Khám phá công viên địa chất toàn cầu vừa được UNESCO công nhận tại Lạng Sơn

Công viên địa chất Lạng Sơn đã trở thành Công viên địa chất toàn cầu thứ tư ở Việt Nam, sau Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn, Công viên địa chất Non nước Cao Bằng và Công viên địa chất Đắk Nông.

Vừa qua (8/9), Hội đồng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO đã biểu quyết công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.
Với sự công nhận này, Công viên địa chất Lạng Sơn đã trở thành Công viên địa chất toàn cầu thứ tư ở Việt Nam, sau Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng và Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông..
Tính đa dạng, độc đáo của di sản địa chất Lạng Sơn
Công viên địa chất Lạng Sơn được thành lập từ năm 2021, có phạm vi thuộc các huyện, thành phố Bắc Sơn, Chi Lăng, Hữu Lũng, Lộc Bình, Văn Quan và thành phố Lạng Sơn với tổng diện tích 4.842 km2 và dân số gần 627.000 người, tương ứng khoảng 58% diện tích và 78% dân số toàn tỉnh Lạng Sơn.
Trong đề án thành lập, đặc điểm địa chất khu vực đã được nêu ra để làm nổi bật những giá trị đa dạng, khác biệt về địa chất và cảnh quan thiên nhiên, được tạo thành từ 5 dạng địa hình tiêu biểu là kiến tạo, xâm thực, bóc mòn, tích tụ và karst (hiện tượng phong hóa đặc trưng của những vùng núi đá vôi bị nước chảy xói mòn).
Kham pha cong vien dia chat toan cau vua duoc UNESCO cong nhan tai Lang Son
 Cảnh quan karst tại thành phố Lạng Sơn. (Ảnh: Quốc Lê)
Điều làm nên sự khác biệt của Công viên địa chất Lạng Sơn với các công viên địa chất khác ở Việt Nam là địa hình Karst có thời gian thành tạo ở giai đoạn trưởng thành, thể hiện ở hệ thống hang động kỳ vĩ nhưng đa phần còn phân cách chưa liên thông (trong khi địa hình Karst trưởng thành và già tại công viên địa chất Non nước Cao Bằng đã liên thông hết còn địa hình Karst ở Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn còn ở giai đoạn non trẻ, dạng dãy).
Quá trình karst hóa cùng với các điều kiện về địa hình, khí hậu, thủy văn và một số điều kiện khác đã tạo cho vùng Công viên địa chất Lạng Sơn một hệ thống hang động đá vôi đẹp, đồ sộ, độ dài lớn, trong hang có nhiều thạch nhũ với nhiều dạng hầu hết đều được bảo tồn nguyên vẹn. Về mặt cấu trúc khối karst hóa nằm trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn là một phức nếp lồi lớn bị chia cắt thành những khối riêng lẻ với nhiều vết nứt tạo điều kiện cho sự thâm nhập của sông suối vào hệ thống hang động.
Một nét đặc sắc khác của Công viên địa chất Lạng Sơn là khối đá vôi Bắc Sơn thuộc khu Karst Đông bắc Việt Nam. Khối đá vôi này có diện tích khoảng 1.500 km2, độ cao trung bình 400 -700 m so với mực nước biển, thuộc vùng khí hậu ôn đới, quanh năm mát mẻ, không khí trong lành với lượng mưa trung bình năm 1.380 mm, chế độ mưa phân hóa làm 2 mùa.
Bên cạnh các giá tri địa chất, Công viên địa chất Lạng Sơn còn sỡ hữu một hệ sinh thái đặc biệt, điển hình là ở Khu dự trữ thiên nhiên Hữu Liên với diện tích 8.293,4 ha. Khu dự trữ thiên nhiên này đã ghi nhận được 794 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 162 họ, với 31 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam; 57 loài thú, 23 loài bò sát, 14 loài lưỡng cư.
Kham pha cong vien dia chat toan cau vua duoc UNESCO cong nhan tai Lang Son-Hinh-2
Di chỉ khảo cổ hang Thẩm Khuyên - Thẩm Hai, xã Tân Văn, huyện Bình Gia, Lạng Sơn. (Ảnh: Langsongeopark.com.vn)
Ngoài yếu tố thiên nhiên, Công viên địa chất Lạng Sơn còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc sinh sống tại địa phương. Nơi đây có sự hiện diện của 7 dân tộc chính gồm Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay, Mông, mỗi dân tộc lại sở hữu những nét đặc trưng về ngôn ngữ, phong tục tập tập quán, trang phục, ẩm thực. Về mặt khảo cổ học, vùng đất Lạng Sơn có nhiều di chỉ khảo cổ có giá trị như ở Mai Pha, hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Kéo Lèng, Phai Vệ...
Hiện tại, có 4 tuyến du lịch đã được xây dựng ở Công viên địa chất Lạng Sơn, gồm các tuyến "Khám phá thế giới thượng ngàn", "Hành trình về miền thiên giới", "Cuộc sống dân dã nơi trần thế" và "Đường đến thủy cung". Dọc theo 4 tuyến đường này là 38 điểm tham quan, trong đó có nhiều điểm
checkin - khám phá hấp dẫn như Thung lũng Bắc Sơn, Hang Nà Lả, Thảo nguyên Đồng Lâm...
Động lực mới từ sự công nhận quốc tế
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, điều tra và khảo sát thực địa nhiều thập kỷ nay, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã khẳng định rằng, tỉnh Lạng Sơn có đầy đủ các giá trị có ý nghĩa toàn cầu để có thể xây dựng, phát triển một công viên địa chất, hướng tới trở một công viên địa chất toàn cầu.
Nhận thức được điều này, sau khi Công viên địa chất Lạng Sơn được thành lập, các cơ quan ban ngành của tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều nỗ lực để di sản địa chất này có được sự công nhận ở phạm vi quốc tế.
Vào ngày 30/11/2023, UBND tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp với Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam (Bộ Ngoại giao) hoàn thiện Hồ sơ đề nghị công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO, sau đó, đệ trình lên Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO).
Kham pha cong vien dia chat toan cau vua duoc UNESCO cong nhan tai Lang Son-Hinh-3
Cảnh quan karst hệ tầng Bắc Sơn, xã Yên Thịnh, Hữu Lũng. (Ảnh: Nguyễn Minh Chuyển / Langsongeopark.com.vn)
Vào hồi 15h30, giờ Việt Nam, ngày 8/9/2024, trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tại Cao Bằng, Phiên họp Hội đồng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO đã tiến hành họp, đánh giá và biểu quyết công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.
Giám đốc Sở VHTT&DL Lạng Sơn - ông Nguyễn Đặng Ân nhận định, việc công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO sẽ giúp cho tỉnh Lạng Sơn có thêm động lực cũng như, cơ hội tập trung nguồn lực hơn nữa để tăng cường, đẩy mạnh công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản địa chất, di sản văn hóa, lịch sử, khảo cổ, đa dạng sinh học, cũng như các danh lam thắng cảnh đặc sắc của tỉnh Lạng Sơn.
Dự kiến, Công viên địa chất Lạng Sơn sẽ nhận bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO vào năm 2025 tại Chile.

Công viên địa chất và Công viên địa chất toàn cầu là gì?

Công viên địa chất (geopark) là một khu vực tự nhiên, độc đáo, có ranh giới rõ ràng, trong đó chứa đựng một tập hợp các di sản địa chất có giá trị khoa học, phân bố trong phạm vi nhất định, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, đồng thời chứa đựng các giá trị về đa dạng sinh học, khảo cổ, lịch sử, văn hóa xã hội và có diện tích thích hợp để phát triển kinh tế địa phương, thông qua hình thức phát triển du lịch và các dịch vụ phụ trợ khác.
Một công viên địa chất quốc gia khi có đủ điều kiện sẽ được UNESCO công nhận là Công viên địa chất Toàn cầu. Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO đã được thành lập vào tháng 11/2005 để bảo tồn di sản địa chất của Trái đất, cũng như để thúc đẩy việc nghiên cứu và phát triển bền vững của các giá trị cộng đồng có liên quan.

Cảnh quan mê hoặc của Công viên địa chất Non nước Cao Bằng

Công viên địa chất Non nước Cao Bằng là một miền đất hiếm có, nơi du khách vừa có thể tìm hiểu lịch sử của Trái Đất, vừa là nơi lý tưởng để khám phá vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam.

Cảnh quan mê hoặc của Công viên địa chất Non nước Cao Bằng
Canh quan me hoac cua Cong vien dia chat Non nuoc Cao Bang
 Nằm tại tỉnh địa đầu Cao Bằng, Công viên địa chất Non nước Cao Bằng được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu vào năm 2018,  trở thành Công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam, sau Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang. Ảnh: Những dãy núi trùng điệp tại huyện Quảng Hòa, Cao Bằng.

Công viên địa chất toàn cầu: Những “viên ngọc” chờ tỏa sáng

Tại Việt Nam, các công viên địa chất với nhiều giá trị địa chất, địa mạo, cảnh quan cùng các giá trị di sản, di tích lịch sử, rất có tiềm năng phát triển và hưởng lợi từ du lịch địa chất.

Cong vien dia chat toan cau: Nhung “vien ngoc” cho toa sang
 Công viên địa chất Lạng Sơn với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng. (Ảnh: BQL CVĐC Lạng Sơn)
Khám phá lịch sử hàng trăm triệu năm

Sự thật về quả bom hạt nhân đầu tiên trong lịch sử nhân loại

Gadget là tên quả bom hạt nhân đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Nó được tạo ra trong khuôn khổ Dự án Manhattan của Mỹ. Vụ thử nghiệm quả bom nguyên tử này tạo thành đám mây hình nấm khổng lồ cao khoảng 12.000m.

Su that ve qua bom hat nhan dau tien trong lich su nhan loai
 Dự án Manhattan được Mỹ tiến hành nhằm phát triển vũ khí hạt nhân. trong Thế chiến 2. Quả bom hạt nhân đầu tiên trong lịch sử nhân loại được đặt tên là Gadget. Vụ thử hạt nhân đầu tiên trên thế giới có mật danh là Trinity diễn ra ngày 16/7/1945 thường được coi là khởi đầu của Thời đại Nguyên tử. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới