Khám xét, điều tra sàn vàng trái phép công ty Khải Thái

Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khám xét 3 địa điểm Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Khải Thái để điều tra hành vi “Kinh doanh trái phép”.

Cuộc điều tra, khám xét đã diễn ra đồng loạt vào ngày 1/10. Các địa chỉ bị khám xét gồm trụ sở chính của công ty tại tầng 18, toà nhà CharmVit (số 117 Trần Duy Hưng, P.Trung Hoà, Q.Cầu Giấy) và hai chi nhánh tại tầng 11 toà nhà Plaschem (Nguyễn Văn Cừ, Q.Long Biên) và tầng 18 toà nhà Lotte (đường Liễu Giai, quận Ba Đình).
Cơ quan điều tra tình nghi công ty này thực hiện việc kinh doanh vàng trên tài khoản không được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép
Kết quả khám xét, cơ quan điều tra đã thu giữ hàng chục tỉ đồng tiền mặt, nhiều tài liệu, giấy tờ có liên quan, niêm phong trong hàng chục thùng hồ sơ, nhiều ổ cứng máy tính...
Ngoài công ty Khải Thái, nhiều khách vàng vẫn tiếp tục bị thuyết phục tham gia đầu tư vào sàn vàng trái phép khác - Ảnh: Tư liệu Tuổi Trẻ.
 Ngoài công ty Khải Thái, nhiều khách vàng vẫn tiếp tục bị thuyết phục tham gia đầu tư vào sàn vàng trái phép khác - Ảnh: Tư liệu Tuổi Trẻ.
Cơ quan điều tra cũng xác định có 5 người liên quan trong vụ việc này và đã triệu tập về trụ sở để tiếp tục điều tra làm rõ hành vi vi phạm pháp luật.
Các cá nhân bị triệu tập gồm:
Nguyễn Mạnh Linh (27 tuổi, quê Ninh Bình, trú tại đường Nguyễn Trãi, Hà Nội), Giám đốc công ty.
Hsu Ming Jung (tên tiếng Anh là Saga, 39 tuổi, người Đài Loan, trú tại Toà nhà Keangnam, Hà Nội), Tổng giám đốc của công ty, chỉ đạo và điều hành toàn bộ hoạt động huy động đầu tư kinh doanh của công ty Khải Thái;
Đoàn Thị Luyến (27 tuổi, quê Hải Dương, trú tại CT3 Bắc Linh Đàm, Hà Nội), Giám đốc điều hành công ty.
Đinh Thị Hồng Vinh (29 tuổi, quê Ninh Bình; trú tại CT3 Bắc Linh Đàm, Hà Nội), Giám đốc điều hành công ty tại Chi nhánh tầng 11, toà nhà Plaschem, Q.Long Biên, Hà Nội.
Trịnh Hoà Bình (39 tuổi, quê Ninh Bình, trú tại đường Lê Duẩn, Hà Nội), Kế toán trưởng công ty.
Theo cơ quan điều tra, trước đây công ty này đã lập sàn giao dịch vàng, ngoại tệ bằng hình thức tài khoản trên mạng và kêu gọi nhà đầu tư tham gia.
Đến năm cuối 2012, công ty đã chuyển mục đích là kêu gọi các nhà đầu tư đóng tiền với lãi suất từ 3 đến 3,5% tháng để công ty đầu tư kinh doanh vào các sàn vàng quốc tế.
Gần đây, Công ty còn tổ chức Hội thảo lớn ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia để kêu gọi hàng trăm nhà đầu tư gửi tiền đầu tư vào nhiều dự án lớn, lợi nhuận cao. Thực chất công ty không đầu tư gì, chỉ thu tiền của nhà đầu tư và trả lãi suất cao 36-42%/năm.
Được biết, công ty này có một đội ngũ chuyên gia ngồi tại Đài Loan - Trung Quốc để chơi vàng trên các sàn giao dịch Forex tại Quảng Đông và Hồng Kông - Trung Quốc.
Công ty liên tục tuyển nhân viên kinh doanh mới, sau khi đào tạo được một tuần sẽ in Card Visit và hoạt động theo từng nhóm tìm kiếm khách hàng mà không hề có hợp đồng lao động.
Trong một tuần này, nhân viên công ty sẽ được đào tạo cách thức lên mạng internet tìm số điện thoại của những người mua bán nhà, ô tô, để mời chào.
Hiện nay, công ty đã huy động được khoảng 2.000 tài khoản uỷ thác đầu tư với số tiền trên 200 tỉ đồng. Theo ước tính, mỗi tháng thu gom được khoảng 20 tỉ đồng. Số tiền trên hầu hết đều được chuyển ra nước ngoài. Giao dịch của công ty này lên đến hàng chục tỉ đồng trong vài tháng.
Mục đích duy nhất của công ty trong việc liên tục tuyển nhân viên kinh doanh là để tìm kiếm người mở tài khoản gửi tiền với lãi suất cao 3-3,5%/tháng.
Đặc biệt, cơ chế thưởng cho nhân viên kinh doanh của công ty rất cao gồm nhiều khoản mục nên càng kích thích nhân viên tìm kiếm nguồn khách hàng cho công ty.
Theo Ngân hàng Nhà nước, trong danh sách các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh mua bán vàng miếng; danh sách các cổ chức tín dụng được cấp phép hoạt động ngoại hối đều không có Công ty TNHH tư vấn và đầu tư Khải Thái.
Theo quy định, việc kinh doanh vàng phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép và được Ngân hàng nhà nước cấp Giấy phép.
Mặt khác, thông tư 17 năm 2010 của Ngân hàng Nhà nước quy định các tổ chức tín dụng đang kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài có trách nhiệm tất toán, đóng các tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài chậm nhất vào ngày 31-7-2010.
Các Giấy phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài Ngân hàng Nhà nước đã cấp cho các tổ chức tín dụng đều hết hiệu lực kể từ ngày 1-8-2010. Do đó, hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản của công ty này là hoạt động “kinh doanh trái phép”.
Hiện cơ quan điều tra đang tiếp tục làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân liên quan.

Điểm danh mã chứng khoán lao dốc mạnh nhất phiên 12/5

(Kiến Thức) - Với sự sụt giảm mạnh của Vn-Index khi mất hơn 25 điểm, một loạt mã chứng khoán trên sàn cũng lao dốc không phanh.

Trong phiên giao dịch sáng nay (12/5), chỉ số Vn-Index dừng lại ở mức 517,05 điểm, giảm 25,41 điểm (tương đương 4,68%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 99,260 triệu đơn vị, trị giá 1.670,62 tỷ đồng. Toàn sàn HoSE có 24 mã tăng, 239 mã giảm và 16 mã đứng giá.
Trong phiên giao dịch sáng nay (12/5), chỉ số Vn-Index dừng lại ở mức 517,05 điểm, giảm 25,41 điểm (tương đương 4,68%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 99,260 triệu đơn vị, trị giá 1.670,62 tỷ đồng. Toàn sàn HoSE có 24 mã tăng, 239 mã giảm và 16 mã đứng giá.  
Trong số rất nhiều mã chứng khoán lao dốc, mã cổ phiếu GAS của Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGas) giảm mạnh nhất, mất tới 6.500 đồng, còn 90.500 đồng/cổ phiếu. PVGAS đang là công ty lớn nhất trên sàn chứng khoán HoSE với quy mô vốn hóa gần 80 nghìn tỷ và tổng tài sản hơn 45 nghìn tỷ đồng.
Trong số rất nhiều mã chứng khoán lao dốc, mã cổ phiếu GAS của Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGas) giảm mạnh nhất, mất tới 6.500 đồng, còn 90.500 đồng/cổ phiếu. PVGAS đang là công ty lớn nhất trên sàn chứng khoán HoSE với quy mô vốn hóa gần 80 nghìn tỷ và tổng tài sản hơn 45 nghìn tỷ đồng. 
Theo sau, cổ phiếu VNM của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam cũng giảm tới 6.000 đồng, còn 124.000 đồng/cổ phiếu. Đây là một trong những cổ phiếu có giá trị cao nhất trên thị trường chứng khoán trong nước.
 Theo sau, cổ phiếu VNM của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam cũng giảm tới 6.000 đồng, còn 124.000 đồng/cổ phiếu. Đây là một trong những cổ phiếu có giá trị cao nhất trên thị trường chứng khoán trong nước.
Trong phiên ngày 12/5, thị trường cũng chứng kiến phiên lao dốc của cổ phiếu FPT, khi mất tới 3.200 đồng, còn 43.100 đồng/cổ phiếu.
Trong phiên ngày 12/5, thị trường cũng chứng kiến phiên lao dốc của cổ phiếu FPT, khi mất tới 3.200 đồng, còn 43.100 đồng/cổ phiếu.  
Cổ phiếu HSG của Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen chỉ còn 39.100 đồng/cổ phiếu, giảm 2.900 đồng/cổ phiếu. Đây cũng là mức giảm khá mạnh trên thị trường chứng khoán Việt ngày 12/5.
Cổ phiếu HSG của Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen chỉ còn 39.100 đồng/cổ phiếu, giảm 2.900 đồng/cổ phiếu. Đây cũng là mức giảm khá mạnh trên thị trường chứng khoán Việt ngày 12/5.  
Giảm 2.500 đồng/cổ phiếu là mức giảm của cổ phiếu CSM của Công ty cổ phần công nghiệp cao su miền Nam. Với mức giảm này, cổ phiếu CSM chốt phiên còn 34.400 đồng/cổ phiếu.
Giảm 2.500 đồng/cổ phiếu là mức giảm của cổ phiếu CSM của Công ty cổ phần công nghiệp cao su miền Nam. Với mức giảm này, cổ phiếu CSM chốt phiên còn 34.400 đồng/cổ phiếu. 
Trong khi đó, cổ phiếu BVH của tập đoàn Bảo Việt giảm 2.400 đồng, còn 32.600 đồng. Đây là một trong những cổ phiếu luôn chiếm tỷ trọng cao trong danh mục đầu tư của các quỹ đầu tư quốc tế.
Trong khi đó, cổ phiếu BVH của tập đoàn Bảo Việt giảm 2.400 đồng, còn 32.600 đồng. Đây là một trong những cổ phiếu luôn chiếm tỷ trọng cao trong danh mục đầu tư của các quỹ đầu tư quốc tế.  
Mã bluechips khác như VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cũng giảm 1.600 đồng, xuống còn 23.800 đồng/cổ phiếu.
 Mã bluechips khác như VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cũng giảm 1.600 đồng, xuống còn 23.800 đồng/cổ phiếu. 
Cùng mức giảm 1.600 đồng/cổ phiếu còn có cổ phiếu REE của Công ty cổ phần Cơ điện lạnh, giảm xuống còn 22.300 đồng/cổ phiếu. Đây là công ty do bà Nguyễn Thị Mai Thanh làm chủ tịch. Cô con gái Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh của bà Thanh sở hữu khá nhiều cổ phiếu REE và nằm trong top những triệu phú trẻ nhất trên sàn chứng khoán.
Cùng mức giảm 1.600 đồng/cổ phiếu còn có cổ phiếu REE của Công ty cổ phần Cơ điện lạnh, giảm xuống còn 22.300 đồng/cổ phiếu. Đây là công ty do bà Nguyễn Thị Mai Thanh làm chủ tịch. Cô con gái Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh của bà Thanh sở hữu khá nhiều cổ phiếu REE và nằm trong top những triệu phú trẻ nhất trên sàn chứng khoán.  
Cổ phiếu VIC của tập đoàn Vingroup giảm 1.500 đồng, còn 62.500 đồng/cổ phiếu.
 Cổ phiếu VIC của tập đoàn Vingroup giảm 1.500 đồng, còn 62.500 đồng/cổ phiếu.
Cùng mức giảm 1.500 đồng, cổ phiếu SSI của Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn chỉ còn 21.200 đồng. Đây cũng là một trong những cổ phiếu từng gây sốt thị trường.
Cùng mức giảm 1.500 đồng, cổ phiếu SSI của Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn chỉ còn 21.200 đồng. Đây cũng là một trong những cổ phiếu từng gây sốt thị trường.  
Tiếp theo, cổ phiếu VSH của Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn giảm 1.000 đồng, còn 14.100 đồng/cổ phiếu. Công ty hiện đang quản lý và vận hành 2 nhà máy thủy điện là Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn và Nhà máy thủy điện Sông Hinh.
 Tiếp theo, cổ phiếu VSH của Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn giảm 1.000 đồng, còn 14.100 đồng/cổ phiếu. Công ty hiện đang quản lý và vận hành 2 nhà máy thủy điện là Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn và Nhà máy thủy điện Sông Hinh. 

Bí mật của nữ tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt

Bà Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn trở thành nữ tỷ phú giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt.

Nhờ mức tăng gần gấp đôi của cổ phiếu VHC lên ngưỡng 55.000 đồng/cố phiếu trong 2 phiên giao dịch gần đây, bà Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn hiện đang sở hữu gần 30,4 triệu cổ phiếu VHC, tương đương gần 1.700 tỷ đồng, chiếm 50,3% cổ phần của Thủy sản Vĩnh Hoàn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới