Khám phá ngôi chùa nơi vua Lê Thánh Tông xướng họa cùng tiên nữ

Khám phá ngôi chùa nơi vua Lê Thánh Tông xướng họa cùng tiên nữ

(Kiến Thức) - Tương truyền, có một lần vua Lê Thánh Tông thăm ngôi chùa này thấy trên gác chuông có bóng người đẹp. Vua bèn hỏi chuyện và ngỏ ý muốn cùng nàng xướng họa.

Tọa lạc ở số 128 phố Nguyễn Khuyến, quận Đống Đa,  chùa Ngọc Hồ hay chùa Bà Ngô có lịch sử tồn tại gần 1.000 năm, là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc của mảnh đất Thăng Long – Hà Nội.
Tọa lạc ở số 128 phố Nguyễn Khuyến, quận Đống Đa, chùa Ngọc Hồ hay chùa Bà Ngô có lịch sử tồn tại gần 1.000 năm, là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc của mảnh đất Thăng Long – Hà Nội.
Theo sử sách, chùa được xây dựng vào đời Lý Nhân Tông (1127 - 1128). Xung quanh các tên gọi của chùa có nhiều giai thoại được lưu truyền trong dân gian.
Theo sử sách, chùa được xây dựng vào đời Lý Nhân Tông (1127 - 1128). Xung quanh các tên gọi của chùa có nhiều giai thoại được lưu truyền trong dân gian.
Tương truyền, cái tên Ngọc Hồ có nghĩa là bầu rượu bằng ngọc quý, được đặt do chùa được xây trên cái một gò hình dáng như bầu đựng rượu. Theo một cách giải thích khác thì tên này bắt nguồn từ cái giếng nước trong như ngọc nằm bên tam bảo của chùa.
Tương truyền, cái tên Ngọc Hồ có nghĩa là bầu rượu bằng ngọc quý, được đặt do chùa được xây trên cái một gò hình dáng như bầu đựng rượu. Theo một cách giải thích khác thì tên này bắt nguồn từ cái giếng nước trong như ngọc nằm bên tam bảo của chùa.
Tên gọi Bà Ngô thì gắn với chuyện vào thời Lê có một người con gái đẹp lấy một nhà buôn giàu có người Hoa, đã bỏ tiền tái thiết lại chùa to đẹp hơn. Người đời gọi bà là Ngô Khách nên chùa mới được gọi là chùa Bà Ngô để ghi công người đã xây chùa.
Tên gọi Bà Ngô thì gắn với chuyện vào thời Lê có một người con gái đẹp lấy một nhà buôn giàu có người Hoa, đã bỏ tiền tái thiết lại chùa to đẹp hơn. Người đời gọi bà là Ngô Khách nên chùa mới được gọi là chùa Bà Ngô để ghi công người đã xây chùa.
Chùa Ngọc Hồ còn là bối cảnh của truyền thuyết vua Lê Thánh Tông gặp tiên nữ. Theo đó, có một lần vua Lê Thánh Tông thăm chùa, thấy trên gác chuông có bóng người đẹp. Vua bèn hỏi chuyện và ngỏ ý muốn cùng nàng xướng họa.
Chùa Ngọc Hồ còn là bối cảnh của truyền thuyết vua Lê Thánh Tông gặp tiên nữ. Theo đó, có một lần vua Lê Thánh Tông thăm chùa, thấy trên gác chuông có bóng người đẹp. Vua bèn hỏi chuyện và ngỏ ý muốn cùng nàng xướng họa.
Nàng nhường vua làm thơ trước, sau đó đổi lại một cách thông minh, làm vua rất khâm phục. Vua mời nàng lên kiệu về cung, nhưng kiệu đi đến cửa Đại Hưng thì biến mất. Vua cho là tiên giáng trần, bên dựng lầu Vọng Tiên ở đó để tưởng nhớ...
Nàng nhường vua làm thơ trước, sau đó đổi lại một cách thông minh, làm vua rất khâm phục. Vua mời nàng lên kiệu về cung, nhưng kiệu đi đến cửa Đại Hưng thì biến mất. Vua cho là tiên giáng trần, bên dựng lầu Vọng Tiên ở đó để tưởng nhớ...
Trong gần một thiên niên kỷ tồn tại, chùa Ngọc Hồ đã trải qua nhiền lần trùng tu, tái thiết. Kiến trúc hiện tại của chùa được định hình từ đợt trùng tu lớn năm 1935.
Trong gần một thiên niên kỷ tồn tại, chùa Ngọc Hồ đã trải qua nhiền lần trùng tu, tái thiết. Kiến trúc hiện tại của chùa được định hình từ đợt trùng tu lớn năm 1935.
Tam quan của chùa là gác chuông 2 tầng, 8 mái mang phong cách truyền thống. Mặt trước tam quan có các hàng câu đối chữ Nôm, một điều rất hiếm gặp tại các chùa ở Hà Nội.
Tam quan của chùa là gác chuông 2 tầng, 8 mái mang phong cách truyền thống. Mặt trước tam quan có các hàng câu đối chữ Nôm, một điều rất hiếm gặp tại các chùa ở Hà Nội.
Phật điện của chùa là nơi thờ các chư Phật, gồm tiền đường và hậu cung làm theo kiểu chữ “Đinh". Hiện trong tiền đường dạng vòm cuốn mở rộng bằng một vì vỏ cua, là một kiểu kiến trúc ít có ở miền Bắc.
Phật điện của chùa là nơi thờ các chư Phật, gồm tiền đường và hậu cung làm theo kiểu chữ “Đinh". Hiện trong tiền đường dạng vòm cuốn mở rộng bằng một vì vỏ cua, là một kiểu kiến trúc ít có ở miền Bắc.
Nhà Tổ của chùa thờ các Tổ Bồ Đề Đạt ma, các sư tổ của chùa đã viên tịch và đức Văn Xương. Điện Mẫu thờ các Mẫu, Ngọc Hoàng, vua Lê Thánh Tông, Đức Thánh Trần Hưng Đạo cùng hai gia tướng Yết Kiêu và Dã Tượng...
Nhà Tổ của chùa thờ các Tổ Bồ Đề Đạt ma, các sư tổ của chùa đã viên tịch và đức Văn Xương. Điện Mẫu thờ các Mẫu, Ngọc Hoàng, vua Lê Thánh Tông, Đức Thánh Trần Hưng Đạo cùng hai gia tướng Yết Kiêu và Dã Tượng...
Ngày nay, chùa Ngọc Hồ còn lưu giữ được một quả chuông đồng đúc năm 1887, nhiều tượng thờ, văn bia, câu đối và một khối lượng di vật rất lớn ở nhiều thể loại như long ngai, bài vị, các tế khí...
Ngày nay, chùa Ngọc Hồ còn lưu giữ được một quả chuông đồng đúc năm 1887, nhiều tượng thờ, văn bia, câu đối và một khối lượng di vật rất lớn ở nhiều thể loại như long ngai, bài vị, các tế khí...
Năm 1951, chùa được công nhận là "cổ tích được liệt hạng" theo quyết định của Giám đốc Sở Quốc gia Bảo tồn Cổ tích. Đến năm 1993, chùa được công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia của Việt Nam.
Năm 1951, chùa được công nhận là "cổ tích được liệt hạng" theo quyết định của Giám đốc Sở Quốc gia Bảo tồn Cổ tích. Đến năm 1993, chùa được công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia của Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video Hà Nội mùa cốm xanh về. Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT