Khi nào COVID-19 được coi là bệnh đặc hữu?

Đại dịch chuyển sang giai đoạn bệnh đặc hữu khi các con số liên quan thấp, người bệnh nhận được sự chăm sóc cần thiết…

Khi nào COVID-19 được coi là bệnh đặc hữu?

Mỹ đã đánh dấu một giai đoạn mới trong phản ứng của chính phủ đối với đại dịch COVID-19 khi Tổng thống Joe Biden tuyên bố: "COVID-19 không còn kiểm soát cuộc sống của chúng ta".

Vắc xin đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ nhập viện, trở nặng. Ảnh minh họa: Publichealthmdc

Tháng 3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đại dịch toàn cầu do sự lây lan nhanh chóng của COVID-19.

Nhiều chuyên gia tin rằng virus SARS-CoV-2 sẽ không bao giờ bị diệt trừ. Đến một lúc nào đó, thế giới sẽ chuyển đổi từ “đại dịch” sang giai đoạn “bệnh đặc hữu”.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) định nghĩa bệnh đặc hữu “là sự hiện diện thường xuyên của một căn bệnh hoặc tác nhân truyền nhiễm trong một cộng đồng tại một khu vực địa lý”.

Đại dịch là một loại bệnh dịch lan rộng, nhanh chóng với các ca bệnh gia tăng theo cấp số nhân trên một khu vực rộng lớn.

Trong khi đó, bệnh đặc hữu thường xuyên xuất hiện và có tốc độ lây lan khá dễ đoán. Khả năng dự đoán đó cho phép hệ thống chăm sóc sức khỏe và bác sĩ chuẩn bị, thích ứng, giảm thiểu thiệt hại về tính mạng.

Nhân viên y tế tiêm phòng cho sinh viên tại New Orleans (Mỹ)

Tiến sĩ Daniel McQuillen, Chủ tịch Hiệp hội Các bệnh truyền nhiễm Mỹ, giải thích, để một đại dịch chuyển sang giai đoạn bệnh đặc hữu cần có một nền tảng nhất định.

Điều này đồng nghĩa dù một số người vẫn sẽ nhiễm bệnh nhưng đó sẽ không phải là một con số cao quá mức với những hậu quả nặng nề khiến công chúng, hệ thống bệnh viện và nhà cung cấp dịch vụ bị quá tải.

Cúm mùa là một ví dụ về virus đặc hữu. Cúm H1N1 từng gây ra đại dịch lây lan qua nhiều biến thể, như cúm Tây Ban Nha năm 1918 và cúm lợn năm 2009. Các biến thể này hiện là một phần của virus đường hô hấp mà chúng ta thường gặp.

Tiến sĩ Paul Goepfert, Đại học Alabama, nhận định: “Không có một quy tắc đơn giản, cứng nhắc nào cho thấy thời điểm đại dịch trở thành bệnh đặc hữu”.

Khi chưa biết liệu sắp có một biến thể khác và đoán định được loại hình bệnh, vẫn còn quá sớm để biết tình hình bệnh dịch ở một quốc gia đã đạt đến giai đoạn bệnh đặc hữu chưa.

Đó là lý do nhiều người Mỹ lo ngại còn quá sớm để bỏ các quy định về khẩu trạng. Tình trạng lây nhiễm còn nhiều, trẻ nhỏ và những người bị suy giảm miễn dịch vẫn dễ bị mắc bệnh.

Tuy nhiên, Tiến sĩ McQuillen cho biết, các hướng dẫn mới của CDC là sự thay đổi hợp lý.

“Chúng ta sẽ chuyển từ việc cố gắng ngăn chặn hoàn toàn dịch bệnh chuyển sang đối phó với ngăn ngừa bệnh nặng và làm thế nào để hệ thống chăm sóc sức khỏe không bị quá tải, tránh ảnh hưởng tới các hoạt động bình thường khác”, Tiến sĩ McQuillen nói.

“Tôi nghĩ hướng dẫn mới của CDC phản ánh cách ứng phó với đại dịch cần phải linh hoạt”, Tiến sĩ Natasha Chida, Đại học Johns Hopkins, đánh giá.

Vị chuyên gia cho rằng đại dịch không phải là một yếu tố tĩnh. Công suất bệnh viện ở một số nơi còn yếu, vì vậy sẽ rất vất vả để xử lý các các ca bệnh gia tăng do đó sẽ có lợi từ việc đeo khẩu trang. Nhưng khi các con số liên quan tới COVID-19 thấp, chúng ta có thể có một cuộc sống bình thường.  

Khẩu trang phát miễn phí tại siêu thị ở Mỹ

Bất chấp các hướng dẫn mới, nhiều chuyên gia do dự khi đánh giá Mỹ đã bước vào giai đoạn bệnh đặc hữu hay chưa, vì chỉ thời gian mới cho thấy liệu một biến thể mới có xuất hiện và gây ra biến động tương tự hay không.

“Giai đoạn bệnh đặc hữu là khi bạn nhìn thấy những con số liên tục thấp, hệ thống chăm sóc sức khỏe có thể kiểm soát và mọi người nhận được sự chăm sóc cần thiết”, Tiến sĩ Chida nói.

Để chuẩn bị và ngăn chặn một làn sóng khác, các chuyên gia McQuillen, Goepfert và Chida đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở hạ tầng tốt hơn cho các sáng kiến y tế cộng đồng. Trong đó bao gồm việc phân phối vắc xin công bằng trên toàn cầu, tăng cường cung cấp các phương pháp điều trị và thử nghiệm.

Biến chứng hậu COVID-19: Nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch?

Theo một nghiên cứu, sau khi mắc COVID-19 và hồi phục được một năm, mọi người vẫn có thể đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Biến chứng hậu COVID-19: Nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch?
Health dẫn nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Medicine cho thấy, ngay cả sau khi mắc COVID-19 nhẹ và hồi phục, mọi người vẫn có thể đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh tim cao hơn đáng kể trong suốt 1 năm.
Các vấn đề về tim mạch - bao gồm suy tim, đột quỵ và viêm cơ tim - ảnh hưởng đến bất cứ ai ở mọi độ tuổi hoặc có các yếu tố nguy cơ.

Biến chủng Omicron có phải liều vắc xin tự nhiên?

Sau khi nhiễm SARS-CoV-2, người bệnh sẽ có kháng thể với virus. Tuy nhiên, số lượng bệnh nhân lớn vẫn mang đến nguy cơ quá tải hệ thống y tế.

Biến chủng Omicron có phải liều vắc xin tự nhiên?

Mới đây, TP.HCM đã tầm soát ngẫu nhiên tìm biến chủng Omicron trên địa bàn bằng xét nghiệm rRT-PCR trong khoảng thời gian ngày 10-17/2. Kết quả cho thấy có tới 70/92 mẫu bệnh phẩm nhận kết quả dương tính với biến chủng Omicron, chiếm 76%. Qua đó, ngành y tế TP.HCM nhận định biến chủng Omicron đang chiếm đa số F0 của thành phố.

Tại Hà Nội, kết quả giải trình tự gene các ca bệnh mới đây cũng cho thấy 4 trường hợp tại Bệnh viện Bạch Mai nhiễm biến chủng Omicron.

Nhiễm COVID-19, ca sĩ Thái Trinh tiết lộ sự thay đổi sức khỏe

Hiện ca sĩ Thái Trinh đang điều trị và cách ly tại nhà sau khi bị nhiễm COVID-19.

Nhiễm COVID-19, ca sĩ Thái Trinh tiết lộ sự thay đổi sức khỏe

Mới đây trên story Instagram, Thái Trinh đăng ảnh dương tính với COVID-19 cùng chia sẻ: "Điều gì tới cũng đã tới". Ngoài ra, trên facebook, nữ ca sĩ cũng tiết lộ tình hình sức khỏe của mình sau khi cách ly và điều trị tại nhà: "Nhật kí F0. Trộm vía khoẻ re ăn như lợn lúc nào cũng nghĩ đến ăn. Xong học trên báo bày đặt xông hơi sả gừng tỏi, vừa bỏ chăn ra cái lạnh 12 độ thốc vào đầu thế là giờ nằm quấn chăn sợ đột quỵ".

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.