Khám phá chiến đấu cơ kỳ lạ nhất Hải quân Mỹ

Khám phá chiến đấu cơ kỳ lạ nhất Hải quân Mỹ

(Kiến Thức) - Sự kỳ lạ ở đây là mẫu máy bay chiến đấu này không được thiết kế và sản xuất tại Mỹ, nó đã gây ra những tranh cãi nảy lửa trong chính giới Mỹ.

Sau tiện dụng nhờ khả năng cất/ hạ cánh thẳng đứng đặc biệt của Harrier G.R.1 trong Không quân Hoàng gia Anh đã “hút hồn” Thủy quân Lục chiến Mỹ (US Marine Corp). TQLC Mỹ luôn muốn một  máy bay chiến đấu cánh cố định có thể hỗ trợ cho lực lượng mặt đất nhanh chóng và tức thời, có thể cất cánh từ tàu sân bay đổ bộ ngoài khơi cách xa bờ biển, không cần tàu sân bay đổ bộ phải tiến đến gần bờ biển.
Sau tiện dụng nhờ khả năng cất/ hạ cánh thẳng đứng đặc biệt của Harrier G.R.1 trong Không quân Hoàng gia Anh đã “hút hồn” Thủy quân Lục chiến Mỹ (US Marine Corp). TQLC Mỹ luôn muốn một máy bay chiến đấu cánh cố định có thể hỗ trợ cho lực lượng mặt đất nhanh chóng và tức thời, có thể cất cánh từ tàu sân bay đổ bộ ngoài khơi cách xa bờ biển, không cần tàu sân bay đổ bộ phải tiến đến gần bờ biển.
Phó Tham mưu trưởng Hàng không, Thiếu tướng Keith McCutcheon đã đưa 2 phi công là đại tá Tom Miller và thiếu tá Bud Baker đến triển lãm hàng không Farnborough năm 1968 để quan sát Harrier và học lái chiếc này 2 tuần ở Dunsfold. Cả 2 phi công đều có một số phàn nàn về loại máy bay này, nhưng nhìn chung họ rất ấn tượng, và họ trở về Washington với báo cáo đầy khen ngợi cho các máy bay mới. Sau đó Hải quân Mỹ đã đặt mua 12 chiếc YAV-8A Harrier (c/n-158384/ 158395) cho Thủy quân Lục chiến.
Phó Tham mưu trưởng Hàng không, Thiếu tướng Keith McCutcheon đã đưa 2 phi công là đại tá Tom Miller và thiếu tá Bud Baker đến triển lãm hàng không Farnborough năm 1968 để quan sát Harrier và học lái chiếc này 2 tuần ở Dunsfold. Cả 2 phi công đều có một số phàn nàn về loại máy bay này, nhưng nhìn chung họ rất ấn tượng, và họ trở về Washington với báo cáo đầy khen ngợi cho các máy bay mới. Sau đó Hải quân Mỹ đã đặt mua 12 chiếc YAV-8A Harrier (c/n-158384/ 158395) cho Thủy quân Lục chiến.
Máy bay chiến đấu AV-8A được Hawker gọi là Mk.50 để phân biệt với Harrier G.R.1 của Anh. AV-8A tương tự Harrier G.R.1 của Anh, bao gồm động cơ Pegasus 102, hệ thống tấn công-dẫn đường quán tính Ferranti FE541. AV-8A khác với Harrier G.R.1 ở hệ thống liên lạc và mang được tên lửa không-đối-không AIM-9 Sidewinder ở 2 giá treo ngoài cùng. Ngoài 12 chiếc YAV-8A do Hải quân Mỹ đặt mua, Thủy quân Lục chiến Mỹ sau đó mua thêm 102 chiếc AV-8A và 8 chiếc TAV-8A (Mk.54), phiên bản huấn luyện 2 chỗ ngồi của AV-8A. Ảnh: AV-8A.
Máy bay chiến đấu AV-8A được Hawker gọi là Mk.50 để phân biệt với Harrier G.R.1 của Anh. AV-8A tương tự Harrier G.R.1 của Anh, bao gồm động cơ Pegasus 102, hệ thống tấn công-dẫn đường quán tính Ferranti FE541. AV-8A khác với Harrier G.R.1 ở hệ thống liên lạc và mang được tên lửa không-đối-không AIM-9 Sidewinder ở 2 giá treo ngoài cùng. Ngoài 12 chiếc YAV-8A do Hải quân Mỹ đặt mua, Thủy quân Lục chiến Mỹ sau đó mua thêm 102 chiếc AV-8A và 8 chiếc TAV-8A (Mk.54), phiên bản huấn luyện 2 chỗ ngồi của AV-8A. Ảnh: AV-8A.
Khá là hiếm khi thấy một loại máy bay không phải Mỹ chế tạo được trang bị trong quân đội Mỹ. Quốc hội Mỹ không hài lòng về việc này và sẽ không chi hàng triệu USD cho một máy bay “nước ngoài” nào. Vì vậy Hawker Siddeley ký hợp đồng 15 năm chuyển giao giấy phép sản xuất máy bay này cho McDonnell Douglas. Tuy nhiên do các vấn đề ngân sách nên tất cả các chiếc AV-8 được Hawker Siddeley sản xuất. Ảnh: TAV-8A.
Khá là hiếm khi thấy một loại máy bay không phải Mỹ chế tạo được trang bị trong quân đội Mỹ. Quốc hội Mỹ không hài lòng về việc này và sẽ không chi hàng triệu USD cho một máy bay “nước ngoài” nào. Vì vậy Hawker Siddeley ký hợp đồng 15 năm chuyển giao giấy phép sản xuất máy bay này cho McDonnell Douglas. Tuy nhiên do các vấn đề ngân sách nên tất cả các chiếc AV-8 được Hawker Siddeley sản xuất. Ảnh: TAV-8A.
Giữa những năm 1979 và 1984, có tổng cộng 47 chiếc chiến đấu cơ AV-8A đã được cải tiến mới với các hệ thống như ăng ten cảnh báo radar AN/ALR-45F lắp ở 2 đầu cánh chính và phía đuôi sau máy bay (khoanh đỏ), bộ phóng mồi bẫy lắp ở thân sau AN/ALE-39, tháo bỏ camera F.95 ở mũi máy bay (khoanh xanh). Trang bị thêm một bệ phóng mồi bẫy nhiễu xạ có vỏ bọc AN/ALE-37 ở giá treo trung tâm thân, hệ thống cung cấp oxy thế hệ mới (OBOGS). Những máy bay sau khi cải tiến được đổi tên thành AV-8C.
Giữa những năm 1979 và 1984, có tổng cộng 47 chiếc chiến đấu cơ AV-8A đã được cải tiến mới với các hệ thống như ăng ten cảnh báo radar AN/ALR-45F lắp ở 2 đầu cánh chính và phía đuôi sau máy bay (khoanh đỏ), bộ phóng mồi bẫy lắp ở thân sau AN/ALE-39, tháo bỏ camera F.95 ở mũi máy bay (khoanh xanh). Trang bị thêm một bệ phóng mồi bẫy nhiễu xạ có vỏ bọc AN/ALE-37 ở giá treo trung tâm thân, hệ thống cung cấp oxy thế hệ mới (OBOGS). Những máy bay sau khi cải tiến được đổi tên thành AV-8C.
Tuy nhiên AV-8C có thời gian phục vụ khá ngắn, đến năm 1987, chúng bị nghỉ hưu cùng với toàn bộ số AV-8A để trang bị phiên bản khác mới hơn, hiện đại hơn.
Tuy nhiên AV-8C có thời gian phục vụ khá ngắn, đến năm 1987, chúng bị nghỉ hưu cùng với toàn bộ số AV-8A để trang bị phiên bản khác mới hơn, hiện đại hơn.
Vào năm 1972, một thỏa thuận giữa Hawker Siddeley (Anh) và McDonnell Douglas (Mỹ) cùng nghiên cứu một phiên bản Harrier mới để sử dụng động cơ Pegasus 15 với lực đẩy là 24.500Ibf. 26 tài liệu định nghĩa được ban hành vào ngày 13 tháng 12 năm 1972. Tại Mỹ chương trình này được gọi là "AV-16" nhưng tên này không chính thức. Hawker Siddeley gọi là P.1184. Phiên bản này được tạm gọi là Advanced Harrier.
Vào năm 1972, một thỏa thuận giữa Hawker Siddeley (Anh) và McDonnell Douglas (Mỹ) cùng nghiên cứu một phiên bản Harrier mới để sử dụng động cơ Pegasus 15 với lực đẩy là 24.500Ibf. 26 tài liệu định nghĩa được ban hành vào ngày 13 tháng 12 năm 1972. Tại Mỹ chương trình này được gọi là "AV-16" nhưng tên này không chính thức. Hawker Siddeley gọi là P.1184. Phiên bản này được tạm gọi là Advanced Harrier.
AV-16/P.1184 được thiết kế để sử dụng động cơ Pegasus 15 nên đường kính thân lớn hơn. Và thay đổi lớn nhất có lẽ là cánh chính. Cánh chính được làm lớn hơn và rộng hơn, trang bị được 6 giá treo vũ khí thay vì 4 như ở các phiên bản Harrier trước. Phần thân dưới được gia cố lại và trang bị các hệ thống điện tử hàng không mới.
AV-16/P.1184 được thiết kế để sử dụng động cơ Pegasus 15 nên đường kính thân lớn hơn. Và thay đổi lớn nhất có lẽ là cánh chính. Cánh chính được làm lớn hơn và rộng hơn, trang bị được 6 giá treo vũ khí thay vì 4 như ở các phiên bản Harrier trước. Phần thân dưới được gia cố lại và trang bị các hệ thống điện tử hàng không mới.
Sau những nghiên cứu của McDonnell Douglas, Mỹ phê duyệt dự án phát triển Harrier II (còn được gọi là AV-8B) vào ngày 27 Tháng 7 năm 1976. Sau đó, 2 nguyên mẫu của AV-8B là 2 chiếc AV-8A được chuyển đổi với cánh chính mới, vòi phụt mới và cửa hút khí mới, trang bị động cơ YF402-RR-404 mới. 2 nguyên mẫu này được đặt tên là YAV-8B và nguyên mẫu đầu tiên thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 9 tháng 11 năm 1979 ở St. Louis.
Sau những nghiên cứu của McDonnell Douglas, Mỹ phê duyệt dự án phát triển Harrier II (còn được gọi là AV-8B) vào ngày 27 Tháng 7 năm 1976. Sau đó, 2 nguyên mẫu của AV-8B là 2 chiếc AV-8A được chuyển đổi với cánh chính mới, vòi phụt mới và cửa hút khí mới, trang bị động cơ YF402-RR-404 mới. 2 nguyên mẫu này được đặt tên là YAV-8B và nguyên mẫu đầu tiên thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 9 tháng 11 năm 1979 ở St. Louis.
Máy bay cường kích AV-8B được trang bị hệ thống ngắm bom định góc Hughes ASB-19(V)2 ARBS (khoanh đỏ). Hệ thống này được dùng để tối ưu hóa cho các cấu hình tấn công bổ nhào và được kết nối với máy tính nhiệm vụ AYK-14 và màn hình hiển thị HUD SU-128/A. Buồng lái được trang bị các màn hình đa chức năng và cần điều khiển HOTAS. ARBS sử dụng quang điện tử chuẩn trực và theo dõi điểm laser nằm ở mũi để cung cấp trường nhìn phóng đại đến 6 lần và hiển thị vào một trong các màn hình đa chức năng.
Máy bay cường kích AV-8B được trang bị hệ thống ngắm bom định góc Hughes ASB-19(V)2 ARBS (khoanh đỏ). Hệ thống này được dùng để tối ưu hóa cho các cấu hình tấn công bổ nhào và được kết nối với máy tính nhiệm vụ AYK-14 và màn hình hiển thị HUD SU-128/A. Buồng lái được trang bị các màn hình đa chức năng và cần điều khiển HOTAS. ARBS sử dụng quang điện tử chuẩn trực và theo dõi điểm laser nằm ở mũi để cung cấp trường nhìn phóng đại đến 6 lần và hiển thị vào một trong các màn hình đa chức năng.
Tháng 8 năm 1981, một bản ghi nhớ giữa McDonnell Douglas và BAe được ký kết để phân chia trách nhiệm sản xuất giữa 2 công ty. McDonnell Douglas sẽ chế tạo khoảng 60% khung máy bay, BAe sẽ chế tạo 40% phần còn lại. Một thỏa thuận tương tự được ký kết giữa Rolls-Royce và Pratt & Whitney, các công ty của Anh sẽ chịu trách nhiệm 75% trong việc sản xuất của động cơ. Các thỏa thuận này không bao gồm các thiết bị như hệ thống điện tử hàng không hay vũ khí vì yêu cầu khác nhau giữa 2 quốc gia.
Tháng 8 năm 1981, một bản ghi nhớ giữa McDonnell Douglas và BAe được ký kết để phân chia trách nhiệm sản xuất giữa 2 công ty. McDonnell Douglas sẽ chế tạo khoảng 60% khung máy bay, BAe sẽ chế tạo 40% phần còn lại. Một thỏa thuận tương tự được ký kết giữa Rolls-Royce và Pratt & Whitney, các công ty của Anh sẽ chịu trách nhiệm 75% trong việc sản xuất của động cơ. Các thỏa thuận này không bao gồm các thiết bị như hệ thống điện tử hàng không hay vũ khí vì yêu cầu khác nhau giữa 2 quốc gia.
Vào cuối năm 1985, Hải quân Mỹ ký một hợp đồng trị giá 2.1 triệu USD với McDonnell Douglas nhằm định nghĩa thiết kế cho một phiên bản tấn công đêm của AV-8B. Nguyên gọi là AV-8D, hay còn gọi là AV- 8B (NA) “Night Attack”. Một thử nghiệm đã được tiến hành tại China Lake, sử dụng hệ thống quang điện tử hồng ngoại GEC-Marconi FLIR và kính nhìn đêm GEC Cat Eyes sử dụng trên TA-7C. Cuộc thử nghiệm này được coi là thành công và đây là 2 thành phần chính tạo thành phiên bản AV-8B (NA) mới.
Vào cuối năm 1985, Hải quân Mỹ ký một hợp đồng trị giá 2.1 triệu USD với McDonnell Douglas nhằm định nghĩa thiết kế cho một phiên bản tấn công đêm của AV-8B. Nguyên gọi là AV-8D, hay còn gọi là AV- 8B (NA) “Night Attack”. Một thử nghiệm đã được tiến hành tại China Lake, sử dụng hệ thống quang điện tử hồng ngoại GEC-Marconi FLIR và kính nhìn đêm GEC Cat Eyes sử dụng trên TA-7C. Cuộc thử nghiệm này được coi là thành công và đây là 2 thành phần chính tạo thành phiên bản AV-8B (NA) mới.
AV-8B (NA) được trang bị thêm 4 hệ thống phóng mồi bẫy AN/ALE-39 ở phía trên phần thân sau (khoanh đỏ), cộng với bệ phóng mồi bẫy AN/ALE-39 ở vị trí cũ là tổng cộng có 180 đạn mồi bẫy.
AV-8B (NA) được trang bị thêm 4 hệ thống phóng mồi bẫy AN/ALE-39 ở phía trên phần thân sau (khoanh đỏ), cộng với bệ phóng mồi bẫy AN/ALE-39 ở vị trí cũ là tổng cộng có 180 đạn mồi bẫy.
Trong năm 1987, McDonnell hoàn thành thiết kế sơ bộ về một máy bay tạm gọi là AV-8E. Thiết kế này sử dụng một phiên bản mạnh hơn của động cơ Pegasus, gốc cánh kéo dài LERX lớn hơn và sử dụng radar cung cấp cả hai chế độ không-đối-không và không-đối-đất. Ở phiên bản này, máy bay sẽ được trang bị radar AN/APG-65 được dùng trên F/A-18 Hornet, có cả 2 chế độ không-đối-không và không-đối-đất. Phiên bản này được gọi là AV-8B+ Harrier II Plus.
Trong năm 1987, McDonnell hoàn thành thiết kế sơ bộ về một máy bay tạm gọi là AV-8E. Thiết kế này sử dụng một phiên bản mạnh hơn của động cơ Pegasus, gốc cánh kéo dài LERX lớn hơn và sử dụng radar cung cấp cả hai chế độ không-đối-không và không-đối-đất. Ở phiên bản này, máy bay sẽ được trang bị radar AN/APG-65 được dùng trên F/A-18 Hornet, có cả 2 chế độ không-đối-không và không-đối-đất. Phiên bản này được gọi là AV-8B+ Harrier II Plus.
Phiên bản huấn luyện 2 chỗ ngồi của phiên bản AV-8B+ Harrier II Plus là TAV-8B.
Phiên bản huấn luyện 2 chỗ ngồi của phiên bản AV-8B+ Harrier II Plus là TAV-8B.

GALLERY MỚI NHẤT