Khám phá pháo đài La Mã mới phát hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ

Các nhà khảo cổ đã khai quật một pháo đài La Mã ở Thổ Nhĩ Kỳ. Công trình có niên đại từ thế kỷ thứ 4 khi hoàng đế Constantius II cai trị đế chế La Mã.

Trong cuộc khai quật tại Hasankeyf, Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà khảo cổ đã tìm thấy tàn tích một pháo đài La Mã có từ thế kỷ 4. Họ đã xác nhận các ghi chép lịch sử và xác định công trình này được xây dựng pháo đài dưới thời Hoàng đế Constantius II. 
Theo các chuyên gia, Hasankeyf là một trong những địa điểm liên tục có người sinh sống lâu đời nhất trên thế giới. Trong khoảng thời gian 10.000 năm, hơn 20 nền văn hóa, bao gồm: Assyria, Byzantine, Ottoman... đã xây dựng khu định cư bên sông Tigris. Khi đặt chân đến Hasankeyf, người La Mã đã xây dựng một pháo đài để tuần tra biên giới tiếp giáp với đế chế Ba Tư.
Kham pha phao dai La Ma moi phat hien o Tho Nhi Ky
Một pháo đài La Mã đã được tìm thấy ở Hasankeyf, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Tolga_TEZCAN via Getty Images. 
Mặc dù các ghi chép, sử liệu đề cập đến pháo đài và cuộc khai quật khảo cổ đã diễn ra từ những năm 1980 nhưng phải tới mùa Hè năm nay, pháo đài cổ xưa này mới được tìm thấy.
Một nhóm các nhà nghiên cứu được dẫn đầu bởi Zekai Erdal - nhà sử học nghệ thuật tại Đại học Mardin Artuklu - đã phát hiện pháo đài La Mã khoảng 1.600 tuổi.
Chuyên gia Zekai đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia kiến trúc La Mã để xác định những khối đá lớn là tàn tích của kỹ thuật xây dựng tường "opus isodomum". Người La Mã thời cổ đại thường sử dụng phương pháp này trong xây dựng nhiều công trình công cộng. 
Giới chuyên gia biết rất thông tin về pháo đài cổ trên, nơi từng được gọi là Cepha. Trong tiếng Aram, Cepha có nghĩa là "đá". Vào những năm 350, hoàng đế Constantius II đã xây dựng một số pháo đài, bao gồm cả Cepha, ở những nơi có tầm quan trọng chiến lược dọc theo biên giới phía đông của đế chế La Mã để bảo vệ lãnh thổ cũng như người dân trước các cuộc xâm lược của đế chế Ba Tư.
Mặc dù hoàng đế La Mã Jovian và nhà vua Ba Tư Shapur II đã soạn thảo một hiệp ước hòa bình vào năm 363 nhưng Cepha vẫn là một pháo đài và tiền đồn quân sự của người La Mã.

Mời độc giả xem video: Đến thăm thành phố La Mã, nơi thời gian ngừng trôi gần 2.000 năm.

Bảo bối thần thánh khiến công trình La Mã bất tử suốt ngàn năm

Trải qua hàng ngàn năm, nhiều công trình La Mã vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Theo đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra cách người La Mã cổ đại xây dựng những kiến trúc này trường tồn với thời gian.

Bao boi than thanh khien cong trinh La Ma bat tu suot ngan nam
Đền Pantheon, đấu trường La Mã... là những công trình La Mã đứng sừng sững giữa đất trời suốt hơn 2.000 năm qua. Dù trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử và các thảm họa thiên nhiên như động đất, mưa bão... nhưng những công trình này vẫn còn gần như nguyên vẹn.  

“Vũ khí" bí mật giúp các kiến trúc La Mã bất tử

Trải qua hàng ngàn năm, nhiều công trình của người La Mã như đền Pantheon ở Rome vẫn đứng sừng sững. Các chuyên gia đã thực hiện nghiên cứu và tìm ra lý do giúp các kiến trúc La Mã "bất tử".

“Vu khi
Người La Mã cổ đại được biết đến là những kiến trúc sư đại tài khi xây dựng nên những công trình kỳ vĩ. Dù đã gần 2.000 năm tuổi nhưng nhiều kiến trúc La Mã như đền Pantheon ở Rome vẫn còn khá nguyên vẹn.  

Khai quật rạp xiếc La Mã cổ đại ở Tây Ban Nha

Trong cuộc khai quật tại miền bắc Tây Ban Nha, các chuyên gia đã khai quật được tàn tích một rạp xiếc La Mã cổ đại. Công trình cổ đại này có sức chứa gần 5.000 người và từng là nơi diễn ra các cuộc đua xe ngựa kéo.

Khai quat rap xiec La Ma co dai o Tay Ban Nha
 Các nhà khảo cổ đã tiến hành cuộc khai quật tại thị trấn La Mã cổ đại có tên Iruña-Veleia (ngày nay thuộc tỉnh Álava, Cộng đồng tự trị xứ Basque, Tây Ban Nha). Theo đó, họ phát hiện một rạp xiếc La Mã. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới