Khám phá nhà máy lớn nhất của Canon ở Nhật Bản

Khám phá nhà máy lớn nhất của Canon ở Nhật Bản

 Nếu tới Oita vào mùa xuân, bạn sẽ "ngất ngây" với cảnh sắc tươi đẹp của anh đào, suối nước nóng và những ruộng lúa trồng loại gạo đặc trưng của Nhật Bản.

Thế nhưng Oita không chỉ có nông nghiệp và du lịch. Đi qua thành phố vài chục km, bạn sẽ tới trung tâm sản xuất của một trong những hãng máy ảnh và thiết bị hình ảnh lớn nhất thế giới: Canon.
Thế nhưng Oita không chỉ có nông nghiệp và du lịch. Đi qua thành phố vài chục km, bạn sẽ tới trung tâm sản xuất của một trong những hãng máy ảnh và thiết bị hình ảnh lớn nhất thế giới: Canon.
Oita là quê hương của vị chủ tịch Canon hiện tại, ông Mitarai Fujio. Đây đồng thời cũng là thành phố Canon lựa chọn để đặt hai nhà máy lớn của họ: nhà máy Oita và nhà máy Aki. Một dành cho sản xuất, một dành cho nghiên cứu, hai nhà máy này là nền tảng để Canon tự hào với chất lượng "Made in Japan".
Oita là quê hương của vị chủ tịch Canon hiện tại, ông Mitarai Fujio. Đây đồng thời cũng là thành phố Canon lựa chọn để đặt hai nhà máy lớn của họ: nhà máy Oita và nhà máy Aki. Một dành cho sản xuất, một dành cho nghiên cứu, hai nhà máy này là nền tảng để Canon tự hào với chất lượng "Made in Japan".
 Nhà máy Oita của Canon được đưa vào hoạt động từ năm 1982, là cơ sở sản xuất và lắp ráp lớn nhất các thiết bị máy ảnh cao cấp của Canon: thân máy và ống kính. Đây cũng là một địa điểm quen thuộc của những chuyến thăm nhà máy Canon tổ chức cho báo chí.
Nhà máy Oita của Canon được đưa vào hoạt động từ năm 1982, là cơ sở sản xuất và lắp ráp lớn nhất các thiết bị máy ảnh cao cấp của Canon: thân máy và ống kính. Đây cũng là một địa điểm quen thuộc của những chuyến thăm nhà máy Canon tổ chức cho báo chí.
Những vị "chủ nhà" Canon tạo ấn tượng tốt ngay chúng tôi vừa tới nhà máy, với những lời chào niềm nở. Chỉ có một nguyên tắc bất di bất dịch: vui lòng không chụp một bức ảnh nào, kể cả bên trong hay bên ngoài tòa nhà. Ngoài mục đích bảo mật, yêu cầu này có lẽ phần nào thể hiện tính cách của người Nhật: niềm nở và mến khách nhưng nghiêm túc trong công việc. Tất cả những bức ảnh trong bài viết này đều do Canon cung cấp.
Những vị "chủ nhà" Canon tạo ấn tượng tốt ngay chúng tôi vừa tới nhà máy, với những lời chào niềm nở. Chỉ có một nguyên tắc bất di bất dịch: vui lòng không chụp một bức ảnh nào, kể cả bên trong hay bên ngoài tòa nhà. Ngoài mục đích bảo mật, yêu cầu này có lẽ phần nào thể hiện tính cách của người Nhật: niềm nở và mến khách nhưng nghiêm túc trong công việc. Tất cả những bức ảnh trong bài viết này đều do Canon cung cấp.
Khuôn viên nhà máy rộng tới 20.000 m2, rất thoáng vì nhiều cây cỏ và không có nhà cao tầng. Khi đi vào bên trong, những căn phòng nhiều cửa kính và ánh sáng tự nhiên tạo cảm giác thoải mái cho người bên trong.
Khuôn viên nhà máy rộng tới 20.000 m2, rất thoáng vì nhiều cây cỏ và không có nhà cao tầng. Khi đi vào bên trong, những căn phòng nhiều cửa kính và ánh sáng tự nhiên tạo cảm giác thoải mái cho người bên trong.
Không gian bên trong của nhà máy không chỉ thoáng đãng mà còn rất sạch. Đây là yêu cầu bắt buộc, bởi những bộ phận quang học như cảm biến, ống kính đều rất "nhạy cảm" với bụi. Công nhân làm việc và cả những người đến thăm nhà máy được yêu cầu sử dụng đồng phục để đảm bảo điều này. Yêu cầu về môi trường thể hiện rõ ở khu đóng gói: mặc dù nằm trên cùng một dây chuyền, khu đóng gói máy ảnh được "bao bọc" rất kỹ, để tránh bụi từ hộp giấy gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác.
Không gian bên trong của nhà máy không chỉ thoáng đãng mà còn rất sạch. Đây là yêu cầu bắt buộc, bởi những bộ phận quang học như cảm biến, ống kính đều rất "nhạy cảm" với bụi. Công nhân làm việc và cả những người đến thăm nhà máy được yêu cầu sử dụng đồng phục để đảm bảo điều này. Yêu cầu về môi trường thể hiện rõ ở khu đóng gói: mặc dù nằm trên cùng một dây chuyền, khu đóng gói máy ảnh được "bao bọc" rất kỹ, để tránh bụi từ hộp giấy gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác.
Phần lớn các bước trong dây chuyền lắp ráp máy ảnh của Canon do máy móc thực hiện. Các linh kiện được lắp ráp tự động, sau đó chuyển tới công đoạn kiểm định chất lượng. Tại đây chiếc máy ảnh sẽ trải qua những quá trình kiểm nghiệm khắt khe do cả con người và máy móc thực hiện nhằm đảm bảo hoạt động được ở những điều kiện khắc nghiệt nhất. Máy móc tự động cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm mạch, với những đường mạch mỏng hơn sợi tóc và những bước làm ống kính như mài, đánh bóng, sơn và tráng kính.
Phần lớn các bước trong dây chuyền lắp ráp máy ảnh của Canon do máy móc thực hiện. Các linh kiện được lắp ráp tự động, sau đó chuyển tới công đoạn kiểm định chất lượng. Tại đây chiếc máy ảnh sẽ trải qua những quá trình kiểm nghiệm khắt khe do cả con người và máy móc thực hiện nhằm đảm bảo hoạt động được ở những điều kiện khắc nghiệt nhất. Máy móc tự động cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm mạch, với những đường mạch mỏng hơn sợi tóc và những bước làm ống kính như mài, đánh bóng, sơn và tráng kính.
Nhờ có máy móc, Canon có thể hoàn thành toàn bộ quá trình lắp ráp và đóng hộp một chiếc máy ảnh trên một dây chuyền chỉ trong 40 phút! Với năng suất như vậy, hãng này tự tin rằng sau khi hoàn tất quá trình tự động hóa trong năm nay, năng lực sản xuất của nhà máy Oita sẽ gấp 10 lần so với năm 2003, khi Canon bắt đầu áp dụng tự động hóa, và gấp gần 3 lần so với năm 2014.
Nhờ có máy móc, Canon có thể hoàn thành toàn bộ quá trình lắp ráp và đóng hộp một chiếc máy ảnh trên một dây chuyền chỉ trong 40 phút! Với năng suất như vậy, hãng này tự tin rằng sau khi hoàn tất quá trình tự động hóa trong năm nay, năng lực sản xuất của nhà máy Oita sẽ gấp 10 lần so với năm 2003, khi Canon bắt đầu áp dụng tự động hóa, và gấp gần 3 lần so với năm 2014.
Dù máy móc có "xuất sắc" đến vậy, rốt cục chúng vẫn chưa thể thay hoàn toàn con người. Người Nhật rất giỏi trong việc biến những công việc tưởng như bình thường thành một loại nghệ thuật với yêu cầu rất cao. Những công việc yêu cầu sự tỉ mỉ, chính xác nhất như chế tạo ống kính cuối cùng vẫn phải có bàn tay con người ở nhiều công đoạn.
Dù máy móc có "xuất sắc" đến vậy, rốt cục chúng vẫn chưa thể thay hoàn toàn con người. Người Nhật rất giỏi trong việc biến những công việc tưởng như bình thường thành một loại nghệ thuật với yêu cầu rất cao. Những công việc yêu cầu sự tỉ mỉ, chính xác nhất như chế tạo ống kính cuối cùng vẫn phải có bàn tay con người ở nhiều công đoạn.
Canon gọi họ là Lens Meister, những người có ít nhất 25 năm kinh nghiệm. Bàn tay lành nghề của những "nghệ nhân" này giúp đảm bảo chất lượng cao nhất cho ống kính Canon.
Canon gọi họ là Lens Meister, những người có ít nhất 25 năm kinh nghiệm. Bàn tay lành nghề của những "nghệ nhân" này giúp đảm bảo chất lượng cao nhất cho ống kính Canon.
Công việc này cũng có tính kế thừa. Những thực tập sinh tại Canon có cơ hội được chính những Lens Meister tại nhà máy sản xuất ống kính ở Utsunomiya đào tạo để trở thành thế hệ tiếp theo tiếp nối công việc này. Tất nhiên, để trở thành một "nghệ nhân" không hề đơn giản.
Công việc này cũng có tính kế thừa. Những thực tập sinh tại Canon có cơ hội được chính những Lens Meister tại nhà máy sản xuất ống kính ở Utsunomiya đào tạo để trở thành thế hệ tiếp theo tiếp nối công việc này. Tất nhiên, để trở thành một "nghệ nhân" không hề đơn giản.
Một học viên sẽ phải mất 9 tháng học nghề để có thể nắm được các bước cơ bản của quá trình làm ra ống kính, và mất hàng chục năm để trở nên lành nghề. Với truyền thống gắn bó cả đời với một công ty tại Nhật Bản, đây là một con đường nghề nghiệp dễ hiểu.
Một học viên sẽ phải mất 9 tháng học nghề để có thể nắm được các bước cơ bản của quá trình làm ra ống kính, và mất hàng chục năm để trở nên lành nghề. Với truyền thống gắn bó cả đời với một công ty tại Nhật Bản, đây là một con đường nghề nghiệp dễ hiểu.
Để đảm bảo luôn đổi mới và giữ được chất lượng sản phẩm dĩ nhiên không thể bỏ qua khâu nghiên cứu, phát triển. Mỗi năm Canon đều dành từ 8 – 9% doanh thu cho việc nghiên cứu, và điều đó thể hiện ở những con số: 4 năm gần đây, năm nào Canon cũng đăng ký 3000 – 4000 bằng sáng chế tại Mỹ, luôn ở vị trí top 3 công ty toàn cầu và đứng đầu trong các công ty Nhật Bản về số bằng sáng chế. Dải sản phẩm của họ cũng không chỉ giới hạn trong máy ảnh và máy quay như những gì chúng ta quen thuộc, mà
Để đảm bảo luôn đổi mới và giữ được chất lượng sản phẩm dĩ nhiên không thể bỏ qua khâu nghiên cứu, phát triển. Mỗi năm Canon đều dành từ 8 – 9% doanh thu cho việc nghiên cứu, và điều đó thể hiện ở những con số: 4 năm gần đây, năm nào Canon cũng đăng ký 3000 – 4000 bằng sáng chế tại Mỹ, luôn ở vị trí top 3 công ty toàn cầu và đứng đầu trong các công ty Nhật Bản về số bằng sáng chế. Dải sản phẩm của họ cũng không chỉ giới hạn trong máy ảnh và máy quay như những gì chúng ta quen thuộc, mà

GALLERY MỚI NHẤT