Khảo sát cho thấy hơn 8 trên 10 người tham gia khảo sát tại Việt Nam (82%) hiện đang thực hiện các bước để có "năng lực kinh tế cao hơn". Các hành động ưu tiên bao gồm tìm hiểu về tài chính cá nhân, đặt ra các mục tiêu tài chính rõ ràng, đầu tư vào giáo dục và phát triển kỹ năng cũng như bắt đầu tham gia kinh doanh hoặc có thêm nghề tay trái.
Khảo sát của Herbalife tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương: 8 trên 10 người Việt mong muốn được nâng cao năng lực kinh tế
Herbalife, một trong những công ty hàng đầu về sức khỏe và thể chất, vừa công bố kết quả của Khảo sát mới đây về Nâng Cao Năng Lực Kinh tế tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Gần một nửa (48%) số người Việt tham gia khảo sát cho biết tiêu chuẩn để nâng cao năng lực kinh tế của họ đã thay đổi trong 5 năm qua do ảnh hưởng đại dịch và lạm phát gia tăng. Một số rào cản chính của việc nâng cao năng lực kinh tế bao gồm thiếu nguồn lực để đầu tư vào ý tưởng, không có kỹ năng phù hợp để phát triển công việc và khả năng tiếp cận tín dụng, tiền bạc hoặc các dịch vụ tài chính khác bị hạn chế.
Ngoài ra, có rất nhiều ý kiến (75%) cho rằng bắt đầu công việc kinh doanh riêng hoặc làm công việc tự do là cách duy nhất để có năng lực kinh tế tốt hơn.
Dựa trên kết quả của khảo sát, việc nâng cao năng lực kinh tế khác nhau tùy theo từng thị trường. Cứ hai người Việt Nam tham gia khảo sát thì có một người (50%) cho rằng việc nâng cao năng lực kinh tế ở nơi họ sinh sống dễ dàng hơn so với các thị trường khác.
Các lý do chính cản trở việc nâng cao năng lực kinh tế của người Việt tham gia khảo sát bao gồm:
• Tôi không có nguồn lực cần thiết để đầu tư vào ý tưởng của mình - 41%
• Tôi không có những kỹ năng phù hợp để phát triển trong công việc/để có được sự nghiệp như mong muốn - 40%
• Thiếu cơ hội học tập/đào tạo thêm - 26%
• Tình hình kinh tế hiện tại ở đất nước của tôi – 22%
• Khả năng tiếp cận tín dụng, tiền bạc hoặc các dịch vụ tài chính khác bị hạn chế - 21%
Các hành động người tham gia khảo sát tại Việt Nam ưu tiên thực hiện để nâng cao năng lực kinh tế bao gồm:
• Tự học về tài chính cá nhân, lập ngân sách, đầu tư - 60%
• Đặt mục tiêu tài chính rõ ràng, bao gồm thường xuyên tiết kiệm tiền và/hoặc trả hết nợ - 60%
• Đầu tư vào giáo dục và phát triển kỹ năng phù hợp với mục tiêu của tôi - 54%
• Bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình/bắt đầu một "nghề tay trái" để đa dạng hóa nguồn thu nhập cá nhân - 43%
• Xây dựng một mạng lưới các mối quan hệ cá nhân và/hoặc công việc mạnh mẽ - 39%
Cuộc khảo sát cũng tiết lộ sự khác biệt trong cách các nhóm tuổi khác nhau tại Việt Nam nhìn nhận về việc nâng cao năng lực kinh tế:
• Thế hệ Z và Millennials (lần lượt là 77% và 85%) quan tâm nhiều hơn về việc nâng cao năng lực kinh tế cho bản thân trong 5 năm qua, và người thuộc thế hệ Millennials (85%) là nhóm đang tích cực thực hiện các bước hành động để cải thiện tình hình kinh tế của mình nhất.
• Thế hệ Millennials và X (lần lượt là 77% và 78%) có xu hướng coi việc bắt đầu một nghề tay trái hoặc công việc kinh doanh riêng là cách duy nhất để nâng cao năng lực kinh tế
• Hai lý do hàng đầu khiến Thế hệ Z và Millennials khó nâng cao năng lực kinh tế hơn là trình độ học vấn và vị trí xã hội.