Khi bị tru di cửu tộc, không ai dám chạy trốn, hóa ra là vì...

Khi quan lại phạm tội bị xử tội tru di cửu tộc, người thân của họ không một ai trốn thoát, vì sao lại như vậy?

Trong các triều đại phong kiến Việt Nam và Trung Quốc, để duy trì chế độ vua - tôi, các quan lại phạm phải trọng tội thường bị nhận hình phạt tru di. Trong đó, hai hình phạt được áp dụng nhiều nhất nhất là tru di tam tộc và tru di cửu tộc.

Tru di tam tộc được hiểu là đem ra xử tử, giết sạch cả 3 họ của quan lại phạm tội bao gồm: Họ cha, họ mẹ và họ vợ/chồng.

Tru di cửu tộc bao gồm xử tử, giết sạch cả 9 đời của người phạm tội bao gồm: Ông sơ, bà sơ (tức cao tổ phụ, cao tổ mẫu); ông cố bà cố (tằng tổ phụ, tằng tổ mẫu); ông bà nội (nội tổ phụ, nội tổ mẫu); cha mẹ (song thân), kỹ thân (bản thân người phạm tội); con cái (tử); cháu (tôn); chắt (tằng tôn); chít (huyền tôn).

Khi bi tru di cuu toc, khong ai dam chay tron, hoa ra la vi...
Ảnh minh họa. Ảnh Internet.

Hình phạt tru di là hình phạt tàn nhẫn nhất trong lịch sử phong kiến bởi một người phạm tội thì người thân 3 họ hay 9 họ của người đó đều bị xử tử. Do đó, sẽ có hàng trăm người bị giết cùng một lúc. Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, Nguyễn Trãi là người đã phải chịu hình phạt tru di tam tộc.

Theo tờ Sohu thống kê, tru di là hình thức xử tử phổ biến ở thời kỳ phong kiến cổ đại, số lượng vụ hành quyết có thể lên tới hàng trăm người, khung cảnh diễn ra vô cùng tàn nhẫn. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc vì sao những người thân trong gia tộc bị liên lụy không bỏ trốn mà lại ngoan ngoãn chịu trói và bị xử tử. Tờ Sohu khẳng định, những người thân của quan lại phạm tội căn bản không thể trốn thoát khỏi triều đình dù thời đó người dân vẫn chưa có mã số định danh cá nhân như chứng minh thư hay căn cước công dân cũng chẳng có các thiết bị nhận diện như ảnh chụp chân dung để truy nã,...

Khi bi tru di cuu toc, khong ai dam chay tron, hoa ra la vi...-Hinh-2
Ảnh minh họa. Ảnh Internet.

Thứ hai, thời cổ đại giao thông còn kém phát triển, không có nhiều phương tiện giao thông hiện đại như ngày nay. Người thân của quan lại phạm tội nếu có điều kiện có thể mua ngựa hoặc xe ngựa để di chuyển đường rừng. Hoặc nếu không, họ chỉ có thể đi bộ để chạy trốn khỏi quan quân triều đình. Điều này cũng vô cùng bất tiện khi chạy trốn bởi quân lính triều đình có thể đuổi kịp họ nhờ phi ngựa nước đại, tốc độ di chuyển nhanh chóng.

Vào thời Hán Cảnh Đế, khi nhà vua quyết định xử tử cả nhà Triều Thác đã quyết giữ bí mật tới cùng. Khi xe của Triều Thác đi qua cổng thành, Đồng Thì - một viên quan đã ngay lập tức giết chết Triều Thác ngay cả khi ông vẫn mặc triều phục. Ngay khi đó, một số lượng lớn quan và binh lính đã bắt giữ người nhà của Triều Thác theo kế hoạch và bị đưa ra pháp trường xử tử.

Điều này cho thấy, quan lại phạm tội không có chuẩn bị trước, người nhà cũng không đoán trước được tình hình, chỉ có thể khoanh tay chịu trói và bị xử tử.

Ngoài ra, môi trường thời cổ đại còn rất sơ khai, những động vật hoang dã như hổ, sói hoang ở khắp nơi. Những người chạy trốn có khả năng trở thành mồi ngon của chúng hoặc nếu không cũng bị cắn chết trên đường di chuyển. Cho dù không có động vật hoang dã, người chạy trốn cũng phải đối mặt với nạn trộm cướp dọc đường. Nếu không may, họ có thể bị cướp hết của cải và mất luôn cả mạng.

Khi bi tru di cuu toc, khong ai dam chay tron, hoa ra la vi...-Hinh-3
Ảnh minh họa. Ảnh Internet.

