Khám phá kho súng máy của bộ đội Việt Nam (kỳ 1)

(Kiến Thức) - Chủng loại súng máy cấp phân đội của Việt Nam khá phong phú, chủ yếu đến từ Nga và các nước phương Tây.

Khám phá kho súng máy của bộ đội Việt Nam (kỳ 1)

Trung liên RPD

Súng máy RPD (Ruchnoy Pulemet Degtyarova- Trung liên Degtyarov) là một trong những khẩu súng đầu tiên sử dụng loại đạn mới 7,62x39mm. RPD bắt đầu được phát triển từ giữa năm 1944 và là vũ khí tiêu chuẩn cấp tiểu đội trong Quân đội Liên Xô từ đầu những năm 1950 đến những năm 1960, sau đó được thay thế bởi trung liên RPK – mặc dù sau đó đã có những phản hồi rằng đó là một sai lầm (!)
Tuy vậy thì RPD vẫn còn được lưu trữ một số trong kho của Quân đội Nga cũng như được xuất khẩu rộng rãi sang nhiều quốc gia khác, cả đồng minh của Liên Xô lẫn các nước có nhu cầu một loại vũ khí tốt, bền, rẻ. Ngoài xuất khẩu thì RPD còn được sản xuất tại nhiều quốc gia, ví dụ như Trung Quốc với tên gọi trung liên Type 56 hay Việt Nam.
RPD được sản xuất tại nhiều nước như Trung Quốc, Việt Nam v.v...
RPD được sản xuất tại nhiều nước như Trung Quốc, Việt Nam v.v...
RPD có thể xem như là một bước phát triển dài của họ súng máy Degtyarov, kế tục khẩu súng máy DP-1927 lừng danh trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, nó sử dụng cơ chế trích khí RPD chỉ có một chế độ bắn liên thanh.
RPD sử dụng hộp đạn dây dạng tròn gắn dưới súng, mỗi hộp đạn có 100 viên, tuy nhiên vì dây đạn có thể sử dụng lại nên xạ thủ trung liên RPD khi bắn xong sẽ phải gom dây lại, khá vất vả nếu phải chiến đấu liên tục. Hộp đạn có tay cầm riêng, nhưng xạ thủ có túi chuyên đựng hộp đạn riêng. Nòng súng không dễ để thay, nhưng RPD có thế phát huy hỏa lực rất tốt ở tầm 800m.
RPD là vũ khí tiêu chuẩn trong tiểu đội bộ binh của Quân đội Việt Nam.
 RPD là vũ khí tiêu chuẩn trong tiểu đội bộ binh của Quân đội Việt Nam.
Trung liên RPD bắt đầu được Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng từ những năm 1960, hiện nay nó vẫn là loại vũ khí hỏa lực cấp tiểu đội chiếm số lượng nhiều nhất so với các loại súng máy cấp tiểu đội/đại đội khác, và là vũ khí cơ bản số lượng nhiều chỉ sau AK-47 trong biên chế.
Thông số kỹ thuật trung liên RPD
Cỡ nòng: 7,62x39mm
Khối lượng: 7,4 kg không đạn
Dài: 1037mm
Chiều dài nòng: 520mm
Cơ chế tiếp đạn: Hộp đạn dây 100 viên
Tốc độ bắn: 650 viên/phút
Sơ tốc đầu nòng: 735 m/s

Trung liên RPK

Từ giữa những năm 1950, Quân đội Liên Xô đã lên chương trình phát triển hệ vũ khí mới thay cho súng trường CKC, AK và trung liên RPD, kết quả năm 1961 họ đã chọn hệ súng Kalashnikov với khẩu AKM và trung liên RPK (Ruchnoy Pulemjot Kalashnikova - súng máy hạng nhẹ Kalashnikov).
Các phiên bản sao chép RPK được sử dụng tại nhiều nước, hiện nay quân đội Nga sử dụng RPK cỡ đạn 5,45x39mm gọi là RPK-74M cũng như xuất khẩu biến thể sử dụng đạn 7,62mm RPKM.
RPK với hộp đạn tròn.
RPK với hộp đạn tròn.
Về cấu tạo, RPK có máy súng giống với họ nhà AK-47, cũng có 2 chế độ bắn là phát một và liên thanh. Nòng súng được lắp cố định và không thể thay thế trên chiến trường.
RPK chỉ lắp được băng đạn dạng lò xo, không lắp được hộp đạn dây, băng đạn của súng AK-47 có thể lắp lẫn với RPK, còn băng đạn thiết kế cho RPK là băng đạn 40 viên hoặc băng tròn 75 viên, tuy nhiên thì băng đạn tròn sắt này vừa nặng vừa đắt tiền, hơn nữa khi nạp đạn vào băng phải nạp từng viên giống như băng cong.
Mặt cắt thiết kế RPK
Mặt cắt thiết kế RPK
Thước ngắm của RPK cũng tương tự trên AKM, với các vạch chia thước bắn từ 100-1.000m, tuy vậy thì thước của RPK còn có cơ chế chỉnh lượng gió. RPK có 2 chân chống phụ bằng thép, một số phiên bản của RPK như RPKS cho lính dù có báng gập lại được, RPKN có khay gắn kính ngắm đêm bên hông.
Lực lượng Hải quân đánh bộ trên quần đảo Trường Sa cũng sử dụng RPK.
Lực lượng Hải quân đánh bộ trên quần đảo Trường Sa cũng sử dụng RPK.
Cũng như RPD, Quân đội Việt Nam sản xuất và sử dụng RPK từ khá lâu, mặc dù số lượng RPK ít hơn nhiều so với RPD. RPK thường được biên chế trong các đơn vị bộ binh cơ giới như Sư 308, 320, 304, Hải quân đánh bộ..
Thông số kỹ thuật trung liên RPK
Cỡ nòng: 7,62x39mm
Khối lượng: 4,8 kg không đạn
Dài: 1040 mm
Chiều dài nòng: 590 mm
Cơ chế tiếp đạn: Băng đạn cong 40 viên hoặc băng tròn 75 viên
Tốc độ bắn: 600 viên/phút

Trung liên Negev Commando (Israel)

Vào cuối những năm 1980, Quân đội Israel yêu cầu cần phải phát triển một loại súng máy cỡ nòng 5,56mm mới đáng tin cậy, nhưng nhẹ hơn khẩu M240 FN MAG cho lính bộ binh. Khẩu FN Minimi được giới thiệu cho họ và được thử nghiệm nhưng đã không được chấp nhận. Mẫu thiết kế Negev đầu tiên chế tạo bởi công ty vũ khí Israel (IWI) đã được cung cấp số lượng nhỏ cho lữ đoàn tinh nhuệ Givati sử dụng thực nghiệm trên chiến trường năm 1993, phiên bản đời đầu này gặp nhiều vấn đề trong khả năng nạp đạn, khá nhạy cảm với cát và bụi, cho nên mất thêm 3 năm nữa để tiếp tục nghiên cứu.
Từ giữa năm 1996 IWI bắt đầu cung cấp Negev cho Quân đội Israel và đến năm 2002 Negev đã trở thành súng máy hạng nhẹ tiêu chuẩn trong quân đội nước này. Binh sĩ Israel thích Negev ở điểm nó nhẹ hơn và dễ điều khiển hơn so với loại M240 nặng nề, và hoàn toàn dễ dàng sử dụng bởi chỉ một người lính, hơn nữa M240 lại mất nhiều công bảo dưỡng chăm sóc trong môi trường cát bụi hơn Negev.
Phiên bản Negev Commando của Việt Nam khá đa năng với báng gấp, giá 2 chân tháo được.
 Phiên bản Negev Commando của Việt Nam khá đa năng với báng gấp, giá 2 chân tháo được.
Negev sử dụng cơ chế thay nòng nhanh, với 2 loại nòng: tiêu chuẩn và nòng ngắn (commando). Negev có ưu điểm là nó có thể sử dụng cả băng đạn tiêu chuẩn của súng trường tấn công lẫn dây đạn trong hộp. Đạn trong băng dây sẽ được đưa vào từ khe phía trên, bên trái súng, còn hộp đạn sẽ lắp bên dưới súng, khi cần có thể lắp băng đạn 30 viên chuẩn M16 thay cho hộp đạn dây. Hộp đạn dây sử dụng trên Negev thường có khoảng 150 hoặc 200 viên. Ban đầu hộp đạn này có dạng tròn nhưng về sau thay thế bởi hộp dạng nửa tròn đáng tin cậy hơn.
Khi cần, Negev có thể lắp băng đạn súng trường, gọn chẳng khác gì một khẩu súng trường tấn công
Khi cần, Negev có thể lắp băng đạn súng trường, gọn chẳng khác gì một khẩu súng trường tấn công
Trang bị tiêu chuẩn trên Negev gồm tay cầm, ốp lót bằng nhựa tổng hợp và báng gập chuẩn Galil. Có một điều thú vị là ở khẩu Negev Commando (mà Hải quân Đánh bộ Việt Nam sử dụng) nòng ngắn, nếu sử dụng đạn tiếp bằng băng 30 viên và tháo giá 2 chân đi thì trung liên Negev sẽ trở thành một khẩu “súng trường tấn công” đầy uy lực, mặc dù làm như thế thì khẩu “súng trường tấn công” này hơi nặng. Nó có thể được sử dụng trong trường hợp tác chiến cự ly gần, cung cấp khả năng yểm trợ cao trong khu vực xác định, nhờ vào nòng dài và nhanh chóng trong thay nòng của nó.
Súng máy Negev hiện được trang bị hạn chế trong các Lữ đoàn Hải quân đánh bộ Việt Nam cùng với súng trường Tavor CTAR-21, và bản trung liên Negev mà Hải quân Việt Nam sử dụng là bản Commando nòng ngắn với các ưu điểm như đã nói ở trên.
Thông số kỹ thuật trung liên Negev Commando
Cỡ nòng: 5,56x45mm
Khối lượng: 7kg không đạn - 9,55kg với hộp đạn 150 viên
Dài: 780/680mm (Báng mở/báng gập)
Chiều dài nòng: 330 mm
Cơ chế tiếp đạn: Hộp đạn dây 150 viên hoặc băng đạn 30 viên
Tốc độ bắn: 850-1150 viên/phút
Sơ tốc đầu nòng: 850m/s
Tầm bắn hiệu quả: 800m

Lai lịch súng ống “lạ” Hải quân Đánh bộ VN

Lai lịch súng ống “lạ” Hải quân Đánh bộ VN
Trong những năm gần đây, Hải quân Nhân dân Việt Nam được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư hiện đại hóa mạnh mẽ về trang bị, nhằm bảo vệ vững chắc biển đảo, đặc biệt là quần đảo Trường Sa.

Oai hùng Hải quân Đánh bộ Việt Nam

Oai hùng Hải quân Đánh bộ Việt Nam
Binh chủng Hải quân Đánh bộ trực thuộc Quân chủng Hải quân Việt Nam được thành lập từ giữ những năm 1970 với nhiệm vụ đóng quân bảo vệ các đảo hoặc tấn công, đổ bộ bằng đường biển lên đất liền hoặc đảo đánh chiếm lại. Nguồn: dangcongsan.vn
Binh chủng Hải quân Đánh bộ trực thuộc Quân chủng Hải quân Việt Nam được thành lập từ giữ những năm 1970 với nhiệm vụ đóng quân bảo vệ các đảo hoặc tấn công, đổ bộ bằng đường biển lên đất liền hoặc đảo đánh chiếm lại. Nguồn: dangcongsan.vn

Hiện nay, Binh chủng Hải quân Đánh bộ Việt Nam biên chế 2 lữ đoàn mang phiên hiệu 126 và 147. Nguồn: dangcongsan.vn
Hiện nay, Binh chủng Hải quân Đánh bộ Việt Nam biên chế 2 lữ đoàn mang phiên hiệu 126 và 147. Nguồn: dangcongsan.vn

Các chiến sĩ Hải quân Đánh bộ Việt Nam đều là những người lính tinh nhuệ, được huấn luyện đặc biệt. Nguồn: dangcongsan.vn
Các chiến sĩ Hải quân Đánh bộ Việt Nam đều là những người lính tinh nhuệ, được huấn luyện đặc biệt. Nguồn: dangcongsan.vn

Chiến dịch đổ bộ đường biển lớn nhất của lực lượng hải quân đánh bộ diễn ra trong chiến dịch giải phóng Campuchia thoát họa diệt chủng Khmer Đỏ. Trong ảnh là một cuộc diễn tập đổ bộ đánh chiếm bờ biển của hải quân đánh bộ với sự yểm trợ của không quân. Nguồn: Vnexpress
Chiến dịch đổ bộ đường biển lớn nhất của lực lượng hải quân đánh bộ diễn ra trong chiến dịch giải phóng Campuchia thoát họa diệt chủng Khmer Đỏ. Trong ảnh là một cuộc diễn tập đổ bộ đánh chiếm bờ biển của hải quân đánh bộ với sự yểm trợ của không quân. Nguồn: Vnexpress

Hiện nay, Hải quân đánh bộ Việt Nam được biên chế một số phương tiện cơ giới và pháo. Các loại xe cơ giới của hải quân đánh bộ gồm: xe tăng hạng nhẹ PT-76 và xe bọc thép chở quân lội nước BTR-60. Nguồn: dangcongsan.vn
Hiện nay, Hải quân đánh bộ Việt Nam được biên chế một số phương tiện cơ giới và pháo. Các loại xe cơ giới của hải quân đánh bộ gồm: xe tăng hạng nhẹ PT-76 và xe bọc thép chở quân lội nước BTR-60. Nguồn: dangcongsan.vn

Xe tăng hạng nhẹ PT-76 trang bị pháo cỡ nòng 76,2mm và có khả năng bơi (trên mặt nước) rất tốt. Nguồn: Vnmedia
Xe tăng hạng nhẹ PT-76 trang bị pháo cỡ nòng 76,2mm và có khả năng bơi (trên mặt nước) rất tốt. Nguồn: Vnmedia

Trong đổ bộ, xe tăng lội nước PT-76 sẽ làm nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực cho lính hải quân đánh bộ đánh chiếm bờ biển, đảo. Nguồn: Vnmedia
 Trong đổ bộ, xe tăng lội nước PT-76 sẽ làm nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực cho lính hải quân đánh bộ đánh chiếm bờ biển, đảo. Nguồn: Vnmedia

Xe tăng lội nước PT-76 yểm trợ đơn vị hải quân đánh bộ trong huấn luyện đánh chiếm mục tiêu từ dưới nước. Nguồn: Vnmedia
Xe tăng lội nước PT-76 yểm trợ đơn vị hải quân đánh bộ trong huấn luyện đánh chiếm mục tiêu từ dưới nước. Nguồn: Vnmedia

Loại phương tiện cơ giới thứ 2 được dùng phổ biến trong Hải quân Đánh bộ Việt Nam là xe bọc thép chở quân BTR-60PB. Nguồn: Vnmedia
Loại phương tiện cơ giới thứ 2 được dùng phổ biến trong Hải quân Đánh bộ Việt Nam là xe bọc thép chở quân BTR-60PB. Nguồn: Vnmedia

BTR-60 có khả năng chở 16 lính cùng đầy đủ trang bị, tất nhiên xe cũng có khả năng bơi (trên mặt nước) tốt. Trong tương lai gần, BTR-60PB và PT-76 vẫn là những phương tiên cơ giới chủ lực của Hải quân Đánh bộ Việt Nam. Nguồn: Vnmedia
BTR-60 có khả năng chở 16 lính cùng đầy đủ trang bị, tất nhiên xe cũng có khả năng bơi (trên mặt nước) tốt. Trong tương lai gần, BTR-60PB và PT-76 vẫn là những phương tiên cơ giới chủ lực của Hải quân Đánh bộ Việt Nam. Nguồn: Vnmedia

Về trang bị và vũ khí cá nhân người lính, quân đội ta đang bước đầu hiện đại hóa. Một số đơn vị trong các lữ đoàn đã được cấp quân phục dã chiến cùng súng trường, súng máy…thế hệ mới. Nguồn: Quân đội Nhân dân
Về trang bị và vũ khí cá nhân người lính, quân đội ta đang bước đầu hiện đại hóa. Một số đơn vị trong các lữ đoàn đã được cấp quân phục dã chiến cùng súng trường, súng máy…thế hệ mới. Nguồn: Quân đội Nhân dân

Trong ảnh là đơn vị hải quân đánh bộ mặc quân phục dã chiến mới và dùng sùng trường tiến công TAR-21 do hãng IMI Israel sản xuất. Nguồn: Quân đội Nhân dân
Trong ảnh là đơn vị hải quân đánh bộ mặc quân phục dã chiến mới và dùng sùng trường tiến công TAR-21 do hãng IMI Israel sản xuất. Nguồn: Quân đội Nhân dân

