Khám phá chuỗi máy bay thế kỷ Mỹ rụng ở Việt Nam

Khám phá chuỗi máy bay thế kỷ Mỹ rụng ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Chuỗi chiến đấu cơ thế kỷ (Century Series) là tập hợp 6 loại máy bay siêu âm phục vụ trong Không quân Mỹ giai đoạn 1950-1980.

Century Series là cái tên phổ biến để chỉ chuỗi các máy bay chiến đấu được định danh từ F-100 tới F-106 (không có F-103) phục vụ tích cực trong Không quân Mỹ và Không quân Vệ binh Quốc gia Mỹ từ những năm 1950 tới tận những năm 1980. Thậm chí, một số máy bay được chuyển đổi thành bia bay không người lái phục vụ tiếp cho tới cuối những năm 1990. Đáng lưu ý là hầu hết các máy bay thuộc Century Series đều đã tham gia chiến tranh Việt Nam và bị bắn rụng không ít.
Century Series là cái tên phổ biến để chỉ chuỗi các máy bay chiến đấu được định danh từ F-100 tới F-106 (không có F-103) phục vụ tích cực trong Không quân Mỹ và Không quân Vệ binh Quốc gia Mỹ từ những năm 1950 tới tận những năm 1980. Thậm chí, một số máy bay được chuyển đổi thành bia bay không người lái phục vụ tiếp cho tới cuối những năm 1990. Đáng lưu ý là hầu hết các máy bay thuộc Century Series đều đã tham gia chiến tranh Việt Nam và bị bắn rụng không ít.
Đầu tiên là mẫu máy bay tiêm kích-bom F-100 Super Sabre do Công ty Hàng không bắc Mỹ phát triển, đưa vào phục vụ từ năm 1954. Thiết kế này được trang bị một động cơ J57-P-21/21A cho tốc độ siêu âm 1.390km/h, hỏa lực có 4 pháo 20mm và khả năng mang 4 tên lửa không đối không AIM-9 hoặc 2 tên lửa không đối đất AGM-12 hoặc 3,1 tấn bom (gồm cả bom hạt nhân).
Đầu tiên là mẫu máy bay tiêm kích-bom F-100 Super Sabre do Công ty Hàng không bắc Mỹ phát triển, đưa vào phục vụ từ năm 1954. Thiết kế này được trang bị một động cơ J57-P-21/21A cho tốc độ siêu âm 1.390km/h, hỏa lực có 4 pháo 20mm và khả năng mang 4 tên lửa không đối không AIM-9 hoặc 2 tên lửa không đối đất AGM-12 hoặc 3,1 tấn bom (gồm cả bom hạt nhân).
Trong lịch sử phục vụ từ 1954-1979, F-100 tham gia nhiều cuộc chiến tranh mà quy mô lớn nhất là ở Việt Nam. Theo số liệu từ Mỹ thì có khoảng 242 chiếc F-100 đã bị mất trong cuộc chiến tranh Việt Nam (gồm 186 chiếc bị hỏa lực phòng không tiêu diệt, 7 chiếc bị phá hủy trên mặt đất và 45 chiếc gặp các tai nạn khác).
Trong lịch sử phục vụ từ 1954-1979, F-100 tham gia nhiều cuộc chiến tranh mà quy mô lớn nhất là ở Việt Nam. Theo số liệu từ Mỹ thì có khoảng 242 chiếc F-100 đã bị mất trong cuộc chiến tranh Việt Nam (gồm 186 chiếc bị hỏa lực phòng không tiêu diệt, 7 chiếc bị phá hủy trên mặt đất và 45 chiếc gặp các tai nạn khác).
Tiếp theo là máy bay tiêm kích-bom F-101 Voodooo do Công ty McDonnell Aircraft phát triển, chính thức phục vụ từ năm 1957 trong Không quân Mỹ, Không quân Vệ binh Quốc gia Mỹ và Không quân Hoàng gia Canada. F-101 được trang bị 2 động cơ phản lực cho tốc độ bay 1.825km/h, hỏa lực không có pháo chỉ có thể mang 4 tên lửa không đối không AIM-4 Falcon hoặc 2 tên lửa không đối đất lắp đầu đạn hạt nhân AIR-2 Genie.
Tiếp theo là máy bay tiêm kích-bom F-101 Voodooo do Công ty McDonnell Aircraft phát triển, chính thức phục vụ từ năm 1957 trong Không quân Mỹ, Không quân Vệ binh Quốc gia Mỹ và Không quân Hoàng gia Canada. F-101 được trang bị 2 động cơ phản lực cho tốc độ bay 1.825km/h, hỏa lực không có pháo chỉ có thể mang 4 tên lửa không đối không AIM-4 Falcon hoặc 2 tên lửa không đối đất lắp đầu đạn hạt nhân AIR-2 Genie.
F-101 tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam với vai trò máy bay trinh sát (biến thể RF-101C) từ năm 1964. Theo thống kế của Mỹ, RF-101C đã thực hiện 35.000 phi vụ, 39 máy bay bị mất, 33 trong chiến đấu (trong đó có 5 chiếc bị hạ bởi tên lửa SA-2; một bị phá hủy trên sân bay và một bị bắn hạ bởi MiG-21).
F-101 tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam với vai trò máy bay trinh sát (biến thể RF-101C) từ năm 1964. Theo thống kế của Mỹ, RF-101C đã thực hiện 35.000 phi vụ, 39 máy bay bị mất, 33 trong chiến đấu (trong đó có 5 chiếc bị hạ bởi tên lửa SA-2; một bị phá hủy trên sân bay và một bị bắn hạ bởi MiG-21).
F-102 Delta Dagger là máy bay tiêm kích đánh chặn do công ty Convair phát triển, đưa vào phục vụ trong Không quân Mỹ từ năm 1956. Nó được trang bị một động cơ phản lực J57-P-25 cho tốc độ bay 1.304km/h, hỏa lực không có pháo chỉ mang được 6 tên lửa không đối không AIM-4 và 24 rocket 70mm.
F-102 Delta Dagger là máy bay tiêm kích đánh chặn do công ty Convair phát triển, đưa vào phục vụ trong Không quân Mỹ từ năm 1956. Nó được trang bị một động cơ phản lực J57-P-25 cho tốc độ bay 1.304km/h, hỏa lực không có pháo chỉ mang được 6 tên lửa không đối không AIM-4 và 24 rocket 70mm.
F-102 được triển khai hoạt động ở chiến trường Việt Nam từ năm 1962 với vai trò tuần tra, hộ tống máy bay ném bom và tấn công mặt đất. Số liệu của Mỹ cho biết có 14 máy bay bị mất ở Việt Nam gồm một chiếc bị MiG-21 bắn hạ. Nhìn chung, F-102 không để lại nhiều dấu ấn cho tới khi bị loại biên chế năm 1979. Một số máy bay sau này được chuyển đổi thành bia bay để tập bắn.
F-102 được triển khai hoạt động ở chiến trường Việt Nam từ năm 1962 với vai trò tuần tra, hộ tống máy bay ném bom và tấn công mặt đất. Số liệu của Mỹ cho biết có 14 máy bay bị mất ở Việt Nam gồm một chiếc bị MiG-21 bắn hạ. Nhìn chung, F-102 không để lại nhiều dấu ấn cho tới khi bị loại biên chế năm 1979. Một số máy bay sau này được chuyển đổi thành bia bay để tập bắn.
F-104 Starfighter là máy bay tiêm kích đánh chặn do Công ty Lockheed phát triển, chính thức đưa vào phục vụ năm 1958 trong Không quân Mỹ và Vệ binh Quốc gia Mỹ. Nó được trang bị một động cơ tuốc bin phản lực J79-GE-11A cho tốc độ lớn nhất 2.125km/h, hỏa lực có pháo 20mm 6 nòng và 4 tên lửa không đối không AIM-9 hoặc mang bom, rocket.
F-104 Starfighter là máy bay tiêm kích đánh chặn do Công ty Lockheed phát triển, chính thức đưa vào phục vụ năm 1958 trong Không quân Mỹ và Vệ binh Quốc gia Mỹ. Nó được trang bị một động cơ tuốc bin phản lực J79-GE-11A cho tốc độ lớn nhất 2.125km/h, hỏa lực có pháo 20mm 6 nòng và 4 tên lửa không đối không AIM-9 hoặc mang bom, rocket.
F-104 cũng có mặt trên chiến trường Việt Nam qua 2 giai đoạn: đợt đầu từ tháng 4/1965-11/1965 và đợt 2 từ tháng 6/1966-7/1967. Tổng cộng có 14 chiếc F-104 bị bắn hạ bởi hỏa lực pháo, tên lửa phòng không và một số Mỹ cho là lý do kĩ thuật. Những chiếc F-104 có tuổi đời phục vụ trong Không quân Mỹ và Vệ binh Quốc gia Mỹ khá thấp, chỉ tới năm 1969 và 1975 đã bắt đầu bị loại biên chế. Tuy nhiên, trên thế giới thì nó lại được sử dụng khá lâu, cụ thể tới tận năm 2004 nó mới chính thức loại biên chế ở Italy.
F-104 cũng có mặt trên chiến trường Việt Nam qua 2 giai đoạn: đợt đầu từ tháng 4/1965-11/1965 và đợt 2 từ tháng 6/1966-7/1967. Tổng cộng có 14 chiếc F-104 bị bắn hạ bởi hỏa lực pháo, tên lửa phòng không và một số Mỹ cho là lý do kĩ thuật. Những chiếc F-104 có tuổi đời phục vụ trong Không quân Mỹ và Vệ binh Quốc gia Mỹ khá thấp, chỉ tới năm 1969 và 1975 đã bắt đầu bị loại biên chế. Tuy nhiên, trên thế giới thì nó lại được sử dụng khá lâu, cụ thể tới tận năm 2004 nó mới chính thức loại biên chế ở Italy.
F-105 Thunderchieft (thần sấm) với người dân Việt là cái tên không lạ, đây là loại máy bay ném bom chiến thuật chủ lực của Mỹ trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 1. F-105 được Công ty Hàng không Cộng hòa sản xuất, chính thức biên chế cho Không quân Mỹ từ năm 1958. Với trọng lượng cất cánh tối đa 23,83 tấn, nó được xem là một trong những máy bay một động cơ lớn nhất mà Không quân Mỹ từng có, có thể mang lượng bom lớn hơn máy bay ném bom chiến lược 4 động cơ thời chiến tranh thế giới 2.
F-105 Thunderchieft (thần sấm) với người dân Việt là cái tên không lạ, đây là loại máy bay ném bom chiến thuật chủ lực của Mỹ trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 1. F-105 được Công ty Hàng không Cộng hòa sản xuất, chính thức biên chế cho Không quân Mỹ từ năm 1958. Với trọng lượng cất cánh tối đa 23,83 tấn, nó được xem là một trong những máy bay một động cơ lớn nhất mà Không quân Mỹ từng có, có thể mang lượng bom lớn hơn máy bay ném bom chiến lược 4 động cơ thời chiến tranh thế giới 2.
F-105 có thể mang tới 6,3 tấn bom và tên lửa, trang bị pháo 6 nòng cỡ 20mm (với 1.028 viên đạn). Máy bay được trang bị một động cơ J75-P-19W cho tốc độ cực đại 2.208km/h, bán kính tác chiến 1.250km.
F-105 có thể mang tới 6,3 tấn bom và tên lửa, trang bị pháo 6 nòng cỡ 20mm (với 1.028 viên đạn). Máy bay được trang bị một động cơ J75-P-19W cho tốc độ cực đại 2.208km/h, bán kính tác chiến 1.250km.
Không ít máy bay F-105 đã bị cả lực lượng phòng không và Không quân Nhân dân Việt Nam bắn hạ. Chính quyền Mỹ thừa nhận 382 máy bay F-105 bị mất, gần phân nửa trong tổng số 833 chiếc được chế tạo.
Không ít máy bay F-105 đã bị cả lực lượng phòng không và Không quân Nhân dân Việt Nam bắn hạ. Chính quyền Mỹ thừa nhận 382 máy bay F-105 bị mất, gần phân nửa trong tổng số 833 chiếc được chế tạo.
F-106 Delta Dart là máy bay đánh chặn trong mọi điều kiện thời tiết do công ty Convair phát triển, chính thức trang bị từ tháng 6/1959 cho Không quân Mỹ và Không quân Vệ binh Quốc gia. Máy bay được trang bị một động cơ phản lực J75-17 cho tốc độ cực đại 2.455km/h, tầm bay 2.900km, trang bị hỏa pháo 6 nòng cỡ 20mm và khả năng mang 2 tên lửa không đối không AIM-4 hoặc một tên lửa không đối đất AIR-2A.
F-106 Delta Dart là máy bay đánh chặn trong mọi điều kiện thời tiết do công ty Convair phát triển, chính thức trang bị từ tháng 6/1959 cho Không quân Mỹ và Không quân Vệ binh Quốc gia. Máy bay được trang bị một động cơ phản lực J75-17 cho tốc độ cực đại 2.455km/h, tầm bay 2.900km, trang bị hỏa pháo 6 nòng cỡ 20mm và khả năng mang 2 tên lửa không đối không AIM-4 hoặc một tên lửa không đối đất AIR-2A.
Trong 6 thiết kế máy bay chiến đấu thế kỷ thì F-106 là loại duy nhất không được sử dụng trên chiến trường Việt Nam mặc dù nó được thiết kế cho vai trò này. F-106 chính thức nghỉ hưu vào tháng 8/1988 mà không tham gia bất kì một cuộc chiến thực sự nào. Một số máy bay được cải tạo thành UAV phục vụ cho các cuộc bắn tập, thử nghiệm.
Trong 6 thiết kế máy bay chiến đấu thế kỷ thì F-106 là loại duy nhất không được sử dụng trên chiến trường Việt Nam mặc dù nó được thiết kế cho vai trò này. F-106 chính thức nghỉ hưu vào tháng 8/1988 mà không tham gia bất kì một cuộc chiến thực sự nào. Một số máy bay được cải tạo thành UAV phục vụ cho các cuộc bắn tập, thử nghiệm.

GALLERY MỚI NHẤT