(Kiến Thức) - Sau khi đi lạc vào nhà của một người dân ở Ấn Độ, chú khỉ hoang đã chủ động kết thân với con gái nhỏ của chủ nhà.
Hoàng Minh (Theo DM, Caters News Agency)
Chú khỉ hoang này đã đi lạc vào nhà của một bé gái tại vùng Yamunagar ở Haryana, Ấn Độ. Nhiều người dân nơi đây đã hết sức ngạc nhiên khi thấy nó chủ động kết bạn với cô bé.
Chú khỉ còn nhẹ nhàng hôn vào má cô bé.
Như muốn đáp lại tình cảm của chú khỉ, em bé cũng đưa tay sờ vào má nó. Cha của bé gái cho biết: “6 tháng trước, con gái tôi đang chơi ở trong nhà thì một con khỉ vào chơi cùng cháu. Mọi người đều rất sợ hãi khi nhìn thấy cảnh đó. Nhưng rồi tất cả đều ngạc nhiên khi thấy chú khỉ chơi với bé như một người bạn”.
Không chỉ chơi đùa cùng, chú khỉ này còn tỏ ra rất ân cần. Nó đưa tay chải đầu cho em bé...
… rồi sờ mũi cô bạn nhỏ.
Gia đình em bé đã nhận nuôi con khỉ để cả hai làm bạn với nhau.
Kinh hãi cảnh chàng trai bị rắn tấn công dù đứng yên
(Kiến Thức) - Chàng trai có tên Jono Roberts cố gắng đứng yên để tiếp cận con rắn nhưng thật không may anh đã bị rắn tấn công.
Theo hầu hết các nguồn tin thì đứng im là hành động thích hợp để tiếp cận loài rắn. Thế nhưng, anh chàng Jono Roberts trong clip vẫn bị con rắn cắn trong chớp mắt.
Những động vật gây ức chế nhất: Cá mập cắn cáp quang
(Kiến Thức) - Cá mập cắn cáp quang, nạn chuột hoành hành, mối cắn phá đồ đạc... là những hành động phá hoại của động vật gây ức chế nhất cho con người.
Sau sự việc tuyến cáp quang AAG vừa bị đứt, khiến Internet “chậm như rùa”, việc vào mail, tìm kiếm google gần như “dừng hình”, dư luận lại nhanh chóng phỏng đoán có lẽ do cá mập cắn đứt. Theo nhiều người, so với nhiều loài động vật, cá mập có lẽ là loài gây ức chế nhất.
Chuyện cá mập cắn đường cáp quang là thực tế được ghi nhận xảy ra từ vài năm nay, mỗi lần đường truyền internet có sự cố. Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng cá mập có khả năng nhận diện trường mang điện, nhầm tưởng sợi cáp quang là cá và tấn công. Hàm răng sắc nhọn của nó có thể cắn đứt cáp quang bất cứ lúc nào.
Nạn chuột hoành hành cũng khiến cho nhân loại cảm thấy rất "căng não". Chuột có thể xuất hiện mọi ngóc ngách trong nhà, văn phòng, cho đến ngoài đồng ruộng. Khó chịu nhất là chúng gặm nhấm bất cứ thứ gì rơi vào tầm ngắm.
Để chủ động hạn chế thiệt hại của chuột, con người tìm ra nhiều biện pháp để đối phó, nhưng nó dường như bất khả thi với lũ chuột. Từ băng keo dính chuột, bả chuột cho đến bẫy, lũ chuột vẫn sinh sôi hàng đàn đông đúc, gây kinh hãi cho nhiều người.
Mối là loại côn trùng hại gỗ rất mạnh. Không chỉ có các loại gỗ, hàng hóa bị hủy hoại mà ngay cả kiến trúc nhà ở, công trình cũng bị xuống cấp và có thể bị sụp lún nên con người phải đau đầu nghĩ cách chống mối.
Để có thể tiếp cận thức ăn và nước, mối còn xâm nhập cả những thứ mà con người tưởng chừng chúng không thể xâm nhập như xi măng, gạch và nhựa. Mối xuất hiện ở khắp mọi nơi, gây ra sự phá hoại kinh hoàng.
Kiến được xem như một trong những loài xâm lấn đáng sợ nhất. Loài vật này khiến con người vô cùng ức chế, luôn phải cố gắng sạch sẽ hết mức để tránh sự xuất hiện của chúng. Chúng cũng có nọc độc nhẹ, nên những vết cắn của nó cũng có thể khiến con người đau, ngứa ngáy.
Đặc biệt gây khó chịu hơn nữa là những loài kiến mang đến thương tích đau đớn cho con người như sự bùng nổ của kiến ba khoang hồi năm ngoái, khiến nạn nhân bị bỏng rộp, sưng tấy.
