Ý nghĩa lễ Đức Chúa Ông
Theo trình tự chuẩn của nhà chùa, đến chùa hành lễ phải đặt lễ vật, thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước. Tuy nhiên, chưa hẳn ai cũng biết ý nghĩa thực sự của ban thờ Đức Chúa Ông.
Đi lễ chùa đầu năm. Ảnh minh họa. |
Trao đổi với PV Kiến Thức, Sư cô Thích Nữ Minh Tâm (Học viện Phật giáo Việt Nam tại Sóc Sơn – Hà Nội) cho biết: “Khi vào chùa dâng lễ, đầu tiên người Phật tử phải đặt lễ vật và thắp hương ở ban thờ Đức Chúa Ông. Đây là người đã bỏ vàng ra lát khu vườn của Thái Tử Kỳ Đà nước Xá Vệ nhằm mua được khu vườn xinh đẹp đó xây tịnh xá cúng dàng đức Phật đến thuyết pháp. Do công đức lúc sinh thời làm nhiều việc phúc và ủng hộ Phật pháp nên Ngài được làm Long Thần hộ pháp tại các chùa (miền bắc Việt Nam - PV). Trong tiềm thức dân gian Ngài là vị thần chủ tể ở chùa, là Thập bát long thần ủng hộ Phật pháp và là vị thần trong coi trong chùa, bảo hộ cho trẻ em.
Khấn cúng Đức Chúa Ông thế nào mới đúng?
Văn khấn Đức Ông - Đức Chúa Ông (Tôn giả Tu-đạt)
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.
Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....
Tín chủ con là .................................................................................................
Ngụ tại ............................................................................................................
Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa ................................... trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.
Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.
Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
(Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin)