Khám phá xứ sở Mali huyền bí thập niên 1990 qua loạt ảnh hiếm
Nằm ở Tây Phi, đất nước Mali nổi tiếng với nền văn hóa bản địa đặc sắc cùng những cảnh quan thiên nhiên gây choáng ngợp. Cùng khám phá vùng đất này qua loạt ảnh do một du khách Hà Lan chụp năm 1998.
T.B (tổng hợp)
Khu chợ họp bên Đại giáo đường ở Djenne, miền Trung Mali năm 1998. Công trình có từ thế kỷ 13-14, được xây lại năm 1906, là một phần của Di sản thế giới Đô thị cổ Djenne, được UNESCO công nhận từ năm 1988. Ảnh: Stefan Hajdu Flickr.
Góc nhìn khác về khu thánh đường Hồi giáo nổi tiếng thế giới ở Djenne.
Cảnh họp chợ ở Djenne.
Chân dung một cô gái trẻ ở Djenne.
Một ngôi nhà ở ngoại ô Bamako, thủ đô và là thành phố lớn nhất Mali.
Hai phụ nữ địa phương giặt quần áo ở thành phố Bamako.
Cửa hàng bán những bộ phận tháo dỡ từ ô tô cũ ở Bamako.
Một gia đình ở Bamako.
Cô gái Bamako đang nấu một món ăn truyền thống.
Chân dung người đẹp Bamako.
Bến tàu ở Mopti, đô thị nằm ở ngã ba sông Nigeria và sông Bani, cách thủ đô Bamako 630 km về phía Đông Bắc.
Chân dung hai nam giới ở Mopti.
Chiếc xe tải chở đầy người trên nóc ở Sikasso, thành phố miền Nam Mali.
Một nhà thờ ở vùng Dogon, một khu vực phía Đông Mali, nơi dân cư chủ yếu là người Dogon.
Vách đá Bandiagara, một kỳ quan thiên nhiên ở vùng Dogon được tạo nên bởi một vách sa thạch cao đến 500 mét so với những đồng cát thấp hơn ở lân cận.
Làng của người Dogon gần vách đá Bandiagara.
Ngôi nhà bằng đất của cư dân vùng nông thôn Mali.
Chân dung hai thiếu nữ Mali.
Trẻ em Mali.
Mời quý độc giả xem video: Bãi biển bỏng ngô chỉ có ở Tây Ban Nha / VTV Travel.
Cận cảnh tháp cổ nghìn năm ở xứ sở công tử Bạc Liêu
Di tích tháp cổ Vĩnh Hưng có diện tích khoảng 5ha, tọa lạc tại ấp Trung Hưng 1B (xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi) cách TP. Bạc Liêu về phía Tây Bắc khoảng 20km theo đường chim bay.
Tháp cổ Vĩnh Hưng là di tích kiến trúc cổ duy nhất còn được bảo tồn ở miền Tây có giá trị về mặt nghệ thuât văn hoá được một nhà khảo cổ người Pháp phát hiện vào năm 1911.
Tháp Vĩnh Hưng là trung tâm tôn giáo của khu vực này được xây dựng từ khoảng thế kỷ VII sau Công nguyên để thờ vị vua tên là Khmer Yacovar – Man.
Trải qua nhiều năm, tháp cổ mang nhiều tên gọi khác nhau như tháp Lục Hiền, Trà Long, tháp Bhah Dhat và bây giờ là tháp cổ Vĩnh Hưng.
Tháp cổ Vĩnh Hưng có thân tháp hình chữ nhật với độ dài một cạnh là 5,6m, cạnh kia là 6,9m và chiều cao là 8,9m.
Tháp cổ có kiến trúc khá đơn giản được xây bằng hai loại gạch có màu sắc khác nhau. Từ chân tháp đến độ cao 4m là gạch đỏ và từ 4m trở lên trên được dùng gạch trắng.
Tháp có một gian hình chữ nhật, tường khá dày và nóc cao uốn thành vòm với một cửa chính. Càng lên cao độ dày của tường càng mỏng, vách tường được dựng nghiêng dần lên phía đỉnh tạo thành vòm cuốn.
Điều gây kinh ngạc là trải qua năm tháng và lộ thiên trên mặt đất nhưng tháp còn tồn tại khá nguyên vẹn. Các viên gạch được xếp chồng lên nhau lớp lớp vừa khít không hề có một kẽ hở nào, kết nối với nhau tạo nên một khối tháp vững chắc, đồng thời tạo thêm những đường uốn vòm tài tình.
Theo nhiều nhà khoa học, có thể người Khơme cổ đã dùng một kỹ thuật xây dựng đặc biệt. Nhiều khả năng họ đã dùng một loại keo thực vật để kết dính các viên gạch với nhau, mà không cần dùng đến các chất liệu xây dựng như xi măng, hay vôi vữa như bây giờ.
Đặc biệt, trong các đợt khai quật, các nhà khoa học đã tìm được nhiều cổ vật quý giá như tượng Nữ thần, bàn tay phải của “Tượng thần”...
Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn tìm thấy đồ gốm dùng trong sinh hoạt. Đặc biệt là bộ tượng đồng được các nhà khảo cổ học đánh giá là bộ sưu tập tượng độc đáo, là “bảo vật quốc gia”, trong đó có một số tượng độc bản có giá trị rất cao.
Năm 2011, di tích tháp Vĩnh Hưng được trùng tu tôn tạo gồm các hạng mục: nhà trưng bày, nhà bia, nhà bảo vệ, hàng rào và một số hạng mục khác nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.
Ngày nay, tháp cổ Vĩnh Hưng trở thành địa điểm hấp dẫn du lịch.
Mời độc giả xem video:Sự thật về đào mỏ quạ đang bán đầy chợ. Nguồn: THDT.
Loạt công dụng khó tin của loài cây biểu tượng nước Nga
Cây bạch dương cung cấp một loại nước uống độc đáo, gọi là nước bạch dương, có vị ngọt nhẹ và mùi thảo mộc. Việc lấy nước gần giống cách thu hoạch mủ cao su...
Nhắc đến “xứ sở Bạch Dương”, người Việt nào cũng biết đây là một tên gọi dành cho nước Nga. Nhưng không phải ai cũng biết tường tận về cây bạch dương, loài cây làm nên cái tên mộng mơ của đất nước rộng lớn nhất thế giới. Ảnh: Newderevo.ru.
Trên phương diện khoa học, bạch dương là tên gọi dành cho một số loài cây có quan hệ gần gũi thuộc chi Bạch dương (Betula), thuộc họ Cáng lò (Betulaceae), phổ biến ở các vùng ôn đới Bắc bán cầu. Ảnh: Chegg.com.
Silicone là một chất liệu đa năng, từ y học, công nghiệp đến đời sống hàng ngày, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống nhờ tính bền, an toàn và linh hoạt.
Hàng loạt linh vật Tết Ất Tỵ 2025 ở các địa phương đang rộn ràng với đa dạng mô hình rắn từ dễ thương, điệu đà đến dữ dằn, "độc-lạ", gây ấn tượng mạnh mẽ với công chúng...
Vào tháng 8/1910, một vụ cháy rừng tồi tệ xảy ra ở 3 tiểu bang của Mỹ. Thảm họa kinh hoàng này khiến 87 người thiệt mạng và hơn 1,2 triệu ha đất bị tàn phá.