Khám phá pháo đài phòng không của Đức Quốc xã

Khám phá pháo đài phòng không của Đức Quốc xã

(Kiến Thức) - Trong chiến tranh thế giới 2, một loạt tháp phòng không khổng lồ được xây dựng theo lệnh của Hitler để chống lại không quân đồng minh.

Sau sự kiện Không quân Hoàng gia ném bom Berlin tháng 10/1940, Adolf Hitler ra lệnh xây dựng một loạt pháo đài phòng không kiên cố để bảo vệ các thành phố, chống lại các mối đe dọa từ trên không.
Sau sự kiện Không quân Hoàng gia ném bom Berlin tháng 10/1940, Adolf Hitler ra lệnh xây dựng một loạt pháo đài phòng không kiên cố để bảo vệ các thành phố, chống lại các mối đe dọa từ trên không.
Ba cặp tháp phòng không đầu tiên được xây dựng ở Berlin vào năm 1940. Tiếp theo là 2 cặp tháp khác ở Hamburg được xây dựng năm 1941. Cuối cùng, 3 cặp tháp phòng không ở Vienna được xây dựng trong giai đoạn giữa tháng 12/1932 và tháng 1/1945.
Ba cặp tháp phòng không đầu tiên được xây dựng ở Berlin vào năm 1940. Tiếp theo là 2 cặp tháp khác ở Hamburg được xây dựng năm 1941. Cuối cùng, 3 cặp tháp phòng không ở Vienna được xây dựng trong giai đoạn giữa tháng 12/1932 và tháng 1/1945.
Tất cả 16 tháp phòng không đều là tác phẩm của kiến trúc sư người Đức Friedrich Tamms.
Tất cả 16 tháp phòng không đều là tác phẩm của kiến trúc sư người Đức Friedrich Tamms.
Hitler đã huy động hàng trăm lao động và tù binh từ khắp Châu Âu tham gia xây dựng những pháo đài này.
Hitler đã huy động hàng trăm lao động và tù binh từ khắp Châu Âu tham gia xây dựng những pháo đài này.
Các cấu trúc bê tông cốt thép khổng lồ này được trang bị các pháo phòng không có cỡ nòng từ 20 mm đến 128 mm và có khả năng bắn 8.000 phát đạn/phút.
Các cấu trúc bê tông cốt thép khổng lồ này được trang bị các pháo phòng không có cỡ nòng từ 20 mm đến 128 mm và có khả năng bắn 8.000 phát đạn/phút.
Các tầng thấp ở tháp phòng không cung cấp nơi trú ẩn cho khoảng 10.000 người với cả bệnh viện ở bên trong.
Các tầng thấp ở tháp phòng không cung cấp nơi trú ẩn cho khoảng 10.000 người với cả bệnh viện ở bên trong.
Với các bức tường bê tông dày tới 3,5 m, các tháp phòng không của Đức Quốc xã được coi là bất khả xâm phạm, trước các loại bom đạn thông thường của máy bay ném bom đồng minh.
Với các bức tường bê tông dày tới 3,5 m, các tháp phòng không của Đức Quốc xã được coi là bất khả xâm phạm, trước các loại bom đạn thông thường của máy bay ném bom đồng minh.
Mỗi tòa tháp, trong suốt giai đoạn Berlin bị tấn công đã trở thành nơi trú ẩn của khoảng 30.000 người. Các tòa tháp, giống như các pháo đài thời trung cổ là những nơi an toàn nhất trong một thành phố bị nhấn chìm trong bom đạn chiến tranh.
Mỗi tòa tháp, trong suốt giai đoạn Berlin bị tấn công đã trở thành nơi trú ẩn của khoảng 30.000 người. Các tòa tháp, giống như các pháo đài thời trung cổ là những nơi an toàn nhất trong một thành phố bị nhấn chìm trong bom đạn chiến tranh.
Do đó, các tháp phòng không cũng là những khu vực cuối cùng đầu hàng Hồng quân Liên Xô do bị chặn nguồn tiếp viện.
Do đó, các tháp phòng không cũng là những khu vực cuối cùng đầu hàng Hồng quân Liên Xô do bị chặn nguồn tiếp viện.
Sau chiến tranh, lực lượng đồng minh phá hủy tất cả các tháp phòng không tại Berlin và chỉ giữ lại 2 tòa tháp ở Hamburg. Tuy nhiên, 6 tháp pháo phòng không ở Vienna gần như còn nguyên vẹn cho tới nay.
Sau chiến tranh, lực lượng đồng minh phá hủy tất cả các tháp phòng không tại Berlin và chỉ giữ lại 2 tòa tháp ở Hamburg. Tuy nhiên, 6 tháp pháo phòng không ở Vienna gần như còn nguyên vẹn cho tới nay.
Một trong những tòa tháp hiện được biến thành kho lưu trữ của bảo tàng nghệ thuật đương đại MAK. Một tháp khác được chuyển đổi thành khu vui chơi giải trí với thủy cung và các bức tường leo núi. Một tháp thứ 3 nằm trong khu vực quân sự và được quân đội Áo sử dụng.
Một trong những tòa tháp hiện được biến thành kho lưu trữ của bảo tàng nghệ thuật đương đại MAK. Một tháp khác được chuyển đổi thành khu vui chơi giải trí với thủy cung và các bức tường leo núi. Một tháp thứ 3 nằm trong khu vực quân sự và được quân đội Áo sử dụng.
Ba tháp còn lại bị bỏ hoang kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc và hiện đang có nhiều dự án tái sử dụng chúng làm kho lưu trữ, quán cafe và khách sạn.
Ba tháp còn lại bị bỏ hoang kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc và hiện đang có nhiều dự án tái sử dụng chúng làm kho lưu trữ, quán cafe và khách sạn.

GALLERY MỚI NHẤT