, PT-76 có nhiều điểm tương đồng với xe bọc thép BTR-50P, tên lửa phòng không di động SA-6 Gainful và pháo phòng không tự hành ZSU-23-4. Thùng dầu dự trữ có thể mang trên xe để tăng tầm hoạt thêm 110km lên 370km.
PT-76 Hải quân đánh bộ sẵn sàng lên tàu chi viện cho đảo xa.
 PT-76 Hải quân đánh bộ sẵn sàng lên tàu chi viện cho đảo xa.
Ưu điểm lớn nhất của PT-76 dĩ nhiên là khả năng lội nước không cần chuẩn bị trước của nó bên cạnh các nhược điểm như không có hệ thống phòng chống vũ khí hủy diệt lớn NBC, kích cỡ khá to và giáp mỏng. Ngoài ra, góc hạ pháo thấp khiến nó không thể bắn từ trên cao xuống một cách hiệu quả. Giáp mỏng (thân xe chỗ giáp dày nhất là 14mm và tháp pháo dày nhất là 17mm) cũng có thể bị xuyên thủng bởi đạn 12,7mm xuyên giáp. Kíp lái 3 người khiến trưởng xe cũng phải làm các chức năng của pháo thủ, khiến khả năng quan sát tổng thể của trưởng xe bị giảm đi.
Tổng số PT-76 được xuất xưởng vào khoảng 7.000 chiếc, chiếc PT-76 cuối cùng gia nhập biên chế trong Quân đội Liên Xô là vào năm 1967, trong khi Trung Quốc sản xuất phiên bản xe tăng này với pháo 85mm mà ta hay gọi là PT-85. Phiên bản của Việt Nam đa phần là mẫu PT-76 với pháo 76mm D-56TM có loa giảm giật và bọng hút khói.
Bơi nước tốt là một ưu điểm của PT-76.
Bơi nước tốt là một ưu điểm của PT-76.
Trong biên chế Lữ đoàn Hải quân đánh bộ Việt Nam, sẽ có 1 tiểu đoàn xe tăng sử dụng PT-76 với nhiệm vụ là "nắm đấm" chính của Lữ đoàn trong nhiệm vụ đột kích, khả năng bơi nước của nó rất cần thiết với môi trường hoạt động chủ yếu đổ bộ từ biển vào của lực lượng Hải quân đánh bộ, là nắm đấm đầu tiên của Lữ đoàn và yểm hộ cho thê đội xe bọc thép BTR-60PB đi sau chở lính Hải quân Đánh bộ xác lập đầu cầu. Tiểu đoàn PT-76 sẽ sử dụng pháo lẫn súng máy của mình dập tắt các hỏa điểm gần khu đổ bộ, phản kích bộ binh và tăng thiết giáp đối phương khi chúng muốn chiếm lại bàn đạp của ta.
Phối hợp đổ bộ từ tàu "há mồm" lữ đoàn tàu vận tải 125.
Phối hợp đổ bộ từ tàu "há mồm" lữ đoàn tàu vận tải 125.
Tuy nhiên, việc Hải quân đánh bộ sử dụng PT-76 đơn giản là rất cố gắng vì PT-76 đã rất lạc hậu so với các loại xe tăng lội nước của các nước trong khu vực như ZLT-05 của Trung Quốc, loại xe với pháo chính 105mm lẫn các hệ thống quan sát, ngắm bắn hiện đại hay BMP-3F của Indonesia.
Mặc dù vậy, các Lữ đoàn Hải quân đánh bộ với các xe tăng PT-76 bóng loáng, nằm chờ hàng dài trong các nhà kho luôn sẵn sàng nhận lệnh bảo vệ biển đảo của Tổ quốc, trong mỗi Lữ đoàn luôn có ít nhất một đại đội tăng bên cạnh các tiểu đoàn lính Hải quân đánh bộ luôn trong tư thế trực chiến làm nhiệm vụ CV (chi viện).
Xung kích đi đầu trong đổ bộ.
Xung kích đi đầu trong đổ bộ.

Thông số kỹ thuật

Năm biên chế đầu tiên: 1954

Kíp lái: 3 người

Dài Cao Rộng(m): 6,91x2,26x3,14

Tốc độ tối đa: 44km/h

Dự trữ hành trình: 260km

Hệ thống bảo vệ NBC: Không

Vũ khí: Pháo 76mm tốc độ bắn 6-8 viên/phút và súng máy 7,62mm

Xe bọc thép lội nước chở quân BTR-60PB

Xe bọc thép 8 bánh BTR-60 được ra đời nhằm thay thế cho loại BTR-152 của những năm 1950. BTR-60 là một bước phát triển vượt bậc trên nhiều phương diện, có thể nói là cách mạng trong thực tế. Nó cung cấp cho Quân đội Liên Xô một phương tiện cực kì cơ động trên mọi địa hình lẫn khả năng bơi nước tốt, bảo vệ tốt cho binh sĩ trong xe lẫn hỏa lực không hề yếu.
Thiết kế được xem là mẫu BTR đầu tiên trong dòng họ BTR danh tiếng vốn sẽ là dòng xe bọc thép chủ lực của Liên Xô/Nga đến thế kỉ 21. BTR-60 được giới thiệu vào tháng 12/1959 và gia nhập biên chế năm 1960 (nên được đặt tên là BTR-60), với khoảng 25.000 chiếc được sản xuất tại Liên Xô đến năm 1976.
BTR-60 của lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147.
BTR-60 của lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147.
Thiết kế của BTR-60, rút kinh nghiệm từ những khuyết điểm của các mẫu BTR-152 và BTR-40 sau chiến tranh Thế giới thứ 2, nằm trong chương trình tái tổ chức đội hình quân đội Liên Xô. BTR-60 sau đó được biên chế nằm chung đội hình với xe thiết giáp tấn công bánh xích BMP-1. Thiết kế của BTR-60 được ghi công cho V.A. Dedkov trong khi chữ “BTR” viết tắt từ chữ “BronTRanspoter” có nghĩa là “xe bọc thép vận chuyển”.
Thời điểm ra đời, BTR-60 mang những ưu điểm tốt nhất mà một chiếc APC (xe bọc thép chở quân) có thể có: Giáp thép bọc toàn thân, tháp pháo đặt giữa thân xe, bốn bánh lốp to mỗi bên. Khối lượng BTR-60 vào khoảng 14,1 tấn với kíp lái tiêu chuẩn 3 người và khoang chở lính đặt ở giữa xe. Giáp xe khá mỏng, khoảng 5mm ở cửa hông và dày 10mm ở tháp pháo.
BTR-60 của lữ đoàn Hải quân đánh bộ 101.
BTR-60 của lữ đoàn Hải quân đánh bộ 101.
BTR-60 sử dụng 2 động cơ GAZ-40P cho công suất tổng cộng 180 mã lực. Động cơ đặt ở đuôi xe khiến cửa ra vào của tốp lính bộ binh phải đặt trên nóc, động cơ của BTR-60 giúp xe đạt tốc độ tối đa 80km/h trên đường nhựa và dự trữ hành trình 600km. BTR-60 được thiết kế để bơi nước toàn diện (như nhiều xe khác của quân đội Liên Xô cho trang bị của họ trên chiến trường Châu Âu), tốc độ bơi của nó là 10km/h nhờ hai hệ thống bơi nước chuyên dụng sau đuôi.
Phiên bản BTR-60 được đưa vào biên chế Liên Xô năm 1960 là mẫu BTR-60P, nó chở được 16 lính và gắn súng máy 7,62mm. Tuy vậy thì việc không bọc giáp nóc khiến cho khả năng bảo vệ kíp lái lẫn binh sĩ theo xe bằng 0 nên nhanh chóng được thay thế bằng mẫu BTR-60PA với thông số y hệt, chỉ khác là nóc xe đã được bọc giáp, về sau BTR-60PA được lắp thêm đại liên 12,7mm DShK 1938/46 với 500 viên, đặt tên là BTR-60PA-1.
Tiếp theo sau là phiên bản BTR-60PAI với tháp pháo gắn trọng liên 14,5mm KVPT và súng máy đồng trục 7,62mm, cuối cùng là mẫu BTR-60PB với sự khác biệt ở chỗ kíp lính theo xe giảm từ 16 xuống 14 người, ngược lại pháo thủ sẽ có thêm kính ngắm, đây là phiên bản BTR-60 có trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Hải quân đánh bộ Việt Nam lên đường.
Hải quân đánh bộ Việt Nam lên đường.
Có hơn 40 quốc gia trên thế giới sử dụng BTR-60 với rất nhiều biến thể vẫn hữu dụng cho đến ngày nay và thực sự đây là một loại xe thiết giáp thành công trong lịch sử chiến tranh Lạnh.
BTR-60 được sử dụng nhiều trong Quân đội Việt Nam trong các đơn vị “thiện chiến”, có thể kể đến như Lữ đoàn 144 “Cận vệ thép” hay Bộ tư lệnh thủ đô và đặc biệt là trong Hải quân. Tiểu đoàn tăng thiết giáp thứ 2 của một Lữ đoàn Hải quân đánh bộ sử dụng BTR-60PB, sẽ chở bộ đội đổ bộ từ tàu, tiếp cận mục tiêu theo sau PT-76 đột kích, giáp bảo vệ và hỏa lực súng máy đi kèm sẽ bảo vệ bộ đội khỏi hỏa lực súng máy và mảnh pháo trong quá trình đổ bộ.
Có thể nói, với lực lượng 2 tiểu đoàn trong đội hình 7 tiểu đoàn hỗn hợp của Lữ đoàn Hải quân đánh bộ, PT-76 và BTR-60 là nắm đấm thép cơ giới hóa thể hiện sức mạnh cơ động và đặc thù tác chiến trên biển. Các đơn vị BTR-60, cũng nằm trong lực lượng sẵn sàng chiến đấu, làm nhiệm vụ CV của Lữ đoàn.
Những người lính với trang bị hiện đại của hải quân quanh chiếc xe bọc thép BTR-60.
Những người lính với trang bị hiện đại của hải quân quanh chiếc xe bọc thép BTR-60.
Hiện nay, không nhiều đơn vị biên chế xe tăng, xe bọc thép cạnh bộ binh trong đội hình Trung/Lữ đoàn, điều đó cho thấy mặc dù trang bị không phải hiện đại (PT-76 hay BTR-60 đều là công nghệ của những năm 1950-1960) nhưng cơ cấu Lữ đoàn Hải quân đánh bộ Việt Nam là một nắm đấm cơ giới cực mạnh, bên cạnh các loại vũ khí bộ binh thuộc hàng hiện đại nhất (Tavor, trung liên Negev, PKMS, bắn tỉa Galil hay súng chống tăng Matador). Hơn thế nữa, Lữ đoàn này còn được biên chế các tiểu đoàn pháo hỏa lực mạnh mẽ như 152mm hay 130mm, sẽ được nói đến ở kì sau.
BTR-60 song hành cùng PT-76 trong diễn tập.
BTR-60 song hành cùng PT-76 trong diễn tập.

Thông số kỹ thuật

Năm biên chế đầu tiên: 1960

Kíp lái (người): 3 + 14 binh sĩ theo xe

Dài Cao Rộng(m): 7,54x2,8x2,32

Tốc độ tối đa: 80km/h

Dự trữ hành trình: 600km

Hệ thống bảo vệ NBC: Có

Kính ngắm: Kính hồng ngoại cho trưởng xe và lái xe.

Vũ khí: Súng máy 14,5mm và súng máy 7,62mm

Oai hùng Hải quân Đánh bộ Việt Nam

Oai hùng Hải quân Đánh bộ Việt Nam
Binh chủng Hải quân Đánh bộ trực thuộc Quân chủng Hải quân Việt Nam được thành lập từ giữ những năm 1970 với nhiệm vụ đóng quân bảo vệ các đảo hoặc tấn công, đổ bộ bằng đường biển lên đất liền hoặc đảo đánh chiếm lại. Nguồn: dangcongsan.vn
Binh chủng Hải quân Đánh bộ trực thuộc Quân chủng Hải quân Việt Nam được thành lập từ giữ những năm 1970 với nhiệm vụ đóng quân bảo vệ các đảo hoặc tấn công, đổ bộ bằng đường biển lên đất liền hoặc đảo đánh chiếm lại. Nguồn: dangcongsan.vn

Hiện nay, Binh chủng Hải quân Đánh bộ Việt Nam biên chế 2 lữ đoàn mang phiên hiệu 126 và 147. Nguồn: dangcongsan.vn
Hiện nay, Binh chủng Hải quân Đánh bộ Việt Nam biên chế 2 lữ đoàn mang phiên hiệu 126 và 147. Nguồn: dangcongsan.vn

Các chiến sĩ Hải quân Đánh bộ Việt Nam đều là những người lính tinh nhuệ, được huấn luyện đặc biệt. Nguồn: dangcongsan.vn
Các chiến sĩ Hải quân Đánh bộ Việt Nam đều là những người lính tinh nhuệ, được huấn luyện đặc biệt. Nguồn: dangcongsan.vn

Chiến dịch đổ bộ đường biển lớn nhất của lực lượng hải quân đánh bộ diễn ra trong chiến dịch giải phóng Campuchia thoát họa diệt chủng Khmer Đỏ. Trong ảnh là một cuộc diễn tập đổ bộ đánh chiếm bờ biển của hải quân đánh bộ với sự yểm trợ của không quân. Nguồn: Vnexpress
Chiến dịch đổ bộ đường biển lớn nhất của lực lượng hải quân đánh bộ diễn ra trong chiến dịch giải phóng Campuchia thoát họa diệt chủng Khmer Đỏ. Trong ảnh là một cuộc diễn tập đổ bộ đánh chiếm bờ biển của hải quân đánh bộ với sự yểm trợ của không quân. Nguồn: Vnexpress

