Khám phá viên cổ thạch lâu đời nhất Việt Nam

Các mẫu hóa thạch cổ đại đang được trưng bày tại TP Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế thu hút công chúng, khách du lịch, đặc biệt là viên đá có tuổi thọ gần 3 tỷ năm.

Kham pha vien co thach lau doi nhat Viet Nam
Một du khách thích thú chụp hình lưu niệm với viên đá cổ nhất Việt Nam có tuổi đời gần 3 tỷ năm. 
Đá cổ gần 3 tỷ năm tuổi
Sau 2 năm tìm kiếm và sưu tầm, Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội đã thu thập được hơn 14.000 mẫu vật; 2.500 tấn gỗ hóa thạch từ khắp nơi trên thế giới - được giới khoa học đánh giá là kho báu vô giá của ngành Cổ sinh vật học nước nhà. Một số mẫu vật đã được đem ra trưng bày tại TP Huế nhân dịp Tuần lễ Festival 2022 mới đây.
Triển lãm “Hóa thạch - Hành trình khám phá nguồn gốc sự sống trên Trái đất” do Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội kết hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức. Khách tham quan được đắm chìm trong không gian đậm đặc hơi thở của lịch sử tự nhiên Trái đất trải dài hàng trăm triệu năm.
Rất nhiều loài sinh vật từng tồn tại trên Trái đất đã bị tuyệt chủng. Những di tích và di thể của chúng được bảo tồn trong các lớp đá. Tuỳ thuộc vào điều kiện bảo tồn, các di tích có thể nguyên vẹn hoặc còn phần xương cứng hoặc cành, lá cây, có khi chỉ là những dấu vết hoạt động sống. Trải qua quá trình hoá thạch, những di tích đó được lưu giữ đến ngày nay.
Triển lãm Hóa thạch trưng bày hàng trăm mẫu hóa thạch động, thực vật khác nhau từ thời sơ khai. Trong số các hóa thạch đó, đáng chú ý có một viên đá niên đại gần 3 tỷ năm.
Viên đá này do PSG.TS Trần Ngọc Nam, nguyên Trưởng khoa Địa lý – Địa chất, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế thu thập và xác định mẫu. Năm 2001, ông đã tới khu vực thác nước Hưng Khánh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái thuộc dãy núi Con Voi tiến hành thu thập mẫu.
Chính những tinh thể Zircon lấy trong tầng đá Orthogneis ở địa điểm trên đã được ông mang sang phòng thí nghiệm hiện đại ở Nhật Bản để xác định tuổi tuyệt đối bằng phương pháp phân tích đồng vị U/Pb. Kết quả phân tích cho biết viên đá có niên đại 2,936 tỷ năm, thuộc đại Mesoarkei – tuổi đá cổ nhất trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay.
Kham pha vien co thach lau doi nhat Viet Nam-Hinh-2
Hóa thạch răng Gấu ngựa được tìm thấy tại tỉnh Điện Biên và hóa thạch răng Gấu chó. 
Kham pha vien co thach lau doi nhat Viet Nam-Hinh-3
 Bên cạnh những hóa thạch là động, thực vật, tại triển lãm còn có trưng bày Thiên Thạch rơi xuống Trái đất có niên đại lớn nhất từ trước tới nay khoảng 4,55 tỷ năm.
Lý thú việc nghiên cứu hóa thạch
GS.TS Tạ Hòa Phương - Chủ tịch Hội Cổ sinh - Địa tầng Việt Nam cho biết: “Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội là bảo tàng hóa thạch đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam, có sứ mệnh sưu tầm, gìn giữ cho hôm nay và mai sau một dạng tài nguyên thiên nhiên đặc biệt của đất nước: Hóa thạch - dấu tích của sự sống trên đất nước ta hàng trăm triệu năm trước. Mỗi mẫu vật hóa thạch được sưu tầm đều góp phần làm phong phú thêm hiểu biết của nhân loại về thế giới sinh vật từng có mặt trong lịch sử Trái đất”.
Thông qua nghiên cứu hoá thạch, con người có thể trả lời những câu hỏi như: Những dạng sống đầu tiên trên hành tinh của chúng ta là gì? Chúng đến từ đâu? Điều gì xảy ra tiếp theo? Sự sống tiến hoá ra sao? Hoàn cảnh cổ địa lý và khí hậu có ảnh hưởng gì đến quá trình tiến hoá sự sống? Những sinh vật hoá thạch cổ đại có liên quan gì với thế giới sinh vật phong phú hiện nay trên Trái đất?
Kham pha vien co thach lau doi nhat Viet Nam-Hinh-4
Một hóa thạch độc lạ - Hổ Phách Lông Khủng Long Chim thuộc lớp Coelurosauria tại rừng Hkawng (Myanmar) tuổi Creta (cách đây 99 triệu năm) được đánh giá là hóa thạch rất hiếm của một con khủng long chim Elektorornis. 
Ở đây, các câu chuyện về nguồn gốc sinh giới trên Trái đất, về sự ra đời, tiến hoá và diệt vong của những loài sinh vật từng có mặt trên hành tinh xinh đẹp này sẽ đánh thức tình yêu và ham muốn khám phá lịch sử tự nhiên của không ít người.
Sự rung động như làn gió mát giữa ngày hè đến với mỗi người khi tận mắt ngắm nhìn những sinh vật đã từng tồn tại cách đây hàng trăm triệu năm, những sinh vật đã tuyệt chủng, những sinh vật chính là nguồn cơn cho sự tiến hoá phát triển của sinh giới, đỉnh cao là loài người - đang được lưu giữ trong từng lớp đá tưởng chừng vô tri trước mặt.
PGS.TS Nguyễn Lân Cường - Chuyên gia đầu ngành về Cổ Nhân học, chuyên nghiên cứu về sự tiến hóa của con người có những chia sẻ: “Tôi mong chờ sự xuất hiện của một bảo tàng như Bảo tàng Hoá thạch Hà Nội từ rất lâu rồi. Nó rất có ý nghĩa đối với thế hệ các nhà khoa học cổ sinh, giúp họ có tư liệu thật để so sánh, đối chiếu và nghiên cứu. Nếu không có một bảo tàng như vậy ra đời chắc chắn những hiện vật quý giá sẽ mai một và mất đi. Đó là những tài sản quý giá cần được bảo tồn”.
“Việc nghiên cứu hoá thạch và sự có mặt của chúng trong các lớp đất đá hiện nay giúp cộng đồng hiểu được ảnh hưởng của hành vi con người đối với tự nhiên, trong đó có sinh giới, sự mất cân bằng sinh thái, sự ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Bảo tàng Hoá thạch Hà Nội mong muốn kiến tạo một vùng đất cổ sinh cho hôm nay và các thế hệ mai sau, truyền cảm hứng cho những người trẻ tiếp cận với khoa học tự nhiên, gieo mầm cho những đam mê nghiên cứu”, PGS.TS Nguyễn Lân Cường nhận xét.