Thứ ba, ngay cả khi không có mã số định danh cá nhân như chứng minh thư, căn cước công dân, hay một loại giấy tờ để chứng minh thân phận thì những người phạm tội cũng không thể thoát khỏi cái chết vì không có nơi ở cố định. Khi di chuyển đến một nơi ở mới, những người này phải đến khai báo với quan lại địa phương. Nếu không có lai lịch quê quán cụ thể (ngày nay được gọi là hộ khẩu thường trú), quan lại sẽ cho những người này vào diện tình nghi và bẩm báo với quan lại có chức vị cao hơn.

Bên cạnh đó, ở thời cổ đại, dòng người trong xã hội không lớn, nếu có người lạ đến thôn, làng, đến cả tổ tiên tám đời đều phải khai báo cụ thể. Do đó, người nhà kẻ phạm tội không dễ dàng chạy thoát.

Thứ tư, người dân phong kiến bị ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa Nho giáo. Luôn coi trọng Đế vương và việc lá rụng về cội. Do đó, khi bị Hoàng đế xử chết cả tộc, họ đều chấp nhận bởi họ thà chết oan uổng, trung nghĩa chứ không chịu tội chống mệnh thiên tử.

Ung Chính dùng 3 “độc chiêu” nào để dẹp tan nạn tham nhũng?

Hoàng đế Ung Chính chỉ sử dụng 3 độc chiêu nhưng có thể giải quyết triệt để vấn đề tham ô, tham nhũng mà Chu Nguyên Chương xử tử 150.000 người không làm được. Vị hoàng đế nổi tiếng của nhà Thanh đã làm gì?

Ung Chính dùng 3 “độc chiêu” nào để dẹp tan nạn tham nhũng?

Chu Nguyên Chương (1328 – 1398) là vị hoàng đế khai quốc của triều đại nhà Minh. Xuất thân từ một gia đình nông dân, hoàng đế Chu Nguyên Chương từ lâu đã thấy hiểu các nỗi khổ của người dân, đồng thời hiểu rõ sức mạnh của dân chúng.

Vị hoàng đế nổi tiếng này cực kỳ ghét quan tham ô, tham nhũng. Trong thời gian trị vì của mình, hoàng đế Chu Nguyên Chương nghiêm trị các vị tham quan bằng nhiều cực hình tàn khốc như chém bêu đầu, tùng xẻo, giết cả họ... Chu Nguyên Chương thực hiện chiến dịch "bàn tay sắt" nhằm triệt để chống nạn tham nhũng.

Quy định khó tin thời Trung Hoa cổ đại dành cho... gái ế

Thời xưa, gái ế không những phải nộp thuế độc thân, nếu đến tuổi không chịu kết hôn, cha mẹ còn bị xử tử.

Quy định khó tin thời Trung Hoa cổ đại dành cho... gái ế

Con người hiện đại nhìn chung kết hôn muộn hơn, thậm chí có xu hướng sống độc thân khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng, đứng ngồi không yên, tìm mọi cách để thúc giục chuyện cưới xin.

Thế nhưng bạn biết không, có rất nhiều phương pháp thúc giục chuyện cưới xin từ thời cổ đại. Những phương pháp này thậm chí còn kinh khủng hơn ngày nay rất nhiều. Ngoài cha mẹ, người thân, bạn bè, thậm chí chính quyền cũng chủ động và đưa ra nhiều chính sách để buộc trai ế, gái ế sớm thành gia lập thất, đi đến hôn nhân một cách nhanh nhất. Thậm chí, nếu giấu diếm việc độc thân, hình phạt nghiêm trọng nhất chính là hại cả cha mẹ bị xử tử.

Từ Hi Thái hậu xử tử đầu bếp khi biết nguyên liệu nấu món súp

Là người nắm giữ quyền lực tối cao nên đời sống của Từ Hi Thái hậu cũng vô cùng xa hoa với nhiều quy tắc sinh hoạt cầu kỳ, đặc biệt là trong việc ăn uống.

Từ Hi Thái hậu xử tử đầu bếp khi biết nguyên liệu nấu món súp

Nếu nhắc đến người phụ nữ quyền lực nhất của triều đại nhà Thanh, chắc chắn không ai có thể vượt qua được Từ Hi Thái Hậu. Dù trên danh nghĩa bà chưa một lần nắm giữ ngai vàng, nhưng thực tế quyền lực của bà còn cao hơn cả vua. Thậm chí, bà còn có thể phế truất cả vua nếu vị này không nghe theo ý mình.

Tu Hi Thai hau xu tu dau bep khi biet nguyen lieu nau mon sup

Ảnh minh hoạ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới