Khám phá tòa thành Chăm cổ còn nguyên vẹn nhất Việt Nam

Khám phá tòa thành Chăm cổ còn nguyên vẹn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Thành cổ Châu Sa có niên đại trên 1.000 năm là một trong những thành lũy kiên cố nhất, đồng thời là trung tâm kinh tế ở phía Nam vương quốc Chăm Pa. Tình trạng của tòa thành này ngày nay ra sao?
 

Nằm ở thôn Phú Bình, xã Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi,  thành cổ Châu Sa là một tòa thành cổ của vương quốc Chăm Pa xưa còn lưu lại dấu tích khá nguyên vẹn.
Nằm ở thôn Phú Bình, xã Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, thành cổ Châu Sa là một tòa thành cổ của vương quốc Chăm Pa xưa còn lưu lại dấu tích khá nguyên vẹn.
Theo các nhà nghiên cứu, tòa thành này được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 9, 10. Đây là một trong những thành lũy kiên cố nhất, đồng thời là trung tâm kinh tế ở phía Nam vương quốc Chăm Pa.
Theo các nhà nghiên cứu, tòa thành này được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 9, 10. Đây là một trong những thành lũy kiên cố nhất, đồng thời là trung tâm kinh tế ở phía Nam vương quốc Chăm Pa.
Năm 1924, thành Châu Sa được phát hiện bởi nhà khảo cổ kiêm kiến trúc sư người Pháp H.Parmentier. Việc khai quật được tiến hành theo nhiều đợt vào các giai đoạn sau đó.
Năm 1924, thành Châu Sa được phát hiện bởi nhà khảo cổ kiêm kiến trúc sư người Pháp H.Parmentier. Việc khai quật được tiến hành theo nhiều đợt vào các giai đoạn sau đó.
Những dấu tích còn lại cho thấy thành có hình chữ nhật, gần vuông, chạy theo hướng Bắc- Nam, với chiều dài 580m, rộng 540m. Thành có bốn cửa, mở giữa bốn phía tường thành.
Những dấu tích còn lại cho thấy thành có hình chữ nhật, gần vuông, chạy theo hướng Bắc- Nam, với chiều dài 580m, rộng 540m. Thành có bốn cửa, mở giữa bốn phía tường thành.
Rất có thể đây chỉ là thành nội vì theo như khảo sát của nhà nghiên cứu Lê Đình Phụng (1988) thì thành còn có hai gọng kìm và vòng thành ngoài rất rộng.
Rất có thể đây chỉ là thành nội vì theo như khảo sát của nhà nghiên cứu Lê Đình Phụng (1988) thì thành còn có hai gọng kìm và vòng thành ngoài rất rộng.
Thành đắp bằng đất, hiện tại đo được thành cao 4-6m, chận thành rộng 20-25m, mặt thành rộng 5-8m.
Thành đắp bằng đất, hiện tại đo được thành cao 4-6m, chận thành rộng 20-25m, mặt thành rộng 5-8m.
Bốn góc thành có bốn ụ đất lớn, có thể là dấu tích của bốn tháp canh.
Bốn góc thành có bốn ụ đất lớn, có thể là dấu tích của bốn tháp canh.
Quanh thành có hào nước rộng 20-25m, xưa kia được nối với sông Trà để phục vụ cho giao thông và chiến đấu.
Quanh thành có hào nước rộng 20-25m, xưa kia được nối với sông Trà để phục vụ cho giao thông và chiến đấu.
Các nghiên cứu cho thấy thành Châu Sa nằm ở địa điểm có nhiều ưu thế về phòng thủ và có sự liên kết chặt chẽ với Cổ Lũy, vốn là một tiền đồn trấn giữ cửa biển của người Chăm cách đó vài cây số.
Các nghiên cứu cho thấy thành Châu Sa nằm ở địa điểm có nhiều ưu thế về phòng thủ và có sự liên kết chặt chẽ với Cổ Lũy, vốn là một tiền đồn trấn giữ cửa biển của người Chăm cách đó vài cây số.
Vào những đêm tối trời chỉ cần đốt lên một ngọn lửa ở Cổ Lũy là quan quân ở thành Châu Sa sẽ nhận ra tín hiệu cấp báo có quân địch tới.
Vào những đêm tối trời chỉ cần đốt lên một ngọn lửa ở Cổ Lũy là quan quân ở thành Châu Sa sẽ nhận ra tín hiệu cấp báo có quân địch tới.
Các cuộc khai quật ở gọng thành phía Đông đã làm phát lộ một cơ sở sản xuất gốm lớn. Các dấu tích gốm cùng niên đại được phát hiện ở các vùng lân cận cho thấy sự giao thương nhộn nhịp quanh thành cổ qua mạng lưới đường thuỷ.
Các cuộc khai quật ở gọng thành phía Đông đã làm phát lộ một cơ sở sản xuất gốm lớn. Các dấu tích gốm cùng niên đại được phát hiện ở các vùng lân cận cho thấy sự giao thương nhộn nhịp quanh thành cổ qua mạng lưới đường thuỷ.
Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn tìm thấy dấu vết của một trung tâm hành lễ ở Gò Phố cách thành 500 mét và một kho lương thực khá lớn bên trong thành.
Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn tìm thấy dấu vết của một trung tâm hành lễ ở Gò Phố cách thành 500 mét và một kho lương thực khá lớn bên trong thành.
Trong nhiều thập niên, thành cổ Châu Sa đã bị xâm lấn nghiêm trọng. Nhiều đoạn tường thành bị đục phá để làm lối đi hoặc san phẳng để lấy mặt bằng. Một số đoạn hào thành đã bị san lấp làm khu dân cư hoặc đất canh tác.
Trong nhiều thập niên, thành cổ Châu Sa đã bị xâm lấn nghiêm trọng. Nhiều đoạn tường thành bị đục phá để làm lối đi hoặc san phẳng để lấy mặt bằng. Một số đoạn hào thành đã bị san lấp làm khu dân cư hoặc đất canh tác.
Mặc dù vào năm 1994, tòa thành Chăm cổ đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia, nhưng cho đến những năm gần đây, các chuyên gia vẫn phải lên tiếng cảnh báo về tình trạng xâm phạm công trình cổ quý giá này.
Mặc dù vào năm 1994, tòa thành Chăm cổ đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia, nhưng cho đến những năm gần đây, các chuyên gia vẫn phải lên tiếng cảnh báo về tình trạng xâm phạm công trình cổ quý giá này.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.

GALLERY MỚI NHẤT