Khám phá thị trấn nhỏ nhất hành tinh chỉ có 27 dân cư

Thị trấn Hum là một khu định cư trên đỉnh đồi đẹp như tranh vẽ ở vùng Istria của Croatia, nơi nổi tiếng là thị trấn nhỏ nhất hành tinh, chỉ có nhiều nhất 27 dân cư.

Nằm ở trung tâm Istria, cách thủ đô Zagreb của Croatia khoảng 2,5 giờ lái xe, thị trấn Hum trên đỉnh đồi thời trung cổ là nơi sinh sống của từ 20 đến 30 người (21 người theo điều tra dân số quốc gia năm 2011 và 27 người vào năm 2021).
Chỉ có vỏn vẹn hai con phố và ba dãy nhà, thị trấn nhỏ nhất hành tinh hiện lên trước mắt du khách với nét quyến rũ đậm chất Croatia.
Kham pha thi tran nho nhat hanh tinh chi co 27 dan cu
Thị trấn Hum nổi tiếng là thị trấn nhỏ nhất hành tinh, chỉ có nhiều nhất 27 dân cư. 

Thị trấn được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1102 với tên gọi Cholm (xuất phát từ Colmo trong tiếng Italy). Ban đầu, nơi đây chỉ đơn giản là một tháp canh, được xây dựng để đảm bảo khu vực này không bị bất ngờ tấn công trước các thế lực bên ngoài. Theo thời gian, một thị trấn nhỏ bắt đầu phát triển xung quanh tòa tháp, chủ yếu là nơi ở của những người lính gác và gia đình họ

Với chiều dài chỉ 100m và rộng 30m, thật dễ hiểu tại sao Hum được coi là thị trấn nhỏ nhất thế giới.

Danh tiếng 'thị trấn nhỏ nhất thế giới' đã làm nên điều kỳ diệu cho Hum và ngày nay du lịch được coi là một trong hai nguồn thu nhập chính của người dân địa phương, cùng với nông nghiệp.

Kham pha thi tran nho nhat hanh tinh chi co 27 dan cu-Hinh-2
Với chiều dài chỉ 100m và rộng 30m, thật dễ hiểu tại sao Hum được coi là thị trấn nhỏ nhất thế giới. 

Để tạo sức cuốn hút cho nơi này, người dân địa phương cố gắng hết sức để chào đón du khách quay phim và đi bộ dọc theo một trong hai con đường rải sỏi duy nhất của thị trấn, chiêm ngưỡng kiến trúc thời trung cổ có nét quyến rũ riêng.

Nhà thờ Thánh Jerome và tòa tháp chuông cổ kính được bảo tồn rất tốt cho đến ngày nay, vẽ nên bức tranh về một thị trấn nhỏ bình dị mang đậm dấu ấn lịch sử, thoát khỏi những bộn bề, căng thẳng của cuộc sống hiện đại.

Dù chỉ có một nhà hàng duy nhất trong thị trấn, văn hóa ẩm thực độc đáo nơi đây vẫn gây ấn tượng với nhiều du khách. Hum nổi tiếng với humska biska, một dạng rakija (rượu brandy) được pha chế theo công thức bí mật hàng nghìn năm tuổi với cây tầm gửi trắng và một số nguyên liệu khác. Loại đồ uống này được xem như thuốc chữa bệnh của người dân.

Kham pha thi tran nho nhat hanh tinh chi co 27 dan cu-Hinh-3
Du lịch được coi là một trong hai nguồn thu nhập chính của người dân thị trấn Hum, cùng với nông nghiệp. 
Thị trấn Hum còn có bảo tàng trưng bày một số tác phẩm nghệ thuật, đồ thủ công và cửa hàng lưu niệm phục vụ khách tham quan.
Hum cũng là điểm dừng chân cuối cùng trên Glagolitic Alley, con đường yên bình dài 7km, nối từ làng Roc, với 11 công trình tưởng niệm đặc biệt. Những bức tượng trên cung đường này được điêu khắc để tôn vinh bảng chữ cái tiếng Glagolitic, bảng chữ cái đầu tiên của người Slav và là dạng chữ viết xuất hiện sớm nhất ở Croatia
Các bức tường ở Hum hiện vẫn lưu lại dấu vết của những bức bích họa và câu thơ bằng tiếng Glagolitic, khiến nơi đây trở thành một địa điểm có ý nghĩa lịch sử và văn hóa quan trọng trong khu vực.

Ám ảnh những thị trấn “ma” bị bỏ hoang hàng chục năm

Wittenoom ở Australia, nổi tiếng với biệt danh "thị trấn ma", là nơi nguy hiểm tới mức nó bị giới chức địa phương xóa tên khỏi bản đồ khu vực.

Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam

Thị trấn Centralia ở Mỹ từng là nơi sinh sống của hơn 1.000 người. Tuy nhiên, nơi này đã bị bỏ hoang suốt gần 60 năm qua vì đám cháy ở mỏ than vẫn âm ỉ dưới lòng đất.

Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam-Hinh-2
Theo Business Insider, 58 năm trước, thị trấn ma này vẫn đông đúc với hơn 1.000 người sinh sống. Tuy nhiên, vụ cháy tại một bãi rác vào năm 1962 đã lan xuống các mỏ than trong thị trấn Centralia, tạo ra "địa ngục khổng lồ" dưới lòng đất.
Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam-Hinh-3
Trong suốt 58 năm qua, ngọn lửa trong mỏ than vẫn âm ỉ và khiến Centralia bị bỏ hoang không khác gì thị trấn "ma" ở Mỹ. Tuy nhiên, một vài người vẫn quyết "bám trụ" tại thị trấn này. Theo các nhà chức trách, ngọn lửa trong mỏ than ở Centralia có thể cháy trong ít nhất 100 năm nữa.
Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam-Hinh-4
Theo Insider, Khang Ba Thập ở Ordos, Nội Mông, Trung Quốc, vốn được xây dựng là một thành phố hiện đại sân vận động lớn và không gian công cộng hoành tráng. Tuy nhiên, Khang Ba Thập không khác gì một "đô thị ma” bởi hầu hết các tòa nhà đều không có người. 
Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam-Hinh-5
Thị trấn mỏ Wittenoom ở Australia, nổi tiếng với biệt danh "thị trấn ma", là nơi nguy hiểm tới mức nó bị giới chức địa phương xóa khỏi bản đồ khu vực.
Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam-Hinh-6
Theo Daily Mail, hàng nghìn người đã bỏ mạng tại đây, hầu hết họ là thợ mỏ. Sau khi điều tra, giới chức địa phương phát hiện nguyên nhân gây ra những cái chết bí ẩn là do tác hại chết người của amiăng. Theo một bộ phim tài liệu được chiếu vào tháng 12/2019, chỉ còn lại một cư dân trong thị trấn này.
Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam-Hinh-7
Thị trấn mỏ Ruby ở Mỹ chính thức bị bỏ hoang vào năm 1940. Phần còn lại của Ruby hiện nằm trên vùng đất tư nhân và vẫn là một trong những thị trấn phía tây được bảo vệ tốt nhất ở Mỹ.
Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam-Hinh-8
Thị trấn Varosha trên đảo Síp từng là một địa điểm du lịch nổi tiếng vào những năm 1970. Theo BBC, Varosha vẫn bị bỏ hoang và nằm dưới sự kiểm soát của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 1974
Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam-Hinh-9
Mặc dù đã bị bỏ hoang, Craco vẫn là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Italy và được đưa vào danh sách theo dõi của Quỹ Di tích Thế giới vào năm 2010. Theo Insider, Craco được làm bối cảnh cho nhiều bộ phim.
Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam-Hinh-10
Thị trấn Pripyat, Ukraine, bị bỏ hoang từ sau khi thảm họa hạt nhân Chernobyl kinh hoàng xảy ra năm 1986.
Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam-Hinh-11
Oradour-sur-Glane từng là một ngôi làng nhỏ tuyệt đẹp của Pháp. Tuy nhiên, nơi này đã bị Đức Quốc xã tàn phá vào năm 1944.
Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam-Hinh-12
Bodie ở California (Mỹ) trở thành thị trấn ma từ năm 1940.
Am anh nhung thi tran “ma” bi bo hoang hang chuc nam-Hinh-13
Thị trấn Silverton của Australia nổi lên vào đầu những năm 1880 sau khi phát hiện ra có mỏ bạc trong khu vực vào giữa những năm 1880. Thế nhưng, vào đầu những năm 1900, những người thợ mỏ đã chuyển đi nơi khác, thị trấn trở nên tan hoang và đổ nát. Ảnh: Insider, IT. 

