Khám phá máy bay ném bom tốt nhất trong CTTG 2

Khám phá máy bay ném bom tốt nhất trong CTTG 2

(Kiến Thức) - Máy bay ném bom B-17 được xếp hàng tốt nhất chiến tranh thế giới thứ 2 với ưu điểm tầm bay xa, tải trọng bom lớn và đặc biệt là "sống dai".

Được coi là biểu tượng của quân đội Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ 2,  máy bay ném bom B-17 Flying Fortress luôn là nỗi ám ảnh ghê rợn đối với quân phát xít. Điều làm nên sự nổi tiếng của máy bay này là khả năng sống sót dai dẳng của nó khi bị tấn công. Nguồn ảnh: Pictures
Được coi là biểu tượng của quân đội Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ 2, máy bay ném bom B-17 Flying Fortress luôn là nỗi ám ảnh ghê rợn đối với quân phát xít. Điều làm nên sự nổi tiếng của máy bay này là khả năng sống sót dai dẳng của nó khi bị tấn công. Nguồn ảnh: Pictures
Với số lượng được sản xuất lên tới 12.731 chiếc đã biến Boeing B-17 Flying Fortress thành máy bay ném bom được chế tạo nhiều nhất trong giai đoạn thế chiến, và là máy bay ném bom tuyệt vời nhất, ném khối lượng bom nhiều hơn bất kỳ phi cơ Mỹ nào trong Thế Chiến thứ hai. Nguồn ảnh: pinterest 2
Với số lượng được sản xuất lên tới 12.731 chiếc đã biến Boeing B-17 Flying Fortress thành máy bay ném bom được chế tạo nhiều nhất trong giai đoạn thế chiến, và là máy bay ném bom tuyệt vời nhất, ném khối lượng bom nhiều hơn bất kỳ phi cơ Mỹ nào trong Thế Chiến thứ hai. Nguồn ảnh: pinterest 2
Ước tính, chỉ riêng máy bay Boeing B-17 đã thực hiện ném tổng cộng 640.000 tấn bom trong tổng số 1,5 triệu tấn bom đã được ném xuống đầu phát xít Đức. Nguồn ảnh: pinterest
Ước tính, chỉ riêng máy bay Boeing B-17 đã thực hiện ném tổng cộng 640.000 tấn bom trong tổng số 1,5 triệu tấn bom đã được ném xuống đầu phát xít Đức. Nguồn ảnh: pinterest
Boeing B-17 Flying Fortress là kiểu máy bay ném bom hạng nặng 4 động cơ được phát triển cho Không lực Lục quân Hoa Kỳ và được đưa vào sử dụng vào cuối những năm 1930. Cạnh tranh cùng với Douglas và Martin trong một hợp đồng chế tạo 200 máy bay ném bom, thiết kế của hãng Boeing vượt trội hơn cả hai đối thủ và vượt xa những yêu cầu của Không lực. Nguồn ảnh: SUWalls
Boeing B-17 Flying Fortress là kiểu máy bay ném bom hạng nặng 4 động cơ được phát triển cho Không lực Lục quân Hoa Kỳ và được đưa vào sử dụng vào cuối những năm 1930. Cạnh tranh cùng với Douglas và Martin trong một hợp đồng chế tạo 200 máy bay ném bom, thiết kế của hãng Boeing vượt trội hơn cả hai đối thủ và vượt xa những yêu cầu của Không lực. Nguồn ảnh: SUWalls
Cận cảnh buồng lái của máy bay B-17. Chỗ ngồi của hai phi công điều khiển được đặt song song với nhau. Nguồn ảnh: Tangmere
Cận cảnh buồng lái của máy bay B-17. Chỗ ngồi của hai phi công điều khiển được đặt song song với nhau. Nguồn ảnh: Tangmere
B-17 được Không lực Mỹ sử dụng chủ yếu trong các chiến dịch ném bom chiến lược chính xác ban ngày vào các mục tiêu công nghiệp, quân sự và dân sự của Đức trong Thế Chiến II. Nguồn ảnh: The Aviation History
B-17 được Không lực Mỹ sử dụng chủ yếu trong các chiến dịch ném bom chiến lược chính xác ban ngày vào các mục tiêu công nghiệp, quân sự và dân sự của Đức trong Thế Chiến II. Nguồn ảnh: The Aviation History
Các đơn vị Mỹ là Không Lực 8 đóng tại Anh và Không Lực 15 đóng tại Ý góp phần bổ sung cho nhiệm vụ ném bom khu vực ban đêm của Bộ chỉ huy Không quân Ném bom thuộc Không quân Hoàng gia Anh trong chiến dịch Pointblank, giúp đạt được ưu thế trên không trên các thành phố, nhà máy và chiến trường Tây Âu chuẩn bị cho Trận chiến Normandy. Nguồn ảnh: pinterest
Các đơn vị Mỹ là Không Lực 8 đóng tại Anh và Không Lực 15 đóng tại Ý góp phần bổ sung cho nhiệm vụ ném bom khu vực ban đêm của Bộ chỉ huy Không quân Ném bom thuộc Không quân Hoàng gia Anh trong chiến dịch Pointblank, giúp đạt được ưu thế trên không trên các thành phố, nhà máy và chiến trường Tây Âu chuẩn bị cho Trận chiến Normandy. Nguồn ảnh: pinterest
B-17 cũng tham gia, với quy mô hạn chế hơn, tại Mặt trận Thái Bình Dương, không kích vào tàu bè và sân bay Nhật Bản. Nguồn ảnh: WallDevil
B-17 cũng tham gia, với quy mô hạn chế hơn, tại Mặt trận Thái Bình Dương, không kích vào tàu bè và sân bay Nhật Bản. Nguồn ảnh: WallDevil
B-17 có chiều dài 22,6m, sải cánh 31,6m, chiều cao 5,8m. Trọng lượng rỗng của máy bay 16,3 tấn, trong khi trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 29,7 tấn. Nguồn ảnh: wallpapersafari
B-17 có chiều dài 22,6m, sải cánh 31,6m, chiều cao 5,8m. Trọng lượng rỗng của máy bay 16,3 tấn, trong khi trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 29,7 tấn. Nguồn ảnh: wallpapersafari
Máy bay sử dụng 4 động cơ Wright R-1820-97 "Cyclone" bố trí vòng tròn có turbo-siêu tăng áp, công suất 1.200 mã lực (895 kW) mỗi động cơ. Điều này giúp may bay có vận tốc lên tới 462km/h, tốc độ leo cao 4,6m/s, trần bay 10,8km, và tầm bay tối đa lên tới 3.219km. Nguồn ảnh: OoCities
Máy bay sử dụng 4 động cơ Wright R-1820-97 "Cyclone" bố trí vòng tròn có turbo-siêu tăng áp, công suất 1.200 mã lực (895 kW) mỗi động cơ. Điều này giúp may bay có vận tốc lên tới 462km/h, tốc độ leo cao 4,6m/s, trần bay 10,8km, và tầm bay tối đa lên tới 3.219km. Nguồn ảnh: OoCities
Về trang bị vũ khí, để phòng vệ máy bay có từ 8 tới 12 khẩu đại liên cỡ nòng 12,7mm với cơ số đạn 281 viên cho mỗi khẩu. Trong khoang có thể chở tối đa 7,8 tấn bom. Nguồn ảnh: Michael McAuliffe
Về trang bị vũ khí, để phòng vệ máy bay có từ 8 tới 12 khẩu đại liên cỡ nòng 12,7mm với cơ số đạn 281 viên cho mỗi khẩu. Trong khoang có thể chở tối đa 7,8 tấn bom. Nguồn ảnh: Michael McAuliffe
Điều độc đáo ở loại máy bay này là khả n ăng sống dai của nó, ngay cả khi bị bắn nát phần đầu như trong hình, máy bay vẫn có thể lết về tới căn cứ an toàn. Nguồn ảnh: 中国新闻
Điều độc đáo ở loại máy bay này là khả n ăng sống dai của nó, ngay cả khi bị bắn nát phần đầu như trong hình, máy bay vẫn có thể lết về tới căn cứ an toàn. Nguồn ảnh: 中国新闻
Hay cả khi bị tấn công rách tươm phần gốc cánh, B-17 vẫn "ung dung" hạ cánh tại căn cứ sau phi vụ tấn công. Nguồn ảnh: 中国新闻
Hay cả khi bị tấn công rách tươm phần gốc cánh, B-17 vẫn "ung dung" hạ cánh tại căn cứ sau phi vụ tấn công. Nguồn ảnh: 中国新闻
Đôi khi bị bắn gần đứt lìa đuôi thì đó cũng không phải là điều không thể để bay trở về căn cứ của loại máy bay nổi tiếng bền bỉ này. Chính nhờ đặc tính sống dai này mà nhiều phi hành đoàn đã được cứu sống thay vì phải tan xác trên không hay bỏ mạng khi máy bay đâm xuống đất. Nguồn ảnh: 中国新闻
Đôi khi bị bắn gần đứt lìa đuôi thì đó cũng không phải là điều không thể để bay trở về căn cứ của loại máy bay nổi tiếng bền bỉ này. Chính nhờ đặc tính sống dai này mà nhiều phi hành đoàn đã được cứu sống thay vì phải tan xác trên không hay bỏ mạng khi máy bay đâm xuống đất. Nguồn ảnh: 中国新闻

GALLERY MỚI NHẤT