Khám phá quần đảo đẹp tựa thiên đường ở xứ sở Scotland

Khám phá quần đảo đẹp tựa thiên đường ở xứ sở Scotland

(Kiến Thức) - Quần đảo St.Kilda của Scotland nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ và các dấu tích văn hóa xa xưa của con người.

Là các đảo núi lửa đã ngưng hoạt động từ nằm ở vùng cực Tây của Scotland,  quần đảo St.Kilda nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ và các dấu tích văn hóa xa xưa của con người. Ảnh: Cifrh.com
Là các đảo núi lửa đã ngưng hoạt động từ nằm ở vùng cực Tây của Scotland, quần đảo St.Kilda nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ và các dấu tích văn hóa xa xưa của con người. Ảnh: Cifrh.com
Mặc dù những ghi chép sớm nhất trên đảo có từ Trung cổ muộn những rất nhiểu dấu tích kiến trúc độc đáo có từ thời tiền sử đã được tìm thấy trên đảo. Ảnh: Wikipedia.org
Mặc dù những ghi chép sớm nhất trên đảo có từ Trung cổ muộn những rất nhiểu dấu tích kiến trúc độc đáo có từ thời tiền sử đã được tìm thấy trên đảo. Ảnh: Wikipedia.org
Các bằng chứng khảo cổ tại ngôi làng Bay và làng Gleann Mor (thuộc đảo Hirta) đã cung cấp bằng chứng về thời đại đồ đồng và những chuyến ghé thăm của người Viking trên đảo các thế kỷ sau đó. Ảnh: Soayandboreraysheep.com
Các bằng chứng khảo cổ tại ngôi làng Bay và làng Gleann Mor (thuộc đảo Hirta) đã cung cấp bằng chứng về thời đại đồ đồng và những chuyến ghé thăm của người Viking trên đảo các thế kỷ sau đó. Ảnh: Soayandboreraysheep.com
Theo các nhà nghiên cứu, từ 2.000 năm trước, cư dân trên đảo đã phát triển một nền nông nghiệp với nghề nuôi nuôi cừu đóng vai trò chủ đạo. Bện cạnh đó, hoạt động săn bắn chim biển cũng có vị trí quan trọng. Ảnh: Textbooktravel.com
Theo các nhà nghiên cứu, từ 2.000 năm trước, cư dân trên đảo đã phát triển một nền nông nghiệp với nghề nuôi nuôi cừu đóng vai trò chủ đạo. Bện cạnh đó, hoạt động săn bắn chim biển cũng có vị trí quan trọng. Ảnh: Textbooktravel.com
St Kilda đã có người cư trú trong ít nhất là hai thiên niên kỷ, dù dân số có thể không bao giờ vượt quá 180 người. Ảnh: Marcusmcadam.com
St Kilda đã có người cư trú trong ít nhất là hai thiên niên kỷ, dù dân số có thể không bao giờ vượt quá 180 người. Ảnh: Marcusmcadam.com
Do dịch bệnh đậu mùa, toàn bộ dân số đã được sơ tán khỏi đảo Hirta (hòn đảo duy nhất có người ở) vào năm 1930. Ảnh: Welcometoscotland.com
Do dịch bệnh đậu mùa, toàn bộ dân số đã được sơ tán khỏi đảo Hirta (hòn đảo duy nhất có người ở) vào năm 1930. Ảnh: Welcometoscotland.com
Hiện tại, các cư dân hiện diện thường xuyên là những nhân viên quân sự của một căn cứ trên đảo Hirta. Ngoài ra còn các công nhân bảo tồn, tình nguyện viên và các nhà khoa học hoạt động chủ yếu vào mùa hè. Ảnh: Caithness.org
Hiện tại, các cư dân hiện diện thường xuyên là những nhân viên quân sự của một căn cứ trên đảo Hirta. Ngoài ra còn các công nhân bảo tồn, tình nguyện viên và các nhà khoa học hoạt động chủ yếu vào mùa hè. Ảnh: Caithness.org
Ngày nay, đảo Hirta vẫn lưu giữ được những công trình kiến trúc cổ được xây bằng đá cleits. Ngoài ra còn có dấu tích của nhà thờ tồn tại trên đảo từ thế kỷ 19. Ảnh: Walkhighlands.co.uk
Ngày nay, đảo Hirta vẫn lưu giữ được những công trình kiến trúc cổ được xây bằng đá cleits. Ngoài ra còn có dấu tích của nhà thờ tồn tại trên đảo từ thế kỷ 19. Ảnh: Walkhighlands.co.uk
Bên cạnh những giá trị lịch sử quan trọng, đảo Hirta - hòn đảo lớn nhất của quần đảo - còn nổi tiếng với cảnh tượng siêu thực của những vách đá dựng đứng đầy góc cạnh. Ảnh: Reddit.com
Bên cạnh những giá trị lịch sử quan trọng, đảo Hirta - hòn đảo lớn nhất của quần đảo - còn nổi tiếng với cảnh tượng siêu thực của những vách đá dựng đứng đầy góc cạnh. Ảnh: Reddit.com
Đây cũng là nơi trú ngụ của rất nhiều loài chim có nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là loài Hải âu cổ rụt Đại Tây Dương, Hải âu Fulmar phương Bắc và Ó biển phương Bắc. Ảnh: Weloveyatours.blogspot.com
Đây cũng là nơi trú ngụ của rất nhiều loài chim có nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là loài Hải âu cổ rụt Đại Tây Dương, Hải âu Fulmar phương Bắc và Ó biển phương Bắc. Ảnh: Weloveyatours.blogspot.com
Cùng với đó, hai giống cừu đặc hữu trên đảo Soay và Boreray đã tồn tại từ thời kỳ đồ đá mới và được các cư dân san bắt, thuần dưỡng. Ảnh: Controverses.sciences-po.fr
Cùng với đó, hai giống cừu đặc hữu trên đảo Soay và Boreray đã tồn tại từ thời kỳ đồ đá mới và được các cư dân san bắt, thuần dưỡng. Ảnh: Controverses.sciences-po.fr
Có thể nói, quần đảo St.Kilda là minh chứng về truyền thống tự cung tự cấp trong điều kiện khắc nghiệt và biệt lập của người châu Âu trong suốt 2 thiên niên kỷ. Ảnh: JC Richardso - Flickr.
Có thể nói, quần đảo St.Kilda là minh chứng về truyền thống tự cung tự cấp trong điều kiện khắc nghiệt và biệt lập của người châu Âu trong suốt 2 thiên niên kỷ. Ảnh: JC Richardso - Flickr.
Năm 1986, quần đảo đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới trên cả hai tiêu chỉ văn hóa và thiên nhiên. Ảnh: Capefarewell.com
Năm 1986, quần đảo đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới trên cả hai tiêu chỉ văn hóa và thiên nhiên. Ảnh: Capefarewell.com

GALLERY MỚI NHẤT