Rươi là động vật không có tiến hoá gì trong... 500 triệu năm qua

(Kiến Thức) - Gọi những loài này là hoá thạch sống bởi vì các nhà khảo cổ học phát hiện ra rằng có một số loài mà qua hàng trăm triệu năm vẫn không khác gì so với những mẫu hóa thạch được con người khai quật được.

Ruoi la dong vat khong co tien hoa gi trong... 500 trieu nam qua
Vào đầu Đại trung sinh khoảng 250 triệu năm trước, tổ tiên của cá sấu ngày nay bắt đầu những bước đầu tiên trên Trái đất. Vào cuối Kỷ phấn trắng, khoảng 65 triệu năm trước, các đầm lầy và lòng sông thời tiền sử là nơi cư trú của những loài săn mồi lưỡng cư không khác với cá sấu mà ta thấy ngày nay là bao. 

Phát hiện giống cua "bất tử" tí hon được giấu trong hổ phách

Lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện ra một con cua "bất tử" hóa thạch trong hổ phách.

Các nhà nghiên cứu đặt tên cho loài mới tìm thấy là Cretaspara athanata - "athanata" có nghĩa là "bất tử;" "Cret-" cho kỷ Phấn trắng; và "aspara" dành cho các linh hồn Đông Nam Á huyền thoại của mây và nước, một sự tôn kính đối với lối sống lưỡng cư và nơi khám phá ra nó.

Các loài động vật chân đốt như côn trùng, nhện, bọ cạp… thường xuyên được bảo quản trong hổ phách, nhưng đều là những loài động vật sống trên cạn. Trong khi đó, hầu hết các loài cua đều sống dưới nước, không mấy khi bạn bắt gặp một động vật thủy sinh trong hổ phách.

Đọc nhiều nhất

Tin mới