Hiện nay, Hải quân đánh bộ Việt Nam được biên chế một số phương tiện cơ giới và pháo. Các loại xe cơ giới của hải quân đánh bộ gồm: xe tăng hạng nhẹ PT-76 và xe bọc thép chở quân lội nước BTR-60. Nguồn: dangcongsan.vn
Hiện nay, Hải quân đánh bộ Việt Nam được biên chế một số phương tiện cơ giới và pháo. Các loại xe cơ giới của hải quân đánh bộ gồm: xe tăng hạng nhẹ PT-76 và xe bọc thép chở quân lội nước BTR-60. Nguồn: dangcongsan.vn

Xe tăng hạng nhẹ PT-76 trang bị pháo cỡ nòng 76,2mm và có khả năng bơi (trên mặt nước) rất tốt. Nguồn: Vnmedia
Xe tăng hạng nhẹ PT-76 trang bị pháo cỡ nòng 76,2mm và có khả năng bơi (trên mặt nước) rất tốt. Nguồn: Vnmedia

Trong đổ bộ, xe tăng lội nước PT-76 sẽ làm nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực cho lính hải quân đánh bộ đánh chiếm bờ biển, đảo. Nguồn: Vnmedia
 Trong đổ bộ, xe tăng lội nước PT-76 sẽ làm nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực cho lính hải quân đánh bộ đánh chiếm bờ biển, đảo. Nguồn: Vnmedia

Xe tăng lội nước PT-76 yểm trợ đơn vị hải quân đánh bộ trong huấn luyện đánh chiếm mục tiêu từ dưới nước. Nguồn: Vnmedia
Xe tăng lội nước PT-76 yểm trợ đơn vị hải quân đánh bộ trong huấn luyện đánh chiếm mục tiêu từ dưới nước. Nguồn: Vnmedia

Loại phương tiện cơ giới thứ 2 được dùng phổ biến trong Hải quân Đánh bộ Việt Nam là xe bọc thép chở quân BTR-60PB. Nguồn: Vnmedia
Loại phương tiện cơ giới thứ 2 được dùng phổ biến trong Hải quân Đánh bộ Việt Nam là xe bọc thép chở quân BTR-60PB. Nguồn: Vnmedia

BTR-60 có khả năng chở 16 lính cùng đầy đủ trang bị, tất nhiên xe cũng có khả năng bơi (trên mặt nước) tốt. Trong tương lai gần, BTR-60PB và PT-76 vẫn là những phương tiên cơ giới chủ lực của Hải quân Đánh bộ Việt Nam. Nguồn: Vnmedia
BTR-60 có khả năng chở 16 lính cùng đầy đủ trang bị, tất nhiên xe cũng có khả năng bơi (trên mặt nước) tốt. Trong tương lai gần, BTR-60PB và PT-76 vẫn là những phương tiên cơ giới chủ lực của Hải quân Đánh bộ Việt Nam. Nguồn: Vnmedia

Về trang bị và vũ khí cá nhân người lính, quân đội ta đang bước đầu hiện đại hóa. Một số đơn vị trong các lữ đoàn đã được cấp quân phục dã chiến cùng súng trường, súng máy…thế hệ mới. Nguồn: Quân đội Nhân dân
Về trang bị và vũ khí cá nhân người lính, quân đội ta đang bước đầu hiện đại hóa. Một số đơn vị trong các lữ đoàn đã được cấp quân phục dã chiến cùng súng trường, súng máy…thế hệ mới. Nguồn: Quân đội Nhân dân

Trong ảnh là đơn vị hải quân đánh bộ mặc quân phục dã chiến mới và dùng sùng trường tiến công TAR-21 do hãng IMI Israel sản xuất. Nguồn: Quân đội Nhân dân
Trong ảnh là đơn vị hải quân đánh bộ mặc quân phục dã chiến mới và dùng sùng trường tiến công TAR-21 do hãng IMI Israel sản xuất. Nguồn: Quân đội Nhân dân

Súng trường tiến công TAR-21 có tốc độ bắn dao động từ 750-900 viên/phút, tầm bắn hiệu quả 550m. So với khẩu AK truyền thống, TAR-21 được đánh giá có trọng lượng nhẹ, khả năng bắn chính xác cao hơn. Nguồn: Quân đội Nhân dân
Súng trường tiến công TAR-21 có tốc độ bắn dao động từ 750-900 viên/phút, tầm bắn hiệu quả 550m. So với khẩu AK truyền thống, TAR-21 được đánh giá có trọng lượng nhẹ, khả năng bắn chính xác cao hơn. Nguồn: Quân đội Nhân dân

Ngoài mẫu chuẩn TAR-21, hải quân đánh bộ còn có biến thể CTAR-21 với nòng ngắn hơn (trong ảnh), chuyên dùng cho lực lượng đặc biệt. Nguồn: Quân đội Nhân dân
 Ngoài mẫu chuẩn TAR-21, hải quân đánh bộ còn có biến thể CTAR-21 với nòng ngắn hơn (trong ảnh), chuyên dùng cho lực lượng đặc biệt. Nguồn: Quân đội Nhân dân

Cùng với TAR-21, lực lượng hải quân đánh bộ còn trang bị thêm súng máy IMI Negev, súng trường bắn tỉa IMI Galatz. Nguồn: Quân đội Nhân dân
Cùng với TAR-21, lực lượng hải quân đánh bộ còn trang bị thêm súng máy IMI Negev, súng trường bắn tỉa IMI Galatz. Nguồn: Quân đội Nhân dân

Trong tương lai, lực lượng hải quân đánh bộ sẽ tiếp tục được đầu tư hiện đại hóa để tăng sức mạnh bảo vệ vững chắc biển, đảo Việt Nam. Nguồn: Vnexpress
Trong tương lai, lực lượng hải quân đánh bộ sẽ tiếp tục được đầu tư hiện đại hóa để tăng sức mạnh bảo vệ vững chắc biển, đảo Việt Nam. Nguồn: Vnexpress

Soi vũ khí mới của Lữ đoàn Hải quân Đánh bộ 147

(Kiến Thức) - Những năm gần đây, Lữ đoàn Hải quân Đánh bộ 147 được tăng cường thêm nhiều trang bị mới để làm nhiệm vụ bảo vệ vững chắc biển, đảo Tổ quốc.

Soi vũ khí mới của Lữ đoàn Hải quân Đánh bộ 147
Lữ đoàn 147 (hay còn gọi là Đoàn M47) là một trong 2 đơn vị chiến đấu chủ lực của Binh chủng Hải quân Đánh bộ, Hải quân Nhân dân Việt Nam làm nhiệm vụ đóng quân bảo vệ các đảo, đá hoặc tấn công, đổ bộ bằng đường biển lên đất liền hoặc các đảo bị chiếm đóng. Bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam. Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng
Lữ đoàn 147 (hay còn gọi là Đoàn M47) là một trong 2 đơn vị chiến đấu chủ lực của Binh chủng Hải quân Đánh bộ, Hải quân Nhân dân Việt Nam làm nhiệm vụ đóng quân bảo vệ các đảo, đá hoặc tấn công, đổ bộ bằng đường biển lên đất liền hoặc các đảo bị chiếm đóng. Bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam. Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng 
Lữ đoàn Hải quân Đánh bộ 147 chính thức được thành lập ngày 5/7/1978. Trong những năm qua, đơn vị đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương nhờ những thành tích cao trong huấn luyện, chiến đấu… Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng
 Lữ đoàn Hải quân Đánh bộ 147 chính thức được thành lập ngày 5/7/1978. Trong những năm qua, đơn vị đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương nhờ những thành tích cao trong huấn luyện, chiến đấu… Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng

Báo TQ “để ý” súng mới của Hải quân Đánh bộ Việt Nam

(Kiến Thức) - Thời báo Hoàn Cầu mới đây đã đăng tải một số bức ảnh về loại súng mới trang bị của lực lượng Hải quân Đánh bộ Việt Nam.

Báo TQ “để ý” súng mới của Hải quân Đánh bộ Việt Nam
Báo Trung Quốc thời gian gần đây đăng tải nhiều chùm ảnh hoặc có bài viết đánh giá về vũ khí của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau những thông tin quan tâm tới phòng không, tàu chiến, tên lửa, mới đây nhất Thời báo Hoàn Cầu đăng tải bức ảnh về lực lượng Hải quân Đánh bộ Việt Nam.
 Báo Trung Quốc thời gian gần đây đăng tải nhiều chùm ảnh hoặc có bài viết đánh giá về vũ khí của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau những thông tin quan tâm tới phòng không, tàu chiến, tên lửa, mới đây nhất Thời báo Hoàn Cầu đăng tải bức ảnh về lực lượng Hải quân Đánh bộ Việt Nam.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới