Khám phá Lễ hội đóng dấu ngựa ở quê hương Thành Cát Tư Hãn

Dịp may hiếm có khi chúng tôi được ông N.Enkhbayar - Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ (từng giữ chức Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Tổng thống Mông Cổ) mời dự Lễ hội đóng dấu ngựa tại tỉnh Khentii - quê hương của Thành Cát Tư Hãn.
 

Khám phá Lễ hội đóng dấu ngựa ở quê hương Thành Cát Tư Hãn

“Ăn được món ănMông Cổ là anh hùng”

Rời thủ đô Ulan Bator về phía đông, vượt qua thảo nguyên mênh mông, khoảng hơn 300km, chiều tối chúng tôi đã có mặt tại thành phố Chingis (Chingis tiếng Mông Cổ có nghĩa là Thành Cát Tư) - Trung tâm của tỉnh Khentii, và là nơi khởi nghiệp của Thành Cát Tư Hãn.

Tiếng hát bay lên giữa đại ngàn như đưa chúng tôi trở về miền ký ức của người Mông Cổ xưa. Ảnh: Lê Chiên
 Tiếng hát bay lên giữa đại ngàn như đưa chúng tôi trở về miền ký ức của người Mông Cổ xưa. Ảnh: Lê Chiên

Tiếp chúng tôi bữa tối hôm đó ngoài ông N.Enkhbayar, còn có một số thành viên chủ chốt của Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ. Trong phòng ăn sang trọng của khách sạn Hoàng gia, nhân viên khách sạn đưa ra một set cừu và một set bò. Mỗi set được đặt trong một mâm lớn mạ vàng óng ánh, bốc khói nghi ngút, tỏa ra mùi ngầy ngậy, gây gây…Thật lòng chỉ ngửi tôi đã thấy… ngang dạ rồi; đặc biệt khi nhìn cái đầu cừu ở giữa mâm thì cái đói của tôi bỗng nhiên bay đi đâu hết, cho dù đã đi mấy trăm km chưa có gì bỏ bụng.

Ông N.Enkhbayar là người cởi mở và thân thiện. Chỉ vào mâm thịt cừu, ông cười rất hóm: “ăn được món ăn của Mông Cổ là người anh hùng”. Nhấp xong ly rượu, ông N.Enkhbayar cầm con dao ăn đưa cho bà Đại sứ (Việt Nam tại Mông Cổ) trịnh trọng nói: Mời bà Đại sứ cắt thịt cừu. Ông vừa hướng dẫn, vừa giải thích: Theo phong tục của người Mông Cổ trong những nghi lễ quan trọng, bao giờ món thịt cừu cũng phải có đầu cừu. Người nào được kính trọng nhất sẽ là người cắt thịt chia cho người khác. Điều làm tôi rất ngạc nhiên là dù có bát đũa, nhưng mọi người đều dùng hai bàn tay.

Thấy tôi tần ngần, ông N.Enkhbayar giải thích, đây là văn hóa của người Mông Cổ có từ xa xưa, xuất phát từ điều kiện sống du mục. Đến nay khi ăn thịt mọi người vẫn giữ thói quen dùng tay, còn việc dùng hai tay để nhận miếng thịt là thể hiện sự kính trọng, biết ơn đối với người trên. Và họ tin rằng, khi được nhận miếng thịt này sẽ mang lại sự may mắn cho họ.

Gần cuối bữa, ông N.Enkhbayar cầm miếng xương bả vai cừu giơ lên bẻ vụn. Ông nói, đây là thủ tục bắt buộc của người Mông Cổ khi ăn thịt cừu “để bí mật không bao giờ bị tiết lộ”.

Đóng dấu ngựa - Lễ hội linh thiêng

Theo lời ông N.Enkhbayar thì lễ hội đóng dấu ngựa chỉ cách thành phố Chingis khoảng 40 km, đi khoảng 30 phút là đến. Đến đây tôi mới hiểu vì sao giữa thảo nguyên mênh mông với hàng trăm con ngựa chăn thả tự nhiên mà ngựa của nhà này không bị lẫn sang nhà khác, và lý giải được vì sao vó ngựa của đội quân Thành Cát Tư Hãn năm xưa lại có thể tung hoành khắp năm châu.

Ở đây, hầu như tất cả người Mông Cổ đều mặc trang phục truyền thống. Không khí trang trọng, linh thiêng ngập tràn giữa bạt ngàn nắng, gió. Chúng tôi được xem các loại yên ngựa, dấu ngựa cổ của các bộ tộc người Mông Cổ cách đây mấy trăm năm trước; được thưởng thức những bài hát cổ đặc trưng của dân du mục (hát bằng cổ họng). Tiếng hát cao vút theo gió bay lên giữa đại ngàn như đưa chúng tôi trở về miền ký ức của người Mông Cổ xa xưa...

Tiến sĩ T.Saipolda, giảng viên Trường Đại học Nông nghiệp Mông Cổ, chuyên gia về ngành chăn nuôi kể: Tập quán đóng dấu ngựa có từ hàng nghìn năm trước. Khi con ngựa đến tuổi trưởng thành thì sẽ được đóng dấu. Đóng dấu ngựa không chỉ để phân biệt ngựa của nhà này với ngựa của nhà khác mà còn ghi nhận việc ngựa con đã trưởng thành; ghi nhận thành quả của việc chăm sóc, nuôi dưỡng ngựa và khẳng định sự gắn bó của ngựa với chủ.

Nâng chiếc dấu ngựa bằng hai tay, với vẻ mặt trân trọng, tiến sĩ T.Saipolda nói tiếp, mỗi gia đình sở hữu một loại dấu (dấu ngựa được làm bằng sắt có hình dạng, kích cỡ khác nhau), bởi vậy dấu ngựa có đến 3.000 loại. Dấu ngựa được người Mông Cổ coi như báu vật linh thiêng. Sau khi hoàn thành việc đóng dấu cho ngựa thì dấu ngựa được vệ sinh sạch sẽ, treo lên vị trí trang trọng trong nhà, tuyệt đối không được để xuống đất…Bà Đại sứ được mời đóng dấu cho con ngựa đầu tiên, lễ hội đóng dấu ngựa chính thức bắt đầu (trước đây dấu ngựa được nung đỏ rồi dí vào mông ngựa, tạo thành vết bỏng theo hình con dấu; nay dùng phương pháp áp lạnh, tạo nên vết bỏng lạnh).

Cao trào của lễ hội tại quê hương của Thành Cát Tư Hãn là trò bắt ngựa. Đàn ngựa được lùa vào một khu vực quây sẵn; những thanh niên tham gia bắt ngựa đứng dọc hai bên tạo thành một lối, tay cầm dây thòng lọng làm bằng da ngựa hoặc những cần tre ở đầu buộc dây thòng lọng.

Khi ngựa bị mắc vào thòng lọng dù người có bị ngựa kéo lê hàng trăm mét, quăng quật trong cát bụi nhưng không ai bỏ cuộc, họ vẫn ghì chắc dây thòng lọng cho đến khi con ngựa bị họ khuất phục dừng lại. Và phần thưởng của họ là tiếng reo hò, cổ vũ.

Chứng kiến những cuộc vây bắt ngựa, tôi như lạc vào những câu chuyện truyền thuyết về đội quân Nguyên Mông giương cung cưỡi ngựa như bay trên thảo nguyên; như gặp những nhân vật trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung…Chỉ khi thấy chiếc xe máy của một thanh niên rẹt qua lùa ngựa, tôi mới mới tỉnh ra mình đang ở thế kỷ 21.

Đế chế vĩ đại xây trên "núi xác" của Thành Cát Tư Hãn

Đế chế Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn lập nên được xem là quốc gia có diện tích liền mạch và lớn nhất thế giới từ trước tới nay.

Đế chế vĩ đại xây trên "núi xác" của Thành Cát Tư Hãn
De che vi dai xay tren nui xac cua Thanh Cat Tu Han
Tượng Thành Cát Tư Hãn do đời sau dựng lại. 
Đế quốc Mông Cổ từng tồn tại trong các thế kỷ 13,14 và là quốc gia có lãnh thổ liền mạch lớn nhất trong lịch sử loài người. Khởi đầu trên các thảo nguyên Trung Á, đế quốc Mông Cổ đã trải dài từ Đông Âu đến biển Nhật Bản, bao gồm nhiều phần rộng lớn của Siberia ở phía bắc, và vươn tới phía nam đến Đông Nam Á, tiểu lục địa Ấn Độ, cao nguyên Iran và Trung Đông.

Thành Cát Tư Hãn được xem là nhân vật đặc biệt quan trọng trong lịch sử thế giới với tài năng quân sự và tầm nhìn lỗi lạc. Đế chế Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn lập nên được xem là quốc gia có diện tích liền mạch và lớn nhất thế giới từ trước tới nay. Loạt bài này sẽ kể lại những câu chuyện sống động về cuộc đời, sự nghiệp và tài năng kiệt xuất của Thành Cát Tư Hãn.


Ở thời điểm hùng mạnh nhất, đế quốc Mông Cổ trải dài 9.700 km, diện tích lãnh thổ lên tới 24 triệu km2, tương đương 16% diện tích đất liền của Trái Đất và thống trị 100 triệu thần dân. Thành Cát Tư Hãn là “ông chủ” của đế quốc Mông Cổ thời kì hùng mạnh nhất thế giới. Hàng chục triệu người đã chết nơi vó ngựa của quân Thành Cát Tư Hãn đi qua.
De che vi dai xay tren nui xac cua Thanh Cat Tu Han-Hinh-2
Năm 1279, diện tích Mông Cổ nối liền một dài từ Á sang Âu, dài hơn 9.000km, rộng 24 triệu km2. 
Thành Cát Tư Hãn sinh ra năm 1162 với tên gốc là Thiết Mộc Chân, kết hôn năm 16 tuổi và có rất nhiều vợ trong toàn bộ cuộc đời mình.
Thiết Mộc Chân bắt đầu sự nghiệp bằng cách liên minh với Thoát Lý, một thủ lĩnh địa phương được phong tước Vương Hãn. Chính Thoát Lý là người đề nghị cho Thiết Mộc Chân mượn 20.000 quân để tạo ra đế chế đầu tiên chống lại các kẻ thù chính của quân Mông Cổ gồm Nãi Man, Miệt Nhi Khất, Đảng Hạng, Kim và Tatar.
Khét tiếng máu lạnh, Thiết Mộc Chân có quan điểm chỉ lựa chọn người trung thành và xứng đáng chứ không dựa vào quan hệ gia đình, một điểm độc đáo ở thời đại đó. Bộ luật mang tên Yassa của ông quy định cách xây dựng tổ chức và quốc gia trong phạm vi đế chế Mông Cổ.
Thiết Mộc Chân khuyến khích phục tùng tuyệt đối và đổi lại sẽ trao sự giàu có cho binh lính bằng các chiến lợi phẩm có được. Khi đánh bại bộ lạc đối phương, ông không giết hại hoặc ruồng bỏ binh sĩ của họ mà bảo hộ và hợp nhất vào đế chế của mình. Thậm chí, mẹ của Thiết Mộc Chân còn nhận nuôi những đứa trẻ mồ côi từ bộ lạc đối phương. Chính điều này giúp Thiết Mộc Chân mạnh hơn sau mỗi lần chiến thắng vì lòng dân luôn ổn định.
De che vi dai xay tren nui xac cua Thanh Cat Tu Han-Hinh-3
Thành Cát Tư Hãn đăng cơ ở một khu vực ven bờ sông Onon, hình trong sách Jami' al-tawarikh. 
Thiết Mộc Chân đề nghị cưới con gái của Thoát Lý năm 1202 nhưng bị từ chối. Ông cũng nhận ra sự bất tuân của Thoát Lý. Sau này, Thoát Lý chạy trốn khi thấy mọi kẻ thù trước đây của Thiết Mộc Chân đều theo phe ông.
Năm 1206, ông liên kết thành công các bộ lạc Mông Cổ đang bị chia rẽ, và tại hội nghị Kurultai (Hội đồng các thủ lĩnh Mông Cổ) ông đã được phong là Thành Cát Tư Hãn (có nghĩa là vua của thế giới).
Những pháp sư hàng đầu ở Mông Cổ tôn Thành Cát Tư Hãn là đại diện của Mongke Koko Tenri (trời xanh bất diệt) – vị thần tối cao trong quan niệm của người du mục. Khi được tất cả người dân và đối thủ tôn sùng địa vị tối cao và chấp thuận sứ mệnh thống trị thế giới, Thành Cát Tư Hãn tự đưa mình lên một đẳng cấp mới.
Bất kì sự chống lại Thành Cát Tư Hãn nào cũng được cho là hành động trái ý trời. Thành Cát Tư Hãn được cho là chủ nhân câu nói nổi tiếng: “Ta là sự trừng phạt của chúa trời. Nếu các ngươi không sai phạm, trời đã không cử ta xuống đây”.