Voi là loài động vật khổng lồ, cũng khiến nhiều người dân ức chế khi chúng phá hoại. Chúng là loài phàm ăn nên rất ngông cuồng. Nó có thể quật đổ cây, tấn công mùa màng của người nông dân.
Voi rừng tấn công, làm hư hại nhiều diện tích hoa màu, cây cối của người dân. Các đàn voi rừng ngày càng trở nên hung hăng hơn, thậm chí có trường hợp voi gây hư hại cho nhà dân đã được ghi nhận.
Dê cũng là loài phá hoại gây ám ảnh cho con người không thể không nhắc đến. Dê phá hoại mùa màng, hung dữ ăn cây trồng, tấn công các loài vật khác và làm tăng sự xói mòn đất.
Thế giới có rất nhiều loài rắn, nhiều loài vô hại nhưng cũng có những loài sở hữu nọc độc cực mạnh có thể lấy đi sinh mạng của con người nhanh chóng chỉ với một lượng độc tố nhỏ.
Đây là một khám phá đặc biệt vì cá cóc sần Ngọc Linh là một trong những loài có màu sắc sặc sỡ nhất trong chi Tylototriton, và cũng là lần đầu tiên loài cá cóc được ghi nhận ở Tây Nguyên.
Cầy hương Madagascar là một loài động vật đặc hữu của Madagascar, được biết đến với một đặc điểm sinh sản độc đáo là khả năng giao phối kéo dài tới 8 giờ.
Tấm vải được các chuyên gia nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng và kết luận, đây là một tấm vải gấm có lịch sử hàng nghìn năm, với dòng chữ từ xa xưa được giữ nguyên vẹn đến ngày nay.
Việc này giúp họ tránh những biến đổi sinh lý gây khó khăn trong công việc. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc lâu dài có thể gây mất cân bằng nội tiết và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Chuột Trường Sơn, còn được gọi là Annamite Rat, là một loài thú quý hiếm, bất ngờ tái xuất hiện tại rừng Trường Sơn, Việt Nam sau khoảng 11 triệu năm tưởng chừng đã tuyệt chủng.
Mặt Trời - ngôi sao trung tâm của hệ Mặt Trời - không chỉ là nguồn sống của Trái Đất mà còn là đối tượng nghiên cứu hấp dẫn, giúp chúng ta hiểu hơn về vũ trụ.
Tại Nam Cực, các chuyên gia phát hiện một đỉnh núi có hình dáng khá giống kim tự tháp. Điều này khiến những người theo thuyết âm mưu cho rằng, kiến trúc bí ẩn này liên quan đến người ngoài hành tinh.
Sáng 13/1, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Tại triển lãm CES 2025 diễn ra ở Texas (Mỹ), hãng công nghệ Urtopia (trụ sở tại Hong Kong, Trung Quốc) đã gây chú ý khi cho ra mắt một mẫu xe đạp điện Titanium Zero với động cơ siêu nhỏ.
Loài cây quen thuộc với người Việt Nam có chất kịch độc có thể gây chết người. Bất kể bộ phận nào của cây đều có độc tố, nhưng không phải ai cũng biết về sự nguy hiểm của nó.
Với hình dáng tuyệt đẹp và cực hiếm gặp, pallasite được cho là thiên thạch đẹp nhất, thậm chí hiếm hơn cả kim cương. Đến nay, giới khoa học tranh cãi về nguồn gốc của pallasite.
Mặc dù gia nhập thị trường ôtô tương đối muộn hơn so với nhiều cái tên khác tại Trung Quốc, thế nhưng hãng điện tử Xiaomi đang đạt được những đột phá hết sức đáng nể ở khía cạnh khoa học kỹ thuật
Công nghệ lượng tử đang ngày càng phát triển và có tiềm năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả đồng hồ dân dụng. Sau đây là một số điều thú vị về việc ứng dụng công nghệ lượng tử vào đồng hồ.
Vượt lên tuổi thơ nghèo khó ở trung du, Phú Thọ, PGS.TS Phạm Minh Sơn đã trở thành nhà khoa học được thế giới công nhận, góp phần làm rạng danh người Việt trên trường quốc tế.
Sử dụng AI và tia X độ phân giải cao, Brent Seales và nhóm nghiên cứu tại ĐH Kentucky đã giải mã thành công hơn 2.000 ký tự từ các cuộn giấy Herculaneum bị carbon hóa, mở ra kho tàng thông tin cổ xưa.
Nhóm nghiên cứu tạo máy phát điện từ lá sen ước tính, nếu triển khai công nghệ này trên quy mô lớn với nhiều loại thực vật khác nhau, sản lượng điện hàng năm có thể cung cấp điện cho hàng triệu hộ gia đình.
GS Trần Thế Truyền cho hay, AI làm thay đổi cách nhìn nhận về nhân tài, những người có khả năng đáp ứng nhanh trước sự thay đổi sẽ được đánh giá cao hơn và sẽ sống sót trong sự đào thải của khoa học kỹ thuật.