Súng trường tiến công TAR-21 có tốc độ bắn dao động từ 750-900 viên/phút, tầm bắn hiệu quả 550m. So với khẩu AK truyền thống, TAR-21 được đánh giá có trọng lượng nhẹ, khả năng bắn chính xác cao hơn. Nguồn: Quân đội Nhân dân
Súng trường tiến công TAR-21 có tốc độ bắn dao động từ 750-900 viên/phút, tầm bắn hiệu quả 550m. So với khẩu AK truyền thống, TAR-21 được đánh giá có trọng lượng nhẹ, khả năng bắn chính xác cao hơn. Nguồn: Quân đội Nhân dân

Ngoài mẫu chuẩn TAR-21, hải quân đánh bộ còn có biến thể CTAR-21 với nòng ngắn hơn (trong ảnh), chuyên dùng cho lực lượng đặc biệt. Nguồn: Quân đội Nhân dân
 Ngoài mẫu chuẩn TAR-21, hải quân đánh bộ còn có biến thể CTAR-21 với nòng ngắn hơn (trong ảnh), chuyên dùng cho lực lượng đặc biệt. Nguồn: Quân đội Nhân dân

Cùng với TAR-21, lực lượng hải quân đánh bộ còn trang bị thêm súng máy IMI Negev, súng trường bắn tỉa IMI Galatz. Nguồn: Quân đội Nhân dân
Cùng với TAR-21, lực lượng hải quân đánh bộ còn trang bị thêm súng máy IMI Negev, súng trường bắn tỉa IMI Galatz. Nguồn: Quân đội Nhân dân

Trong tương lai, lực lượng hải quân đánh bộ sẽ tiếp tục được đầu tư hiện đại hóa để tăng sức mạnh bảo vệ vững chắc biển, đảo Việt Nam. Nguồn: Vnexpress
Trong tương lai, lực lượng hải quân đánh bộ sẽ tiếp tục được đầu tư hiện đại hóa để tăng sức mạnh bảo vệ vững chắc biển, đảo Việt Nam. Nguồn: Vnexpress

Nhận diện vũ khí Israel trong Quân đội Việt Nam

(Kiến Thức) - Bên cạnh vũ khí Nga truyền thống, trong những năm gần đây, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã mua sắm sử dụng thêm các loại vũ khí do Israel sản xuất.

Nhận diện vũ khí Israel trong Quân đội Việt Nam
Lực lượng sử dụng nhiều vũ khí Israel nhất trong quân đội ta có lẽ là Binh chủng Hải quân đánh bộ thuộc Hải quân Nhân dân Việt Nam. Hiện nay, các chiến sĩ binh chủng tinh nhuệ này sử dụng một số loại súng do hãng Israel Military Industries (IMI) sản xuất.
 Lực lượng sử dụng nhiều vũ khí Israel nhất trong quân đội ta có lẽ là Binh chủng Hải quân đánh bộ thuộc Hải quân Nhân dân Việt Nam. Hiện nay, các chiến sĩ binh chủng tinh nhuệ này sử dụng một số loại súng do hãng Israel Military Industries (IMI) sản xuất.
Trong ảnh là chiến sĩ thuộc Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 cầm trên tay khẩu súng trường tiến công TAR-21 (tên viết tắt cụm từ Tavor Assault Rifle – 21st Century dịch là súng trường tiến công Tavor thế kỷ 21) do IMI sản xuất và đưa vào sử dụng trong năm 2001. Khẩu TAR-21 thiết kế theo kiểu “bullpup” tức toàn bộ khối đạn, bệ khóa nòng nằm sau cò súng. Súng có tốc độ bắn từ 750-900 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 550mm.
 Trong ảnh là chiến sĩ thuộc Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 cầm trên tay khẩu súng trường tiến công TAR-21 (tên viết tắt cụm từ Tavor Assault Rifle – 21st Century dịch là súng trường tiến công Tavor thế kỷ 21) do IMI sản xuất và đưa vào sử dụng trong năm 2001. Khẩu TAR-21 thiết kế theo kiểu “bullpup” tức toàn bộ khối đạn, bệ khóa nòng nằm sau cò súng. Súng có tốc độ bắn từ 750-900 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 550mm.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới