Các chuyên gia khuyến cáo, đã có nhiều trường hợp trẻ gặp nguy hiểm thậm chí tử vong do mẹ thiếu kinh nghiệm và hiểu biết mà tắm sai cách. Việc tắm cho trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh cần sự cẩn trọng và kiến thức vì lúc này cơ thể em bé rất dễ bị tác động. Cha mẹ nên lưu ý những thời điểm dưới đây - tuyệt đối không tắm nếu không muốn hại con cả đời.
Cần kiến thức và cẩn trọng khi tắm cho trẻ nhỏ. Ảnh ST |
Tắm khi con đang đói
Khi đói sự lưu thông trong máu kém, đặc biệt lượng đường trong máu rất thấp. Lúc này, cơ thể không đáp ứng đủ năng lượng khiến trẻ có thể bị chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu hay thậm chí là đột quỵ. Do đó, tắm cho con khi đói thực sự là một việc làm rất nguy hiểm mà mẹ Việt cần phải tránh.
Tắm khi con vừa ăn xong
Vừa ăn no là thời điểm rất nhạy cảm mà không phải mẹ Việt nào cũng để ý, thời điểm này cơ thể con cần được nghỉ ngơi ít nhất 30 phút để lượng thức ăn được tiêu hoá. Nếu tắm ngay vào lúc này sẽ khiến trẻ dễ bị nôn trớ và ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hoá. Nguyên nhân vì khi tắm mạch máu giãn nở, giảm lưu lượng máu ở hệ tiêu hóa làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn của bé gây chứng đầy hơi khó chịu.
Tắm khi con mệt mỏi hay sốt quá cao
Nhiều bậc phụ huynh quan niệm khi thấy con quấy khóc, mệt mỏi thì đi tắm sẽ giúp cơ thể bé sảng khoái, tỉnh táo hơn. Nhưng điều này chỉ đúng với người lớn ở một số trường hợp. Khi cơ thể bé mệt mỏi, khả năng tuần hoàn máu và khí huyết lưu thông giảm mạnh, tắm có thể khiến bé mệt mỏi hơn, dễ bị sốc nhiệt và cảm đột ngột. Cách tốt nhất là để bé nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe rồi mới cho bé đi tắm.
Trong thời gian con sốt cao, nếu vẫn cố tình tắm bé có thể khiến trẻ ớn lạnh, co giật và thậm chí đôi khi hành động này còn làm cho lỗ chân lông của trẻ co lại, khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao. Có lúc lại làm huyết quản, mao mạch da toàn thân nở to, xung huyết, làm cho các cơ quan nội tạng trong cơ thể trẻ cung cấp máu không đủ. Ngoài ra, sau khi sốt, sức đề kháng rất kém, nếu tắm ngay dễ bị phong hàn dẫn đến sốt tái phát hoặc sốt nặng hơn. Chính vì vậy trẻ đỡ sốt sau 48 tiếng mới cho tắm.
Tắm lá khi con mắc bệnh ngoài da
Đối với chứng viêm da nhẹ có thể tự khỏi, nếu dùng những loại lá như sài đất, chân vịt, rẻ quạt... có khi làm bệnh nặng hơn bởi các loại lá mọc ở bờ bụi, bị nhiễm khuẩn, thuốc bảo vệ thực vật... rửa rất khó sạch nên nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn da rất cao. Thậm chí ngay cả việc đun sôi cũng không có tác dụng diệt khuẩn trong lá. Thạc sĩ Nguyễn Thị Thảo, Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội khẳng định quan niệm của nhiều gia đình "khi trẻ bị rôm sảy hay kê phải tắm các loại lá mới hết" là vô cùng nguy hiểm.
Hiện tượng viêm da do tắm lá mùa nào cũng gặp nhưng vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, trẻ bị rôm sảy, trốc lở, mụn nhọt, côn trùng đốt tăng cao nên biến chứng do tắm lá cũng nhiều hơn: có trẻ bị bội nhiễm, nhất là nhiễm trùng máu rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.
Tắm cho con sau khi tiêm chủng về
Vết thương ở vị trí trích ngừa sẽ bị nhiễm khuẩn khi có nước vào khiến vùng da đó bị sưng đau, tấy đỏ, viêm nhiễm. Do đó, thời điểm sau khi tiêm chủng về không nên tắm cho trẻ mà chỉ nên rửa sạch người và thay quần áo thoáng mát, sạch sẽ là được..
Tắm khi con đang bị cảm, tiêu chảy
Khi bị cảm lạnh thì đặc biệt tránh cho trẻ dùng nước, việc tắm cho trẻ lúc này là tối kỵ.
Trẻ bị tiêu chảy nếu di chuyển nhiều càng làm bé mệt mỏi, mất nước và tình trạng bệnh sẽ nặng hơn rất nhiều.
Khi nào nên tắm cho trẻ?
Tắm cho trẻ trong trạng thái khỏe mạnh, không bí đói hay sau khi ăn quá no là tốt nhất. Nên tắm cho con trong phòng kín, nhiệt độ ấm áp có khăn lau người, choàng người đầy đủ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.