Khám phá sự huyền bí của tục thờ bà Đại Càn ở phố cổ Hội An
Nữ thần Đại Càn vốn là người trần, vì chiến tranh loạn lạc và giữ tiết hạnh mà chết, trôi dạt đến cửa biển nước Đại Việt. Sau do bà hiển linh và có công phò giúp vua Trần...
Quốc Lê
Đình Cẩm Phô (52 Nguyễn Thị Minh Khai, TP Hội An) được khởi dựng vào khoảng cuối thế kỷ 15, là ngôi đình cổ nhất và nổi tiếng nhất của Di sản thế giới Đô thị cổ Hội An. Đình là nơi thực hành một tín ngưỡng độc đáo của phố cổ Hội An và vùng đất Quảng Nam, đó là tục thờ bà Đại Càn.
Về nguồn gốc tục thờ này, các lời kể dân gian cho hay nữ thần Đại Càn vốn là người trần, vì chiến tranh loạn lạc và giữ tiết hạnh mà chết, trôi dạt đến cửa biển nước Đại Việt. Sau do bà hiển linh và có công phò giúp vua Trần, nên vua cho lập đình thờ bà và tổ chức cúng tế hàng năm.
“Đại Việt sử ký toàn thư” ghi chép về thần Đại Càn như sau: “… Hưng Long (vua Trần Anh Tông) năm thứ 20 (1312), tháng 6, vua từ Chiêm Thành về (đến kinh đô). Các quan bái yết đều mặc áo ngắn cả, vì đồ quân phục đều bị ướt hết. Lập đền thờ thần ở cửa biển Cần Hải...”.
“...Trước đây, vua đi đánh Chiêm Thành, đến cửa biển Cần Hải (trước là Càn, tránh tên húy đổi là Cần), đóng quân lại, đêm nằm mơ thấy một thần nữ khóc lóc nói với vua:...”.
“...Thiếp là cung phi nhà Triệu Tống, bị giặc bức bách, gặp phải sóng gió, trôi dạt đến đây. Thượng đế phong thiếp làm thần biển đã lâu. Nay bệ hạ mang quân đi, thiếp xin giúp đỡ lập công...”.
“...Tỉnh dậy, vua cho gọi các bô lão tới hỏi sự thực, cho tế, rồi lên đường. Biển vì thế không nổi sóng. (Quân nhà vua) tiến thẳng đến thành Đồ Bàn, bắt được (chúa Chiêm) đem về. Đến nay, sai hữu ty lập đền, bốn mùa cúng”.
Sau này, dưới thời các vua nhà Nguyễn, thần Đại Càn được tăng đẳng và có nhiều mỹ tự được gia phong như Hàm hoằng, Quang đại, Chí đức, Phổ bác, Hiển hóa, Trang huy, Dực bảo Trung hưng thượng đẳng thần.
Theo các tư liệu lịch sử, ba làng ở Hội An được ban sắc phong đối với thần Đại Càn sớm nhất là Hội An, Sơn Phong, An Mỹ vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826). Đến năm Thiệu Trị thứ 3 (1843) có thêm làng Cẩm Phô.
Ngày nay, đình Cẩm Phô - ngôi đình của làng Cẩm Phô xưa - là một trong những địa điểm tham quan nổi bật trong khu phố cổ Hội An. Đình vẫn giữ được kiến trúc cổ xưa, có từ lần trùng tu vào năm 1817, dưới thời vua Gia Long.
Kiến trúc của đình Cẩm Phô được tạo hình theo chữ “Quốc” với chính điện là công trình trung tâm. Nghệ thuật trang trí ở nơi đây được xem là tiêu biểu và mẫu mực của phố cổ Hội An bởi sự tinh tế, tỉ mẩn trong từng chi tiết.
Mỗi năm hai lần, đình Cẩm Phô tổ chức xuân kỳ thu tế vào 16 tháng Giêng và 16 tháng 8 Âm lịch, thu hút một lượng lớn khách du lịch đến tìm hiểu và tham quan.
Mời quý độc giả xem video: Đình làng Đình Bảng, tuyệt tác kiến trúc cổ Kinh Bắc - VTV1.
'Du hành' thời gian qua những khu phố cổ xưa hot nhất Nhật Bản
Những khu phố trăm tuổi này là nơi du khách có thể "du hành thời gian" để tìm về một đất nước Nhật Bản cổ kính, quyến rũ, tưởng như chỉ còn hiện diện trong những tác phẩm văn học, nghệ thuật...
Khu phố cổ ven kênh đào Otaru (thành phố Otaru, tỉnh Hokkaido). Rải rác dọc hai bờ kênh đào được xây dựng vào thập niên 1920 này là các nhà kho bằng đá và các công trình lịch sử lâu đời. Ảnh: Nippon.com.
Những ngôi nhà Samurai Kakunodate (thành phố Senboku, tỉnh Akita). Đô thị có từ thời Edo này chia thành khai khu vực, một khu dành cho các samurai - với nhiều kiến trúc cổ nguyên bản - và khu kia dành cho các thương gia. Ảnh: Voyapon.
Phố cổ Hà Nội hơn 100 năm trước cực sống động qua loạt ảnh màu
Vòi nước máy công cộng phố Hàng Chén, đình Yên Nội ở phố Hàng Nón, cửa hàng bán quan tài ở phố Hàng Hòm... là loạt ảnh màu cực sống động về khu phố cổ Hà Nội đầu thế kỷ 20.
Hoa phượng nở đỏ rực trên phố Hàng Chén, nay là phố Bát Sứ, khu phố cổ Hà Nội năm 1915. Ảnh: Léon Busy/Collections.albert-kahn.hauts-de-seine.fr.
Phía trước trước tiệm tạp hóa Nhật Bản tên "Yamada" trên phố Hàng Chén, 1915.
Silicone là một chất liệu đa năng, từ y học, công nghiệp đến đời sống hàng ngày, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống nhờ tính bền, an toàn và linh hoạt.
Hàng loạt linh vật Tết Ất Tỵ 2025 ở các địa phương đang rộn ràng với đa dạng mô hình rắn từ dễ thương, điệu đà đến dữ dằn, "độc-lạ", gây ấn tượng mạnh mẽ với công chúng...
Vào tháng 8/1910, một vụ cháy rừng tồi tệ xảy ra ở 3 tiểu bang của Mỹ. Thảm họa kinh hoàng này khiến 87 người thiệt mạng và hơn 1,2 triệu ha đất bị tàn phá.