Khám phá “vườn mận chữa lành” nơi cổng trời Mường Lống

Một “vườn mận chữa lành” giống mới trồng nơi cổng trời Mường Lống ở vùng biên giới tỉnh Nghệ An hút khách đến tham quan, chụp ảnh.

Ở vùng biên giới cổng trời Mường Lống giáp nước bạn Lào (thuộc xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An), cây mận tam hoa nức tiếng hàng chục năm qua đã giúp bà con người H’Mông thay thế những vườn hoa anh túc bạt ngàn từ những năm thập niên 90 của thế kỷ XX.
Cứ vào mỗi dịp Tết đến xuân về, khi hoa mận nở trắng khắp núi rừng, rất đông du khách lại vượt quãng đường 295km từ thành phố Vinh về Mường Lống chụp ảnh, ghi lại khoảnh khắc thiên nhiên chuyển mùa.
Kham pha “vuon man chua lanh” noi cong troi Muong Long
Vườn mận giống mới trồng cho thu hoạch sớm ở cổng trời Mường Lống. Ảnh: NVCC
Riêng năm nay, vườn mận mới trồng khoảng 5 năm đã đến kỳ thu hoạch đầu tiên. Mận giống mới cho quả ngon, ngọt hơn mận tam hoa truyền thống. Nắm bắt xu hướng "du lịch chữa lành" đang phổ biến trên MXH, người dân ở đây đã tổ chức “vườn mận chữa lành” ở nơi vùng có khí hậu mát lạnh như Đà Lạt nhằm thu hút du khách trẻ.
Du khách tìm về vườn mận check-in
Chị Vi Thị Thắm, Giám đốc Trung tâm điều phối du lịch miền Tây xứ Nghệ chia sẻ, vườn mận của người dân ở Mường Lống được trồng từ hàng chục năm qua cho rất nhiều trái. Tuy nhiên, cây mận trồng và phát triển hoàn toàn tự nhiên, không được chăm sóc nên theo thời gian dần bị thoái hoá.
Do vậy, chính quyền địa phương đã lập dự án phục tráng cây mận, cây đào với mục đích thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm. Dự án ban đầu được hỗ trợ phân bón, cây trồng và có cả chuyên gia tạo cành ban và hướng dẫn người dân bản địa chăm sóc.
“Chúng tôi tổ chức tập huấn cho bà con phát triển du lịch cộng đồng, từ chào đón, tiếp khách,... Tất cả đều "cầm tay chỉ việc" cùng bà con đồng bào người H’Mông. Càng ngày lượng khách tìm đến những "vườn mận chữa lành" tham quan, trải nghiệm càng đông” - chị Thắm vui vẻ kể.
Kham pha “vuon man chua lanh” noi cong troi Muong Long-Hinh-2
Giới trẻ thích thú với xu hướng "chữa lành" ở vườn mận giữa núi rừng Mường Lống. Ảnh: NVCC
Thông thường mùa mận tam hoa chín vào cuối tháng 5, vậy nhưng năm nay, vườn mận cơm hay còn gọi là mận cherry chín sớm hơn mận tam hoa khoảng 1 tháng. Khi mận chín cũng là lúc nhóm làm du lịch miền Tây Nghệ An kết hợp, hướng dẫn người dân địa phương tổ chức đón khách, hỗ trợ truyền thông để nhiều du khách biết đến vườn mận Mường Lống.
“Giống mận mới này chín đỏ, quả nhỏ màu sắc giống quả cherry. Cây mận không quá cao, rất vừa để du khách đến vừa hái quả, vừa check-in” - chị Thắm chia sẻ và cho biết đợt lễ dài ngày vừa qua có hàng chục đoàn khách đến với Mường Lống tham quan, trải nghiệm và trú lại qua đêm.
Chị Thanh Bình, giáo viên Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An chia sẻ, rất bất ngờ trước vườn mận ở cổng trời Mường Lống. Đến đây, chị có cảm giác thư thái, nhẹ nhàng, đúng nghĩa về với tự nhiên, như một chuyến đi để “chữa lành” giữa núi rừng.
Sẽ tổ chức ngày hội hái mận
Bà Lê Thị Vân, cán bộ UBND xã Mường Lống (huyện Kỳ Sơn) cho biết, giống mận mới trồng được trồng 5 năm qua là giống được lai tạo từ mơ và mận. Loại mận này được ưa chuộng nên giá bán cao hơn mận tam hoa truyền thống.
“Vườn mận cho thu hoạch sớm nên khách du lịch đến trải nghiệm rất đông. Việc đặt tên “Vườn mận chữa lành” là để bắt trend (xu hướng - PV) mà nhiều người đang đề cập, nhắc đến. Sắp tới cây mận mới này sẽ được nhân rộng và trồng thêm ở nhiều nơi.”, chị Vân chia sẻ.
Trao đổi với PV, ông Phan Văn Mạnh - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) cho biết: "Vườn mận Mường Lống trở nên nổi tiếng cách đây vài năm với hình ảnh hoa mận nở trắng núi rừng mỗi dịp Tết đến xuân về.
Thời gian gần đây, cây mận đang ngày càng được khôi phục, tạo ra giá trị phát triển du lịch cho địa phương. Sắp tới, vào khoảng cuối tháng 5 này, huyện sẽ tổ chức Lễ hội hái mận với mong muốn nhiều du khách biết đến sản phẩm mận Mường Lống, thông qua lễ hội quảng bá văn hoá, con người địa phương”.
Kham pha “vuon man chua lanh” noi cong troi Muong Long-Hinh-3
Những quả mận chín đỏ, ngon ngọt giữa núi rừng miền Tây Nghệ An. Ảnh: NVCC

Chùm ảnh: Săn mây trên cổng trời “Sa Pa xứ Nghệ“

Mường Lống Nghệ An được ví như "Sa Pa của xứ Nghệ", với vẻ đẹp của mây trời và văn hóa của người dân nơi đây.

Chum anh: San may tren cong troi “Sa Pa xu Nghe“
Từ thị trấn Mường Xén, bạn đi ngược theo tuyến đường Tây Nghệ An khoảng 60 km là đến "Sa Pa của xứ Nghệ" ở xã Mường Lống (Kỳ Sơn). Mường Lống Nghệ An là cổng trời, với những đám mây trắng bồng bềnh trên núi, mây vờn vào tóc làm tôi vỡ òa trong cảm xúc, và cả những loài hoa dại không tên mọc bên đường hòa lẫn vào cái se lạnh của đất trời tạo nên vẻ đẹp nên thơ, không gian mơ màng cho vùng núi cao hùng vĩ. 
Chum anh: San may tren cong troi “Sa Pa xu Nghe“-Hinh-2
Mường Lống là địa điểm phượt còn khá mới mẻ, nhưng khi tới đây bạn sẽ yêu những người dân hiền lành, thân thiện và cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Địa hình vùng núi cao ở đây đa dạng, là địa điểm khá lý tưởng cho nhiều bạn muốn tham quan, dã ngoại ngoài trời như leo núi, cắm trại hay trekking vào các bản làng. 

Mận tam hoa đặc sản rẻ như cho nhưng chẳng mấy người mua

Mận tam hoa chín rộ song thương lái không thể tìm đến mua vì dịch COVID–19.

Mận Tam Hoa, một sản phẩm đặc sản đặc trưng, tiêu biểu của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, được coi là một biểu tượng của sản phẩm phục vụ tour du lịch đến huyện Bắc Hà. Do có điều kiện tự nhiên về khí hậu và thổ nhưỡng độc đáo, ở vùng núi cao, mận Tam Hoa Bắc Hà có hương vị ngọt thanh độc đáo, quả to, cùi dày, khi chín có màu đỏ rực xen phấn trắng. Vụ mận năm 2021, bà con nông dân huyện Bắc Hà trồng được khoảng 500 ha, sản lượng ước tính đạt trên 3.500 tấn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới