Khí tài của Nga biến đạn “thông minh” của Mỹ thành đạn thường

Khí tài của Nga biến đạn “thông minh” của Mỹ thành đạn thường

Khí tài gây nhiễu điện tử EW Polye-21 của Nga, đã gây nhiễu thành công đạn pháo dẫn đường 155mm M982 Excalibur của Mỹ, biến loại đạn pháo “thông minh” này thành đạn thường.

Theo thông tin từ tờ Forbes của Mỹ, được Obektivno.bg trích dẫn, đạn pháo tăng tầm có điều khiển 155mm M982 Excalibur, do Mỹ cung cấp cho Ukraine, đang bị hệ thống tác chiến vô tuyến điện tử Polye-21 của Nga gây nhiễu; khiến đạn rơi không chính xác vào mục tiêu.
Theo thông tin từ tờ Forbes của Mỹ, được Obektivno.bg trích dẫn, đạn pháo tăng tầm có điều khiển 155mm M982 Excalibur, do Mỹ cung cấp cho Ukraine, đang bị hệ thống tác chiến vô tuyến điện tử Polye-21 của Nga gây nhiễu; khiến đạn rơi không chính xác vào mục tiêu.
Đạn pháo 155mm M982 Excalibur của Mỹ sử dụng nguyên lý dẫn đường bằng tín hiệu vệ tinh GPS và kỹ thuật can thiệp của Nga là sử dụng các khí tài nhằm làm nhiễu tín hiệu GPS, không cho đạn nhận tín hiệu GPS, khiến đạn rơi không trúng mục tiêu đã định.
Đạn pháo 155mm M982 Excalibur của Mỹ sử dụng nguyên lý dẫn đường bằng tín hiệu vệ tinh GPS và kỹ thuật can thiệp của Nga là sử dụng các khí tài nhằm làm nhiễu tín hiệu GPS, không cho đạn nhận tín hiệu GPS, khiến đạn rơi không trúng mục tiêu đã định.
Theo ghi nhận của Vikram Mittal, một nhà phân tích quân sự Mỹ, cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga đã mang lại nhiều tiến bộ công nghệ. Ông đặc biệt nhấn mạnh những công nghệ như vậy đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động tác chiến pháo binh như thế nào.
Theo ghi nhận của Vikram Mittal, một nhà phân tích quân sự Mỹ, cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga đã mang lại nhiều tiến bộ công nghệ. Ông đặc biệt nhấn mạnh những công nghệ như vậy đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động tác chiến pháo binh như thế nào.
Theo trang Bulgarian Military phân tích, nhiều tiến bộ trong công nghệ của Nga đã gây ra khá nhiều xáo trộn cho Quân đội Ukraine; theo Tướng Zaluzhny tiết lộ, một trong những vũ khí nổi bật của Nga ở chiến trường Ukraine là UAV tự sát Lancet, đã gây nhiều thiệt hại cho Quân đội Ukraine.
Theo trang Bulgarian Military phân tích, nhiều tiến bộ trong công nghệ của Nga đã gây ra khá nhiều xáo trộn cho Quân đội Ukraine; theo Tướng Zaluzhny tiết lộ, một trong những vũ khí nổi bật của Nga ở chiến trường Ukraine là UAV tự sát Lancet, đã gây nhiều thiệt hại cho Quân đội Ukraine.
Theo chuyên gia Mittal, kích thước nhỏ nhắn và độ chính xác vượt trội của những chiếc UAV tự sát Lancet, đã đặt ra thách thức lớn cho phía Ukraine và cả phương Tây; do khả năng di chuyển thông minh mà không bị phát hiện, cùng với kiểu bay “thất thường”.
Theo chuyên gia Mittal, kích thước nhỏ nhắn và độ chính xác vượt trội của những chiếc UAV tự sát Lancet, đã đặt ra thách thức lớn cho phía Ukraine và cả phương Tây; do khả năng di chuyển thông minh mà không bị phát hiện, cùng với kiểu bay “thất thường”.
Bên cạnh đó, hệ thống tác chiến vô tuyến điện tử Polye-21 được Nga triển khai đã thành công trong việc gây nhiễu tín hiệu GPS, dùng để dẫn đường cho đạn Excalibur đang có trong kho vũ khí của Ukraine. Kết quả là tín hiệu GPS bị gián đoạn, khiến đạn đi chệch hướng, khiến chúng trượt mục tiêu.
Bên cạnh đó, hệ thống tác chiến vô tuyến điện tử Polye-21 được Nga triển khai đã thành công trong việc gây nhiễu tín hiệu GPS, dùng để dẫn đường cho đạn Excalibur đang có trong kho vũ khí của Ukraine. Kết quả là tín hiệu GPS bị gián đoạn, khiến đạn đi chệch hướng, khiến chúng trượt mục tiêu.
Mittal cũng đề cập: “Một số thiết bị tác chiến điện tử nhất định đã được cung cấp cho Ukraine như một phần của viện trợ quân sự nước ngoài. Chúng bao gồm các thiết bị gây nhiễu tín hiệu vệ tinh, có thể gây nhiễu UAV và vũ khí dẫn đường chính xác của Nga”.
Mittal cũng đề cập: “Một số thiết bị tác chiến điện tử nhất định đã được cung cấp cho Ukraine như một phần của viện trợ quân sự nước ngoài. Chúng bao gồm các thiết bị gây nhiễu tín hiệu vệ tinh, có thể gây nhiễu UAV và vũ khí dẫn đường chính xác của Nga”.
Tuy nhiên, chiến trường Ukraine thực sự là môi trường “đọ sức công nghệ” giữa Nga và phương Tây; và Nga có thể đã đưa ra các biện pháp đối phó với các thiết bị tác chiến điện tử và đạn dẫn đường mà Ukraine sử dụng; Mittal kết luận.
Tuy nhiên, chiến trường Ukraine thực sự là môi trường “đọ sức công nghệ” giữa Nga và phương Tây; và Nga có thể đã đưa ra các biện pháp đối phó với các thiết bị tác chiến điện tử và đạn dẫn đường mà Ukraine sử dụng; Mittal kết luận.
Theo một thông tin của Anh, được công bố vào tháng 5 vừa qua cho thấy, Quân đội Nga đã vô hiệu hóa khoảng gần 10.000 UAV của Ukraine mỗi tháng; trong đó sử dụng chủ yếu là phương pháp tác chiến điện tử.
Theo một thông tin của Anh, được công bố vào tháng 5 vừa qua cho thấy, Quân đội Nga đã vô hiệu hóa khoảng gần 10.000 UAV của Ukraine mỗi tháng; trong đó sử dụng chủ yếu là phương pháp tác chiến điện tử.
Viện nghiên cứu Dịch vụ thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI) báo cáo rằng, việc sử dụng chiến tranh điện tử trên diện rộng của Nga là một “thành phần quan trọng” trong chiến thuật của họ và nó giúp vô hiệu hóa số lượng lớn UAV của Ukraine.
Viện nghiên cứu Dịch vụ thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI) báo cáo rằng, việc sử dụng chiến tranh điện tử trên diện rộng của Nga là một “thành phần quan trọng” trong chiến thuật của họ và nó giúp vô hiệu hóa số lượng lớn UAV của Ukraine.
Còn James Patton Rogers, giáo sư nghiên cứu quân sự và chuyên gia về UAV tại Đại học Nam Đan Mạch, viết trên tờ Insider của Đan Mạch rằng, phần lớn số UAV bị Nga vô hiệu hóa, là những UAV dân sự và rẻ tiền, phần lớn sử dụng cho nhiệm vụ trinh sát.
Còn James Patton Rogers, giáo sư nghiên cứu quân sự và chuyên gia về UAV tại Đại học Nam Đan Mạch, viết trên tờ Insider của Đan Mạch rằng, phần lớn số UAV bị Nga vô hiệu hóa, là những UAV dân sự và rẻ tiền, phần lớn sử dụng cho nhiệm vụ trinh sát.
Giáo sư Patton Rogers cũng cho rằng, mức độ sử dụng UAV trong cuộc xung đột Ukraine là “chưa từng thấy”; ông coi đây là "một trong những cuộc xung đột lấy UAV và mạng máy tính làm trung tâm đầu tiên trên toàn thế giới".
Giáo sư Patton Rogers cũng cho rằng, mức độ sử dụng UAV trong cuộc xung đột Ukraine là “chưa từng thấy”; ông coi đây là "một trong những cuộc xung đột lấy UAV và mạng máy tính làm trung tâm đầu tiên trên toàn thế giới".
Mặc dù giáo sư Patton Rogers cảm thấy những con số của RUSI có thể bị “thổi phồng”, nhưng ông thừa nhận tính hiệu quả của tác chiến điện tử của Nga, trong chống lại việc sử dụng rộng rãi UAV của Ukraine.
Mặc dù giáo sư Patton Rogers cảm thấy những con số của RUSI có thể bị “thổi phồng”, nhưng ông thừa nhận tính hiệu quả của tác chiến điện tử của Nga, trong chống lại việc sử dụng rộng rãi UAV của Ukraine.
Theo thông tin của RUSI đưa ra, Nga đã bố trí chiến lược các hệ thống tác chiến điện tử lớn khoảng 10 km dọc theo chiến trường ước tính dài 1.000 km. Thông tin cho biết thêm, các hệ thống này, chủ yếu có nhiệm vụ vô hiệu hóa UAV, thường được đặt cách mặt trận khoảng 6km.
Theo thông tin của RUSI đưa ra, Nga đã bố trí chiến lược các hệ thống tác chiến điện tử lớn khoảng 10 km dọc theo chiến trường ước tính dài 1.000 km. Thông tin cho biết thêm, các hệ thống này, chủ yếu có nhiệm vụ vô hiệu hóa UAV, thường được đặt cách mặt trận khoảng 6km.
Trong khi đó, Nga tích cũng tích cực đưa vào sử dụng đạn pháo dẫn đường 152 mm Krasnopol-M2 mới; Krasnopol-M2 sử dụng tính năng điều khiển tự động, giúp giảm khả năng xảy ra sai sót trong quá trình chuẩn bị bắn.
Trong khi đó, Nga tích cũng tích cực đưa vào sử dụng đạn pháo dẫn đường 152 mm Krasnopol-M2 mới; Krasnopol-M2 sử dụng tính năng điều khiển tự động, giúp giảm khả năng xảy ra sai sót trong quá trình chuẩn bị bắn.
Nếu đạn pháo 155mm M982 Excalibur của Mỹ sử dụng phương pháp dẫn đường bằng tín hiệu vệ tinh GPS, thì đạn pháo 152 mm Krasnopol-M2 của Nga sử dụng phương pháp dẫn đường bằng laser. Tức là khi đạn được bắn đi, phải có nguồn laser chiếu xạ vào mục tiêu, để dẫn đường cho đạn bay đến mục tiêu.
Nếu đạn pháo 155mm M982 Excalibur của Mỹ sử dụng phương pháp dẫn đường bằng tín hiệu vệ tinh GPS, thì đạn pháo 152 mm Krasnopol-M2 của Nga sử dụng phương pháp dẫn đường bằng laser. Tức là khi đạn được bắn đi, phải có nguồn laser chiếu xạ vào mục tiêu, để dẫn đường cho đạn bay đến mục tiêu.
Ưu điểm của đạn pháo Krasnopol-M2 của Nga là không thể gây nhiễu bằng phương pháp tác chiến điện tử; hiện nay Nga đã sử dụng UAV mang thiết bị chiếu xạ laser, nên có thể tấn công các mục tiêu nằm sâu sau chiến tuyến, mà không cần các đài quan sát pháo binh mặt đất.
Ưu điểm của đạn pháo Krasnopol-M2 của Nga là không thể gây nhiễu bằng phương pháp tác chiến điện tử; hiện nay Nga đã sử dụng UAV mang thiết bị chiếu xạ laser, nên có thể tấn công các mục tiêu nằm sâu sau chiến tuyến, mà không cần các đài quan sát pháo binh mặt đất.

GALLERY MỚI NHẤT