Khỉ dùng đá làm công cụ thành thục như người

Trong điều kiện khan hiếm thức ăn, các loài linh trưởng như khỉ mũ mặt trắng đã khám phá ra công dụng bằng đá và vô tình bước vào "thời kỳ đồ đá", theo một công trình nghiên cứu quốc tế.

Khỉ dùng đá làm công cụ thành thục như người

Khỉ được cho là động vật thứ tư (ngoài con người) có bước tiến đáng kể khi thường xuyên tận dụng các hòn đá sắc nhọn vào mục đích của chúng.

Bầy khỉ mũ mặt trắng trên đảo Jicaron dùng đá đập vỡ thức ăn cứng
 Bầy khỉ mũ mặt trắng trên đảo Jicaron dùng đá đập vỡ thức ăn cứng 

Giới khoa học đã để ý loài khỉ mũ (còn gọi là khỉ thầy tu vì có chỏm lông màu sậm trên đầu) về khả năng sử dụng công cụ đá trong những năm gần đây.

Để kiểm chứng, nhóm chuyên gia quốc tế - trong đó có các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Max Planck, Đức, đã quan sát bầy khỉ mũ mặt trắng (capuchin) tại Vườn quốc gia đảo Coiba, Panama.

Họ đặt máy quay tại ba hòn đảo (oiba, Jicaron và Rancheria thuộc khu công viên để nghiên cứu hành vi loài khỉ này.

Trong 3 địa điểm quan sát, chỉ có bầy khỉ trên đảo Jicarón bộc lộ khả năng dùng công cụ đá. Điều này khiến các chuyên gia tin rằng động vật linh trưởng (kể cả tổ tiên loài ngoài) có thể đã tình cờ sử dụng công cụ bằng đá và bước vào kỷ nguyên đồ đá.

Các chuyên gia tin rằng có một vài tác nhân đóng vai trò thúc đẩy khỉ trên đảo Jicarón thử dùng công cụ đá.

Theo đó, trong điều kiện không có động vật ăn thịt, loài linh trưởng này có nhiều thời gian rảnh rỗi để lang thang, khám phá cuộc sống xung quanh. Khi thực phẩm tương đối khan hiếm, việc dùng đá để tách hạt hay vỏ các loài giáp xác là điều cần thiết.

Chia sẻ trên trang New Scientist, TS. Brendan Barrett - đại diện nhóm chuyên gia, nói: "Chúng tôi rất ngạc nhiên khi phát hiện những hành vi này dường như có liên quan đến vị trí địa lý. Loài khỉ đuôi dài ở Thái Lan, tinh tinh phía tây châu Phi và vài loài khỉ mũ ở Nam Phi cũng dùng đá làm công cụ khai thác thức ăn".

Giới khoa học cho rằng nhóm khỉ mũ và nhóm khỉ không "mũ" đã phát triển theo hai nhánh khác nhau khoảng 6,2 triệu năm trước. Trùng hợp là vào khoảng thời gian này, loài người cũng tách khỏi tổ tiên gần gũi nhất là tinh tinh và vượn Bonobo (tinh tinh lùn).

Khỉ không "mũ" hiện nay gồm bốn loài điển hình, đều sử dụng công cụ bằng đá.

Dùng đá tách quả hạch và một số thức ăn khác - (Ảnh: BIORXIV).
 Dùng đá tách quả hạch và một số thức ăn khác - (Ảnh: BIORXIV).
Công cụ bằng đá, gỗ và vỏ sò được khỉ sử dụng để bảo quản thức ăn - (Ảnh: BIORXIV).
 Công cụ bằng đá, gỗ và vỏ sò được khỉ sử dụng để bảo quản thức ăn - (Ảnh: BIORXIV).

Khám phá gây sốc về loài khỉ ít ai biết

(Kiến Thức) - Loài khỉ biết đếm, biết đau khổ, ngoại tình... hệt như con người là ba trong số những khám phá gây sốc về loài khỉ ít người biết.

Khám phá gây sốc về loài khỉ ít ai biết
Kham pha gay soc ve loai khi it ai biet
Một trong số những khám phá gây sốc về loài khỉ ít người biết là khỉ Titi ở Nam Mỹ là những con khỉ chung tình nhất thế giới, chúng tuân thủ nghiêm ngặt chế độ một vợ một chồng. Khi người bạn đời mất đi, chúng trở nên vô cùng đau khổ. Loài khỉ này còn thể hiện tình cảm của mình bằng những hành động rất đáng yêu như chép môi, âu yếm, nắm tay, chải chuốt cho nhau.

Điểm những loài khỉ quý hiếm nhất tự nhiên

(Kiến Thức) - Những loài khỉ quý hiếm này đang dần bị đẩy vào thảm họa diệt chủng do bị săn bắt, thu hẹp môi trường sống liên tục trong thời gian qua.

Điểm những loài khỉ quý hiếm nhất tự nhiên
Diem nhung loai khi quy hiem nhat tu nhien
Đứng đầu danh sách những loài khỉ quý hiếm nhất tự nhiên có lẽ là khỉ lùn Tarsier. Chúng thậm chí còn được cho là đã tuyệt chủng từ năm 1921 khi người ta không thể tìm thấy bất cứ một cá thể khỉ lùn Tarsier nào nữa.

Sự thật ít biết về loài khỉ Châu Á

(Kiến Thức) - Loài khỉ Châu Á không uống nhiều nước, chúng uống sương và nước mưa trên lá cây.

Sự thật ít biết về loài khỉ Châu Á
Su that it biet ve loai khi Chau A

Loài khỉ Châu Á cao khoảng 0.4 m - 0.7m và nặng 4.9kg- 18kg, đuôi có thể dài tới 1.06m. Con đực thường to hơn con cái.

Đọc nhiều nhất

Tin mới