Khám phá “đôi cánh ma thuật” Sukhoi tập trận với NATO

Khám phá “đôi cánh ma thuật” Sukhoi tập trận với NATO

(Kiến Thức) - Không quân Ba Lan đã triển khai các máy bay cường kích Su-22 tham gia cuộc tập trận Spring Storm với các nước NATO. 

Theo phát ngôn viên Bộ tổng tham mưu lực lượng quốc phòng Estonia, các  máy bay cường kích Su-22 của Ba Lan đã tới Estonia vào hôm thứ 4 (4/5) để tham gia cuộc tập trận chung Spring Storm (mùa xuân bão tố) với các nước NATO.
Theo phát ngôn viên Bộ tổng tham mưu lực lượng quốc phòng Estonia, các máy bay cường kích Su-22 của Ba Lan đã tới Estonia vào hôm thứ 4 (4/5) để tham gia cuộc tập trận chung Spring Storm (mùa xuân bão tố) với các nước NATO.
Tập trận Spring Storm sẽ diễn ra từ ngày 2-20/5 với sự tham gia của 6.000 bính xi các nước NATO gồm Estonia, Bỉ, Canada, Đức, Latvia, Lithuania, Anh và Mỹ.
Tập trận Spring Storm sẽ diễn ra từ ngày 2-20/5 với sự tham gia của 6.000 bính xi các nước NATO gồm Estonia, Bỉ, Canada, Đức, Latvia, Lithuania, Anh và Mỹ.
"4 máy bay cường kích Su-22 của Không quân Ba Lan đã tới căn cứ Amari vào ngày hôm nay (tức 4/5) tham gia tập trận "mùa xuân bão tố", vị phát ngôn viên cho biết.
"4 máy bay cường kích Su-22 của Không quân Ba Lan đã tới căn cứ Amari vào ngày hôm nay (tức 4/5) tham gia tập trận "mùa xuân bão tố", vị phát ngôn viên cho biết.
Hiện vẫn chưa rõ vai trò của các “đôi cánh ma thuật” Su-22 Ba Lan là gì trong cuộc tập trận của khối NATO. Tuy nhiên khả năng cao chúng sẽ được dùng để thực hiện phi vụ không kích – bởi đây là khả năng chính của Su-22. Nhiệm vụ bảo vệ không phận của Su-22 chỉ là thứ yếu, bất đắc dĩ mới phải dùng.
Hiện vẫn chưa rõ vai trò của các “đôi cánh ma thuật” Su-22 Ba Lan là gì trong cuộc tập trận của khối NATO. Tuy nhiên khả năng cao chúng sẽ được dùng để thực hiện phi vụ không kích – bởi đây là khả năng chính của Su-22. Nhiệm vụ bảo vệ không phận của Su-22 chỉ là thứ yếu, bất đắc dĩ mới phải dùng.
Hiện Không quân Ba Lan vẫn còn duy trì trong tay 18 máy bay cường kích Su-22M4 và Su-22UM3K (loại hai chỗ ngồi dùng cho cả hoạt động huấn luyện chiến đấu).
Hiện Không quân Ba Lan vẫn còn duy trì trong tay 18 máy bay cường kích Su-22M4 và Su-22UM3K (loại hai chỗ ngồi dùng cho cả hoạt động huấn luyện chiến đấu).
Ba Lan từng có ý định loại bỏ các máy bay Su-22 lỗi thời để thay bằng chiến đấu cơ hiện đại hơn. Tuy nhiên do khó khăn tài chính mà sau cùng kế hoạch này bị trì hoãn nhiều lần. Tới nay, Ba Lan quyết định sẽ sử dụng Su-22 từ 5-10 năm nữa.
Ba Lan từng có ý định loại bỏ các máy bay Su-22 lỗi thời để thay bằng chiến đấu cơ hiện đại hơn. Tuy nhiên do khó khăn tài chính mà sau cùng kế hoạch này bị trì hoãn nhiều lần. Tới nay, Ba Lan quyết định sẽ sử dụng Su-22 từ 5-10 năm nữa.
Su-22 là loại máy bay cường kích, máy bay ném bom chiến thuật thiết kế cánh cụp cánh xòe do cục thiết kế Sukhoi (Liên Xô) phát triển. Trong đó, Su-22M4 là phiên bản hiện đại nhất trong loạt phiên bản xuất khẩu (phiên bản dùng ở Liên Xô được định là Su-17).
Su-22 là loại máy bay cường kích, máy bay ném bom chiến thuật thiết kế cánh cụp cánh xòe do cục thiết kế Sukhoi (Liên Xô) phát triển. Trong đó, Su-22M4 là phiên bản hiện đại nhất trong loạt phiên bản xuất khẩu (phiên bản dùng ở Liên Xô được định là Su-17).
Su-22M4 được trang bị loạt công nghệ cảm biến mới gồm hệ thống định vị RSDN, hệ thống định vị quán tính, la bàn vô tuyến, radar cảnh báo sớm SPO-15LE và tổ hợp đo xa laser Klyon-54 gắn dưới phần mũi nhỏ máy bay.
Su-22M4 được trang bị loạt công nghệ cảm biến mới gồm hệ thống định vị RSDN, hệ thống định vị quán tính, la bàn vô tuyến, radar cảnh báo sớm SPO-15LE và tổ hợp đo xa laser Klyon-54 gắn dưới phần mũi nhỏ máy bay.
Việc cải tiến hệ thống ngắm bắn, dẫn đường cho phép máy bay Su-22M4 triển khai tên lửa đối đất thế hệ mới gồm: tên lửa không đối đất Kh-25, Kh-29; tên lửa chống radar Kh-28, Kh-58 và bom dẫn đường thông minh KAB. Tải trọng vũ khí tối đa đến 4 tấn.
Việc cải tiến hệ thống ngắm bắn, dẫn đường cho phép máy bay Su-22M4 triển khai tên lửa đối đất thế hệ mới gồm: tên lửa không đối đất Kh-25, Kh-29; tên lửa chống radar Kh-28, Kh-58 và bom dẫn đường thông minh KAB. Tải trọng vũ khí tối đa đến 4 tấn.
Su-22M4 được trang bị động cơ tuốc bin phản lực có đốt phụ AL-21F3 cung cấp lực đẩy khô 76,4kN, lực đẩy có đốt phụ 109,8kN.
Su-22M4 được trang bị động cơ tuốc bin phản lực có đốt phụ AL-21F3 cung cấp lực đẩy khô 76,4kN, lực đẩy có đốt phụ 109,8kN.
Su-22M4 đạt tốc độ tối đa đến 1.860km/h, tầm bay tác chiến 1.150-2.000km tùy nhiêm vụ chiến đấu cùng tải trọng vũ khí, trần bay 14,2km, vận tốc leo cao 230m/s.
Su-22M4 đạt tốc độ tối đa đến 1.860km/h, tầm bay tác chiến 1.150-2.000km tùy nhiêm vụ chiến đấu cùng tải trọng vũ khí, trần bay 14,2km, vận tốc leo cao 230m/s.

GALLERY MỚI NHẤT