Khỉ đuôi lợn mắc bẫy trên núi Sơn Trà là loài cực quý

Khỉ đuôi lợn mắc bẫy trên núi Sơn Trà là loài cực quý

Một cá thể khỉ đuôi lợn dính bẫy ở chân với dấu hiệu hoại tử trên núi Sơn Trà đã được cứu hộ thành công.

Ngày 23/12, Hạt Kiểm lâm liên quận  Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) đã tiếp nhận cá thể khỉ đuôi lợn bị mắc bẫy kẹp trên khu vực Suối Đá. Chi trước của khỉ bị kẹp vào bẫy. Quá trình tiếp cận và cứu hộ gặp nhiều khó khăn do khỉ lạ người và không có thiết bị cứu hộ chuyên dụng. Khỉ đã được tháo bẫy và bàn giao cho đơn vị liên quan để chăm sóc y tế trước khi thả về rừng. (Ảnh: Thanh Trúc/Báo Lao động)
Ngày 23/12, Hạt Kiểm lâm liên quận Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) đã tiếp nhận cá thể khỉ đuôi lợn bị mắc bẫy kẹp trên khu vực Suối Đá. Chi trước của khỉ bị kẹp vào bẫy. Quá trình tiếp cận và cứu hộ gặp nhiều khó khăn do khỉ lạ người và không có thiết bị cứu hộ chuyên dụng. Khỉ đã được tháo bẫy và bàn giao cho đơn vị liên quan để chăm sóc y tế trước khi thả về rừng. (Ảnh: Thanh Trúc/Báo Lao động)
Cá thể khỉ này được phát hiện mắc bẫy từ ngày 15/12 và qua nhiều ngày theo dõi, tiếp cận, đã được cứu hộ vào sáng ngày 23/12. Hạt Kiểm lâm cho biết, cá thể khỉ không phải là loài đặc hữu tại bán đảo Sơn Trà, có thể do ai đó nuôi và thả ra tự nhiên. (Ảnh: Văn Trực/Báo Lao động)
Cá thể khỉ này được phát hiện mắc bẫy từ ngày 15/12 và qua nhiều ngày theo dõi, tiếp cận, đã được cứu hộ vào sáng ngày 23/12. Hạt Kiểm lâm cho biết, cá thể khỉ không phải là loài đặc hữu tại bán đảo Sơn Trà, có thể do ai đó nuôi và thả ra tự nhiên. (Ảnh: Văn Trực/Báo Lao động)
Khỉ đuôi lợn có tên khoa học là Macaca leonina (bộ linh trưởng), là một trong những loài lớn nhất trong họ nhà khỉ.(Ảnh: Wikimedia Commons)
Khỉ đuôi lợn có tên khoa học là Macaca leonina (bộ linh trưởng), là một trong những loài lớn nhất trong họ nhà khỉ.(Ảnh: Wikimedia Commons)
Loài khỉ đuôi lợn thường phân bố ở các nước gồm: Việt Nam, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia...(Ảnh: Wikipedia)
Loài khỉ đuôi lợn thường phân bố ở các nước gồm: Việt Nam, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia...(Ảnh: Wikipedia)
Đây là loài động vật quý hiếm thuộc nhóm IIB (nhóm các loài hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại) theo Nghị định 32 của Chính phủ. Do đó, loài khỉ này được bảo vệ nghiêm ngặt.(Ảnh: Primate Watching)
Đây là loài động vật quý hiếm thuộc nhóm IIB (nhóm các loài hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại) theo Nghị định 32 của Chính phủ. Do đó, loài khỉ này được bảo vệ nghiêm ngặt.(Ảnh: Primate Watching)
Khỉ đuôi lợn có đặc điểm nổi bật là 2 bên má lông dài, rậm, màu hung sáng phủ gần kín tai tạo thành đĩa mặt.(Ảnh: Flickr)
Khỉ đuôi lợn có đặc điểm nổi bật là 2 bên má lông dài, rậm, màu hung sáng phủ gần kín tai tạo thành đĩa mặt.(Ảnh: Flickr)
Ở đỉnh đầu lông màu hung sẫm hoặc xám đen tạo thành “xoáy” tỏa ra xung quanh gần giống cái mũ. Sau trán có một mảng lông hình tam giác màu nâu đậm.(Ảnh: Thai National Parks)
Ở đỉnh đầu lông màu hung sẫm hoặc xám đen tạo thành “xoáy” tỏa ra xung quanh gần giống cái mũ. Sau trán có một mảng lông hình tam giác màu nâu đậm.(Ảnh: Thai National Parks)
Thân của khỉ đuôi lợn phủ lông dài màu xám. Lông đuôi của chúng rất ngắn, trông giống đuôi lợn.(Ảnh: Animalia)
Thân của khỉ đuôi lợn phủ lông dài màu xám. Lông đuôi của chúng rất ngắn, trông giống đuôi lợn.(Ảnh: Animalia)
Đuôi thường mập phần gốc, kém nửa chiều dài thân và dài hơn bàn chân sau.(Ảnh: Thai National Parks)
Đuôi thường mập phần gốc, kém nửa chiều dài thân và dài hơn bàn chân sau.(Ảnh: Thai National Parks)
Mời quý độc giả xem thêm video: "Hải Lam thi Hoa hậu Đồng bằng sông Cửu Long". Nguồn FB Hải Lam.

GALLERY MỚI NHẤT

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.