Cận cảnh cuộc sống khắc nghiệt ở thị trấn cao nhất thế giới

La Rinconada ở Peru, thị trấn cao nhất thế giới, còn được mệnh danh là "Thiên đường của quỷ" bởi tuổi thọ trung bình của người dân chỉ từ 30-35 tuổi.

Can canh cuoc song khac nghiet o thi tran cao nhat the gioi

La Rinconada ở Peru là nơi sinh sống của con người ở vị trí cao nhất thế giới, với độ cao cách mặt nước biển chừng 5100 m, cũng đồng thời có một số điều kiện sống “tàn bạo nhất”.

Can canh cuoc song khac nghiet o thi tran cao nhat the gioi-Hinh-2
Phần lớn thời gian trong năm, nhiệt độ tại La Rinconada thường dưới 0 độ C. Thị trấn cao nhất thế giới có khí hậu lạnh giá quanh năm và bao phủ khắp nơi là rác.
Can canh cuoc song khac nghiet o thi tran cao nhat the gioi-Hinh-3
Nguồn nước uống tại thị trấn La Rinconada bị nhiễm độc bởi thủy ngân, một kim loại nặng được sử dụng trong các mỏ khai thác vàng.
Can canh cuoc song khac nghiet o thi tran cao nhat the gioi-Hinh-4
Vùng đất này còn được mệnh danh là "Thiên đường của quỷ". Người dân sống tại đây thường chỉ sống đến 30 - 35 tuổi do mắc các bệnh về phổi, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác, các vấn đề về thần kinh gây mất trí nhớ, dị tật, bại liệt và thậm chí tử vong. 
Can canh cuoc song khac nghiet o thi tran cao nhat the gioi-Hinh-5
Nguyên nhân là vì họ phải sống trong điều kiện lạnh giá và bị bao phủ bởi rác thải. Nguồn nước cũng bị nhiễm thủy ngân độc hại, thứ dùng để làm sạch vàng được đào từ các hầm mỏ.
Can canh cuoc song khac nghiet o thi tran cao nhat the gioi-Hinh-6
Để tách được vàng từ đá, người dân thường rửa viên đá đó bằng thủy ngân và nước lạnh tan từ những dòng sông băng. Nước thải sau đó lại chảy xuống núi vào các hồ, sông.
Can canh cuoc song khac nghiet o thi tran cao nhat the gioi-Hinh-7
Nguồn nước canh tác, chăn nuôi của người dân bị nhiễm bẩn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống. Vì thế, nhiều người sớm lìa bỏ cõi đời trước khi chạy thoát khỏi “thiên đường của quỷ”.
Can canh cuoc song khac nghiet o thi tran cao nhat the gioi-Hinh-8
Với người bình thường, thích nghi môi trường ở La Rinconada rất khó khăn. Con người bắt đầu khó chịu ở độ cao khoảng 3.000 m khi không khí loãng, trong khi thị trấn này nằm ở vị trí trên 5.100 m. Nhưng cư dân bản địa buộc phải thích nghi với sự khắc nghiệt.
Can canh cuoc song khac nghiet o thi tran cao nhat the gioi-Hinh-9
Cái lạnh khắc nghiệt cộng với tình trạng thiếu oxy đã khiến ngay cả dân địa phương cũng phải thở hổn hển, nhất là khi vượt qua những con dốc ngoằn ngoèo dẫn vào những hầm mỏ thủ công.
Can canh cuoc song khac nghiet o thi tran cao nhat the gioi-Hinh-10
Thợ mỏ Chipanas, 45 tuổi, chia sẻ: "Điều tồi tệ nhất không phải là cái lạnh hay công việc khó khăn mà là mùi hôi thối. Nước thải chảy ngay giữa đường phố và chỉ khi tuyết phủ dày thì cái mùi này mới bớt đi". Ảnh: IT. 

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.