Khám phá chuyên cơ Mi-4 “tháp tùng” Bác Hồ công tác

Khám phá chuyên cơ Mi-4 “tháp tùng” Bác Hồ công tác

(Kienthuc.net.vn) - Mi-4 là chiếc trực thăng đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam và là chiếc chuyên cơ vinh dự được nhiều lần đưa Bác Hồ đi công tác.

Mil Mi-4 hay gọi tắt Mi-4 là máy bay trực thăng vận tải hạng nặng quân sự và dân sự của Liên Xô. Mi-4 được cơ quan tình báo Mỹ biết đến lần đầu tiên với cái tên Type-36 (NATO định danh là Hound).

Trực thăng Mi-4 được nhà máy chế tạo trực thăng Mil Moscow sản xuất. Trong ảnh là chiếc trực thăng Mi-4 số hiệu 151D được lưu giữ tại Bảo tàng Phòng không - Không quân.
Trực thăng Mi-4 được nhà máy chế tạo trực thăng Mil Moscow sản xuất. Trong ảnh là chiếc trực thăng Mi-4 số hiệu 151D được lưu giữ tại Bảo tàng Phòng không - Không quân.
Mi-4 được thiết kế để đáp lại loại trực thăng H-19 Chickasaw của Mỹ mà Mỹ đưa vào sử dụng trong chiến tranh Triều Tiên. Mi-4 có hình dáng bên ngoài khá tương đồng với H-19.

Mi-4 xuất hiện lần đầu vào năm 1952,  thay thế trực thăng Mi-1 lỗi thời. Cuối những năm 1960, nó dần bị thay thế bởi các máy bay Mi-8. Đến nay, còn rất ít nước sử dụng Mi-4.

Mi-4 bay lần đầu tiên vào năm ngày 3/6/1952.
Mi-4 bay lần đầu tiên vào năm ngày 3/6/1952.

Trực thăng vận tải Mi-4 có chiều dài 16,8m, cao 4,40m, trọng lượng cất cánh tối đa 7,55 tấn. Mi-4 có khả năng chở 16 lính hoặc 1,6 tấn hàng hóa trong thân.

Mi-4 trang bị một động cơ Shvetsov Ash-82V cho phép đạt tốc độ tối đa 185km/h, trần bay 5.500m, tầm bay 500km.

Mi-4 được giới thiệu chính thức vào năm 1953.(Ảnh: P.Thủy)
Mi-4 được giới thiệu chính thức vào năm 1953.(Ảnh: P.Thủy)
Tuy được thiết kế chủ yếu cho vai trò vận tải nhưng một số biến thể cải tiến có khả năng mang được súng máy, rocket để yểm trợ hỏa lực cho đơn vị mặt đất hoặc mang được ngư lôi săn tàu ngầm. Thậm chí, Mi-4 còn được cải tiến thành biến thể không người lái dùng cho mục đích trinh sát.

Trong lịch sử, Mi-4 đã có vai trò rất quan trọng trong chiến tranh giải phóng Bangladesh năm 1971. Khi đó, Mi-4 được ví như những chú ngựa thồ của Quân đội Ấn Độ. Dùng Mi-4, lần đầu tiên quân đội Ấn Độ tiến hành đổ bộ bằng trực thăng.

Một chiếc trực thăng vận tải Mi-4. (Ảnh tư liệu)
Một chiếc trực thăng vận tải Mi-4. (Ảnh tư liệu)
Khi bị loại dần khỏi quân sự, Mi-4 vẫn còn được sử dụng tiếp cho các mục đích dân sự như tìm kiếm cứu hộ, cứu hỏa, xây dựng, bay thương mại...

Ở Việt Nam, Bộ đội trực thăng đã được thành lập từ năm 1959 với 4 chiếc MI-4 ban đầu, nay đã phát triển lớn mạnh hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, chính trị, kinh tế. Từ năm 1960 đến nay luôn bám sát chiến trường để phục vụ và trực tiếp tham gia chiến đấu góp phần cùng các đơn vị bạn tiêu diệt nhiều sinh lực địch.

Trực thăng Mi-4 số hiệu 151D do phi công Trần Ngọc Bích và tổ bay phụ trách từ tháng 2/1959 – 3/1969 đã nhiều lần vinh dự được đưa Bác Hồ đi công tác ở biên giới hải đảo và nhiều địa phương khác.

Phạm Thủy - Lê Nam

[links()]

“Vạch mặt“ kịch bản ngày tận thế “Vạch mặt“ kịch bản ngày tận thế Chiêm ngưỡng ’siêu xe’ của cảnh sát toàn cầu Chiêm ngưỡng ’siêu xe’ của cảnh sát toàn cầu Tàu sân bay Trung Quốc chỉ “trụ“ được 1 phút trước Mỹ? Tàu sân bay Trung Quốc chỉ “trụ“ được 1 phút trước Mỹ?

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới