Khám phá cây cầu huyền thoại thời kháng chiến chống Mỹ

Khám phá cây cầu huyền thoại thời kháng chiến chống Mỹ

(Kiến Thức) - Sự phá hoại cuộc tổng tuyển cử 1956 của chính quyền Diệm đã khiền cầu Hiền Lương trở thành biểu tượng chia cắt hai miền Nam Bắc thời kháng chiến chống Mỹ.

Bắc qua sông Bến Hải, thuộc địa phận xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, cầu Hiền Lương là một biểu tượng lịch sử của cuộc  kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Bắc qua sông Bến Hải, thuộc địa phận xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, cầu Hiền Lương là một biểu tượng lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Trước khi chưa có cầu bắc qua sông Bến Hải, đoạn sông này chỉ có một bến phà. Cầu Hiền Lương đầu tiên được xây dựng năm 1928 bằng gỗ, đóng cọc sắt, rộng 2m, trọng tải chỉ đủ cho người đi bộ. Năm 1943 cầu được nâng cấp thêm một lần nữa, lúc này xe cơ giới loại nhỏ có thể qua được.
Trước khi chưa có cầu bắc qua sông Bến Hải, đoạn sông này chỉ có một bến phà. Cầu Hiền Lương đầu tiên được xây dựng năm 1928 bằng gỗ, đóng cọc sắt, rộng 2m, trọng tải chỉ đủ cho người đi bộ. Năm 1943 cầu được nâng cấp thêm một lần nữa, lúc này xe cơ giới loại nhỏ có thể qua được.
Đến năm 1950, do nhu cầu quân sự, Pháp đã cho xây lại cầu bằng bê tông cốt thép, dài 162m, rộng 3,6m, trọng tải 10 tấn. Hai năm sau, cây cầu này bị du kích Việt Minh đánh sập để ngăn chặn sự tiến công của Pháp. Tháng 5/1952, Pháp xây lại một chiếc cầu mới gồm 7 nhịp, dài 178m, trọng tải cầu tối đa là 18 tấn.
Đến năm 1950, do nhu cầu quân sự, Pháp đã cho xây lại cầu bằng bê tông cốt thép, dài 162m, rộng 3,6m, trọng tải 10 tấn. Hai năm sau, cây cầu này bị du kích Việt Minh đánh sập để ngăn chặn sự tiến công của Pháp. Tháng 5/1952, Pháp xây lại một chiếc cầu mới gồm 7 nhịp, dài 178m, trọng tải cầu tối đa là 18 tấn.
Sau hiệp định Genève năm 1954, sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17 được chọn làm ranh giới chia Việt Nam thành hai vùng tập trung quân sự. Dự kiến, đường giới tuyếnsẽ bị xóa bỏ sau cuộc tổng tuyển cử năm 1965. Tuy nhiên, chính quyền Diệm đã phá hoại cuộc tổng tuyển cử. Điều đó khiền cầu Hiền Lương và sông Bến Hải trở thành ranh giới chia cắt hai miền Nam Bắc.
Sau hiệp định Genève năm 1954, sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17 được chọn làm ranh giới chia Việt Nam thành hai vùng tập trung quân sự. Dự kiến, đường giới tuyếnsẽ bị xóa bỏ sau cuộc tổng tuyển cử năm 1965. Tuy nhiên, chính quyền Diệm đã phá hoại cuộc tổng tuyển cử. Điều đó khiền cầu Hiền Lương và sông Bến Hải trở thành ranh giới chia cắt hai miền Nam Bắc.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, một cuộc đối đầu không tiếng súng nhưng vô cùng gay cấn đã diễn ra trên cầu Hiền Lương, thường được gọi là "Cuộc chiến màu sắc".
Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, một cuộc đối đầu không tiếng súng nhưng vô cùng gay cấn đã diễn ra trên cầu Hiền Lương, thường được gọi là "Cuộc chiến màu sắc".
Theo đó, đoạn giữa cầu có một vạch trắng kẻ ngang được dùng làm ranh giới. Thoạt đầu, chính quyền Sài Gòn sơn một nửa cầu phía Nam thành màu xanh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sơn tiếp màu xanh một nửa cầu còn lại. Sau, chính quyền Sài Gòn lại chuyển sang màu nâu thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng sơn lại màu nâu...
Theo đó, đoạn giữa cầu có một vạch trắng kẻ ngang được dùng làm ranh giới. Thoạt đầu, chính quyền Sài Gòn sơn một nửa cầu phía Nam thành màu xanh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sơn tiếp màu xanh một nửa cầu còn lại. Sau, chính quyền Sài Gòn lại chuyển sang màu nâu thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng sơn lại màu nâu...
Cứ như thế, cầu Hiền Lương luôn thay đổi màu sắc, hễ chính quyền Sài Gòn sơn một màu khác đi thì ngay lập tức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa liền sơn lại cho giống. Đây là một cách đấu tranh chính trị nhằm nói lên khát vọng thống nhất đất nước của miền Bắc.
Cứ như thế, cầu Hiền Lương luôn thay đổi màu sắc, hễ chính quyền Sài Gòn sơn một màu khác đi thì ngay lập tức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa liền sơn lại cho giống. Đây là một cách đấu tranh chính trị nhằm nói lên khát vọng thống nhất đất nước của miền Bắc.
Tháng 10/1967, chính quyền Sài Gòn đơn phương xóa bỏ đường giới tuyến quân sự tạm thời tại vĩ tuyến 17. Cầu Hiền Lương đã bị máy bay Mỹ đánh sập sau đó ít lâu.
Tháng 10/1967, chính quyền Sài Gòn đơn phương xóa bỏ đường giới tuyến quân sự tạm thời tại vĩ tuyến 17. Cầu Hiền Lương đã bị máy bay Mỹ đánh sập sau đó ít lâu.
Từ 1972, để phục vụ chiến trường miền Nam, công binh Giải phóng đã bắc chiếc cầu phao dã chiến cách cầu cũ 20m về phía Tây. Đến năm 1974, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cho xây dựng lại cây cầu bằng bê tông cốt thép dài 186m, rộng 9m, có hành lang cho người đi bộ rộng 1,2m.
Từ 1972, để phục vụ chiến trường miền Nam, công binh Giải phóng đã bắc chiếc cầu phao dã chiến cách cầu cũ 20m về phía Tây. Đến năm 1974, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cho xây dựng lại cây cầu bằng bê tông cốt thép dài 186m, rộng 9m, có hành lang cho người đi bộ rộng 1,2m.
Đến năm 2001, cầu Hiền Lương được phục chế nguyên bản theo thiết kế của chiếc cầu cũ bị bom Mỹ đánh sập năm 1967. Kể từ đó, cây cầu biểu tượng này trở thành tâm điểm của Di tích Quốc gia đặc biệt Ðôi bờ Hiền Lương – Bến Hải
Đến năm 2001, cầu Hiền Lương được phục chế nguyên bản theo thiết kế của chiếc cầu cũ bị bom Mỹ đánh sập năm 1967. Kể từ đó, cây cầu biểu tượng này trở thành tâm điểm của Di tích Quốc gia đặc biệt Ðôi bờ Hiền Lương – Bến Hải

GALLERY MỚI NHẤT