Cùng thời điểm hội nghị Kurultai, Thành Cát Tư Hãn bị cuốn vào cuộc tranh chấp với Tây Hạ khi quốc gia này bắt Mông Cổ phải phục tùng và cống nạp mỗi năm. Năm 1209 khi ký kết hòa bình với Tây Hạ, quốc gia này thực chất đã nằm dưới trướng của Thành Cát Tư Hãn.
Mục đích quan trọng hơn của Thành Cát Tư Hãn là xâm chiếm nhà Kim. Thứ nhất, đây là quốc gia khiến Mông Cổ trong quá khứ nhiều lần nuốt “trái đắng”. Thứ hai, Thành Cát Tư Hãn muốn chiếm lấy nguồn tài nguyên giàu có ở miền bắc Trung Quốc. Trận chiến lịch sử Dã Hồ Lĩnh (nay thuộc Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc) là bước ngoặt giữa quân Mông Cổ và triều đình nhà Kim.
Trong trận này, quân Kim áp dụng chiến sách “tập trung quân số” để đối phó với Thành Cát Tư Hãn vì biết rằng nếu dàn quân trên nhiều cửa ải thì chắc chắn sẽ thua trận. Nhà Kim dồn 450.000 lính tinh nhuệ vào trận Dã Hồ Lĩnh với ý đồ tiêu diệt hoàn toàn quân Mông Cổ.
Nhưng ở trận đại chiến này, Thành Cát Tư Hãn tiếp nhận ý kiến của nhiều quân sư, đặc biệt là Mộc Hoa Lê, trong đó sử dụng quân cảm tử tấn công quân Kim trước. Sau đó, các cánh quân mở đường với quân số 10 vạn người tấn công vào mục tiêu chủ chốt của kẻ địch. Tướng Mông Cổ cũng rất bình tĩnh trong trận chiến giúp tinh thần binh sĩ đều ổn định. Quân Kim chưa thấy lực lượng tiếp ứng vội hoảng loạn và bỏ chạy.
Theo sử sách, xác quân Kim nằm la liệt trên một diện tích rộng hàng trăm dặm. Chỉ một trận chiến duy nhất mà binh lực hơn trăm năm tích trữ của nhà Kim bị hủy diệt hoàn toàn. Trận đánh này buộc nhà Kim phải đầu hàng trong đau đớn.
Sau hơn chục năm đánh nhau cùng nhà Tây Hạ và nhà Kim, Thành Cát Tư Hãn tỏ ý mệt mỏi. Năm 1218, ông cử sứ giả sang tỉnh phía đông đế quốc Khwarezm - một nước do những chiến binh Mamluk người Turk ở Ba Tư thành lập - xin thảo luận khả năng buôn bán với nước này. Thống đốc tỉnh này đã giết chết sứ giả quân Mông Cổ.
Thành Cát Tư Hãn vô cùng tức giận, sai 20 vạn quân sang Khwarezm trả thù. Với chiến lược và chiến thuật vượt trội cùng quân sĩ tinh nhuệ, quân Thành Cát Tư Hãn mau chóng tiêu diệt quốc gia Khwarezm. Viên thống đốc dám xúc phạm Thành Cát Tư Hãn đã bị đổ bạc nóng chảy vào tai và mắt.
Sau khi đế quốc Khwarezm bị tiêu diệt năm 1220, Thành Cát Tư Hãn nghe theo đề nghị của mãnh tướng Tốc Bất Đài chia đạo quân Mông Cổ thành hai cánh. Thành Cát Tư Hãn dẫn quân chủ lực về Mông Cổ bằng cách đi xuyên qua Afghanistan và Ấn Độ.
Cánh quân còn lại do Tốc Bất Đài chỉ huy, hành quân qua vùng Kavkaz, tấn công vào Armenia và Azerbaijan. Quân Mông Cổ đã phá hủy Gruzia, chiếm trung tâm thương mại và quân sự của cộng hòa Genova, tiến sát nách Biển Đen.
Một sự kiện xảy ra là khi trở về cố quốc, quân của Tốc Bất Đài bị liên quân Cuman-Kipchak gốc Thổ ở phía tây Biển Đen lên tới 80.000 lính tấn công. Chỉ huy của đạo quân Nga Kiev này là Mstislav Dũng cảm và Mstislav III. Dù Tốc Bất Đài gửi sứ giả xin cầu hòa nhưng người đưa tin đã bị quân Nga hành quyết.
Tốc Bất Đài nổi xung, ra lệnh tấn công quân Nga Kiev và đánh tan đạo quân này tại sông Kalka năm 1223. Quân Mông Cổ càn quét khắp lãnh thổ Nga và chỉ dừng lại ở sông Samara (một chi lưu của sông Volga, chảy qua hai tỉnh Orenburg và Samara, liên bang Nga ngày nay) khi bị tướng Ghabdulla Chelbir chỉ huy phục kích gây tổn hại nặng nề.
Sau thất bại “liểng xiểng”, quân Nga chấp nhận lời cầu hòa. Nga dù hòa nhưng vẫn trong tư thế nhục nhã và phải chịu thần phục, cống nạp cho Thành Cát Tư Hãn. Sử sách ghi lại rằng, để ăn mừng chiến thắng, Tốc Bất Đài đã để một tấm ván lớn lên đầu 6 vương công Nga, trong đó có tướng Mstislav III. Họ bị tấm ván này đè tới chết.
Thành Cát Tư Hãn không bao giờ chịu thua trận và dù sau khi chết, ông vẫn tiếp tục trả thù những gì dang dở. 10 năm sau ngày ông mất, cánh quân Mông Cổ một lần nữa quay trở lại Nga dưới sự chỉ huy của Bạt Đô, chinh phục hoàn toàn lãnh thổ Nga Kiev và Bolga Bulgar. Mối thù năm xưa được trả lại đầy đủ.
Trước khi chết, Thành Cát Tư Hãn nói ra chiến lược tác chiến giữa 3 đế quốc lớn là Mông Cổ, Kim và Nam Tống. Ông nói: "Quân tinh nhuệ của Kim ở Đồng Quan, phía nam chiếm cứ Liên Sơn, phía bắc bị hạn chế bởi sông lớn, như thế khó đánh nhanh. Tống và Kim có mối thù truyền kiếp, giả liên Tống thì đánh Kim sẽ dễ. Bởi lúc này Kim nóng vội, trưng binh hàng vạn, tiếp tế khó khăn, người ngựa mệt mỏi, ta sẽ đánh thắng".
Nói xong, Thành Cát Tư Hãn tắt thở. Ông qua đời gần Lục Bàn Sơn, Trung Quốc năm 1227, thọ 66 tuổi. Nguyên nhân cái chết của ông vẫn còn nhiều bí ẩn, trong đó có giả thuyết về ngã ngựa, bị đầu độc hoặc người Đảng Hạng giết hại. Đảng Hạng là một tộc người nói tiếng Khương và đã thiên di đến khu vực Tây Bắc Trung Quốc trước thế kỷ 10.
Thành công của Thành Cát Tư Hãn ngày nay được nhìn nhận chủ yếu nhờ kế sách quân sự tài tình cũng như hiểu được năng lực của đối phương. Ông có một hệ thống do thám rất mạnh và nhanh chóng có được các công nghệ mới của kẻ địch.
Quân lính Mông Cổ được rèn luyện khắc nghiệt, tuyệt đối trung thành dưới trướng Thành Cát Tư Hãn sẽ đảm nhiệm khả năng trinh sát. Họ sẽ cưỡi những con ngựa thấp bé của Mông Cổ nhưng độ gan lì và hoạt động tầm xa rất ưu việt. Khi biết được thông tin mật, những người lính này sẽ sử dụng hệ thống báo hiệu, đuốc và khói để truyền tin. Ngoài ra là cách sử dụng trống hay cờ hiệu cũng mang nhiều thông tin quan trọng.
Trong số 8 vạn quân tinh nhuệ, mỗi người lính ra trận đều mang theo đầy đủ cung tên, lá chắn, dao rựa và thòng lọng. Họ cũng mang theo túi đựng đồ ăn, dụng cụ và quần áo ấm. Những chiếc túi có khả năng chống nước này là một bình dưỡng khí quan trọng nếu quân sĩ phải vượt sông.
Quân kị binh thường có kiếm ngắn, giáo mác, áo giáp, rìu chiến và móc. Những chiếc móc có tác dụng kéo kẻ địch ngã khỏi lưng ngựa để dễ bề tiêu diệt. Lính của Thành Cát Tư Hãn sống cả đời trên thảo nguyên nên họ rất rành cưỡi ngựa, bắn cung. Ưu điểm lớn nhất của những người lính này là điều khiển ngựa chạy nước đại nhưng vẫn rảnh tay để bắn tên hạ đối thủ. Khả năng sắp xếp đội hình cũng như quân hậu cần của Thành Cát Tư Hãn giúp quân sĩ không mệt mỏi và có thể giao chiến nhiều ngày liên tiếp.
De che vi dai xay tren nui xac cua Thanh Cat Tu Han-Hinh-4
 Tranh vẽ cổ về những kẻ thống trị người Mông Cổ.

Sự thật té ngửa về người “truyền giống” vô địch thế giới

Thành Cát Tư Hãn được cho là có chính sách thu phục và bắt giữ tất cả những cô gái xinh đẹp nhất ở mỗi vùng đất mà ông chiếm đóng - điều khiến ông có tới 16 triệu hậu duệ đang sống ở khắp châu Á.

Sự thật té ngửa về người “truyền giống” vô địch thế giới
Su that te ngua ve nguoi “truyen giong” vo dich the gioi
 Thành Cát Tư Hãn là vị tướng lẫy lừng trên các trận chiến và là người cực kì "năng suất" trên mặt trận tình cảm (Ảnh minh họa từ phim).
800 năm trước, một người đàn ông chinh phục 24 triệu km2, chiếm 16% tổng diện tích toàn cầu. Chưa bao giờ trong lịch sử thế giới có một đế chế thống nhất được lãnh thổ trên một diện tích đất liền lớn tới vậy. Người đó là Thành Cát Tư Hãn.
Uy danh của Thành Cát Tư Hãn truyền lại suốt muôn đời sau và tên tuổi của ông khiến kẻ thù ở xa hàng trăm dặm cũng phải hãi hùng. Ông được suy tôn bằng rất nhiều tên gọi khác nhau như Chúa tể tàn sát, Người trừng phạt của Chúa, Chiến binh hoàn hảo. Tuy nhiên, Thành Cát Tư Hãn vẫn là tên gọi phổ biến nhất.
Các bằng chứng khoa học gần đây cho thấy không chỉ là một người chỉ huy kiệt xuất trên mọi chiến trường, Thành Cát Tư Hãn cũng là một “chiến binh năng suất” trên mặt trận tình cảm. Ông được cho là cha đẻ của hàng vạn đứa trẻ.
Su that te ngua ve nguoi “truyen giong” vo dich the gioi-Hinh-2
Ít nhất 16 triệu người châu Á có mang gene của Thành Cát Tư Hãn. 
Những nghiên cứu trước đây, chẳng hạn cuốn “Thành Cát Tư Hãn: Hoàng đế của muôn dân” từ năm 1927 vốn được đánh giá rất cao của học giả Harold Lamb, thường không đề cập đến khía cạnh lý thú này. Một số nghiên cứu gần đây đã tiết lộ Thành Cát Tư Hãn chính là một trong những người cha “năng suất” nhất thế giới khi đã trực tiếp góp sức cho ra đời hàng ngàn đứa trẻ ở nhiều vùng đất đi qua.
Sau khi nghiên cứu mẫu gene của 16 dân tộc ở châu Á, chương trình nghiên cứu gene của ĐH Leicester (Anh) tin rằng, có tới 16 triệu hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn còn sống tới ngày nay. Điều này đồng nghĩa ông đã phải “gây giống” cho hàng ngàn phụ nữ.
Theo một số tư liệu, Thành Cát Tư Hãn có một chính sách rất đặc biệt: thu phục và bắt giữ tất cả những cô gái xinh đẹp nhất ở mỗi vùng đất mà ông chiếm đóng. Với mỗi lần hành quân trở về, Thành Cát Tư Hãn cùng các tướng tá khác ngồi trong lều, ăn một mâm thịt ngựa ú ụ và xem mặt những cô gái tù binh.
Su that te ngua ve nguoi “truyen giong” vo dich the gioi-Hinh-3
 Thành Cát Tư Hãn và 11 bà vợ cùng các con.
Thành Cát Tư Hãn được chọn lựa mỹ nữ trước tiên và tiêu chí hàng đầu của ông là mũi nhỏ, hông trái lê, tóc dài như suối, môi đỏ như hoa hồng và giọng nói trong trẻo như tiếng chim ca. Ông có thang đo của riêng mình và nếu cô nào không đạt yêu cầu sẽ bị đẩy xuống cho binh sĩ cấp dưới.
Một lần nọ, một tướng của Thành Cát Tư Hãn tranh cãi với minh chủ của mình ở đời điều gì là thú vị nhất. Đại đa số người có mặt trong lều cho rằng thú nuôi chim ưng là tuyệt vời nhất. Cần biết rằng Thành Cát Tư Hãn sở hữu tới 800 con chim ưng các loại.
Nhưng Thành Cát Tư Hãn đứng lên và dõng dạc tuyên bố: “Thú vui lớn nhất đời ta là chinh phục quân thù, đuổi chúng chạy bán sống bán chết, cướp hết tài sản, xem chúng khóc lóc xin tha mạng, cưỡi ngựa của chúng và véo mông những bà vợ, cô gái xinh đẹp” - theo tác giả Christopher Hudson từ báo Daily Mail.
Su that te ngua ve nguoi “truyen giong” vo dich the gioi-Hinh-4
Người vợ đầu tiên của Thành Cát Tư Hãn là Bột Nhi Thiếp (Ảnh minh họa từ phim). 
Dù vậy nhiều nhà di truyền cho rằng con số 16 triệu người sống trải dài từ Trung Quốc tới Trung Đông có chung gene với Thành Cát Tư Hãn là điều không thể. Dù ông có thể “năng suất” nhưng con số này là quá lớn với một người bình thường.
Nhiều sử gia thì cho rằng con số 16 triệu là chính xác với phạm vi ảnh hưởng của Thành Cát Tư Hãn trong thế kỷ 13. Cần nhớ rằng ông đã lãnh đạo đội quân Mông Cổ thiện chiến tới những vùng xa xôi nhất của châu Âu, giết hại quân thù và bắt cóc rất nhiều phụ nữ đẹp.
Thành tích này của ông chỉ diễn ra trong 20 năm ngắn ngủi. Khi ông chết vào năm 1227, Thành Cát Tư Hãn làm chủ vùng đất gấp 2 lần đế chế La Mã và khiến lịch sử thế giới thay đổi vĩnh viễn.
“Việc tấn công một vùng lãnh thổ của kẻ địch chỉ bắt đầu khi Thành Cát Tư Hãn cho phép”, sử gia người Nga George Vernadsky nói. “Khi trận chiến bắt đầu, chỉ huy và binh sĩ có quyền bình đẳng ngang nhau. Tuy nhiên, gái đẹp bắt buộc phải trao cho Thành Cát Tư Hãn”.
Thành Cát Tư Hãn có thú vui ngủ cùng vợ hoặc con gái của thủ lĩnh đối phương. Nhiều đối phương cho rằng Thành Cát Tư Hãn có năng lực sinh lý vượt trội vì ông “luyện tập” hằng đêm.
“Đây là ví dụ điển hình cho thấy văn hóa đóng vai trò rất quan trọng trong khác biệt gene và sự đa dạng các chủng tộc người”, nhà gene học Spencer Wells, một trong 23 tác giả nghiên cứu về Thành Cát Tư Hãn, nói. “Lần đầu tiên xuất hiện một trường hợp hệ gene người trùng nhau và trải dài tới vậy”.
Su that te ngua ve nguoi “truyen giong” vo dich the gioi-Hinh-5
Hốt Tất Liệt, cháu của Thành Cát Tư Hãn cũng rất "năng suất" với 22 con đẻ và 30 con "rơi vãi" (ảnh minh họa) 

Thành Cát Tư Hãn những bí ẩn chưa bao giờ được tiết lộ?

Thành tựu lớn nhất của Thành Cát Tư Hãn là sáng lập nên Đế quốc Mông Cổ hùng mạnh, chiếm 16,11% diện tích đất đai trên thế giới.

Thành Cát Tư Hãn những bí ẩn chưa bao giờ được tiết lộ?
Vì sao quân Mông Cổ bất khả chiến bại?

Đọc nhiều nhất

Tin mới