Khai quật tro cốt được cho là của Đức Phật 2500 năm tuổi

Các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã phát hiện ra một bình gốm cổ có tro của người được hỏa táng, trên hộp có dòng chữ cho biết bình tro của Đức Phật Siddhārtha Gautama (Phật Thích-ca Mâu-ni)

Đây có thể là một phát hiện quan trọng với tăng ni phật tử trên toàn thế giới. Siddhartha Gautama, còn được gọi là Phật hay "Người Giác Ngộ", có lẽ là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất đến từ Ấn Độ thông qua việc gây dựng Phật giáo. Ông được cho là đã sống và giảng dạy chủ yếu ở miền đông Ấn Độ cổ đại giữa thế kỷ 6 và thế kỷ 4.

Theo Kinh Mahaparinibbana (Kinh Đại Niết Bàn) của Kinh Pali, ở tuổi 80, Đức Phật đã tuyên bố rằng ông sẽ sớm đến Parinirvana (cõi Niết bàn), hoặc bất tử và bỏ thân xác lại trái đất.

Sau khi qua đời, di hài của Đức Phật được phân chia cho các môn đồ.

Đức Phật Thích-ca Mâu-ni. Ảnh: The Epoch Times
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni. Ảnh: The Epoch Times 
Ảnh: The Epoch Times
 Ảnh: The Epoch Times

Sau khi Đức Phật mất, thi thể ông được hỏa táng tại sông Hirannavati, Ấn Độ. Vị vua cầm quyền sau đó đã chia hài cốt của ông cho 8 gia đình hoàng tộc và các đệ tử.

Các truyền thuyết nói rằng hàng thế kỷ sau, các phần được vua A Dục Mã cất giữ trong 84.000 tháp (các công trình kiến trúc gò đống có phần thi thể Đức Phật sau này trở thành nơi thiền định). Phần lớn các phần còn lại được cho là được đưa đến nhiều nước khác nhau.

Hộp gốm chứa hài cốt được tin là của Đức Phật. Ảnh: Ancient Origins
 Hộp gốm chứa hài cốt được tin là của Đức Phật. Ảnh: Ancient Origins

Khoảng 1.000 năm trước, hai nhà sư Yunjiang và Zhiming dành hai thập kỷ tập hợp lại hài cốt Đức Phật được phân phát khắp Ấn Độ và các nước khác.

Theo tờ Live Science, một chiếc hộp mới được khai quật ở quận Kim Xuyên, Trung Quốc có dòng chữ được ghi vào 22/6/1013: “Các nhà sư Yunjiang và Zhiming của Trường Hoa Sen, thuộc đền thờ Mañjuśrī của Tu viện Longxing tại tỉnh Tĩnh Châu. Hai nhà sư đã thu thập được hơn 2.000 phần xương vỡ (xương tro) cũng như răng và xương của Đức Phật và chôn cất lại tại ngôi đền này”.

Theo Live Science, các nhà khảo cổ đã xác định tro cốt và xương còn lưu giữ trong hộp gốm cổ là của con người và mặc dù không thể nói chắc chắn đó có thực sự là phần còn lại của Đức Phật hay không thì bản khắc 1000 năm tuổi chắc chắn cho thấy điều này là đúng.

Phát hiện 29 bản kinh Phật chứa trong pho tượng Phật 6 thế kỷ

Hôm thứ Hai, ngày 16/10/2017, theo thông tin truyền thông Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc đưa tin, tại Tổ đình Hải Ấn (Haeinsa) ở Già Da sơn (Gayasa) tỉnh Nam Gyeongsang đã phát hiện có khoảng 29 bản kinh Phật chứa trong pho tượng Phật khoảng 6 thế kỷ.

Việc phát hiện những kinh Phật, một bản bằng khổ sách bỏ túi và một tập hợp khác gồm 28 bản kinh Phật, đều được chép vào triều đại Cao Ly (918-1392), được thực hiện trong cuộc kiểm tra pho tượng Phật tại Tổ đình Pháp bảo Hải Ấn.

Người phác họa lá cờ Phật giáo thế giới là ai?

Cư sĩ Henry Steel Olcott (1832-1907), một sĩ quan truyền tin, nhà báo, luật sư, đồng sáng lập và Chủ tịch đầu tiên Thông Thiên học là người phác họa ra lá cờ Phật giáo thế giới.

Cư sĩ Henry Steel Olcott, người Mỹ gốc châu Âu, vị phật tử hộ pháp nổi tiếng trong sự cải tổ Phật giáo, góp phần phục hưng trong nghiên cứu Phật học, người tiên phong và có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc vận động, tổ chức và thực hiện phong trào chấn hưng Phật giáo tại Sri Lanka, khởi đầu cho phong trào chấn hưng Phật giáo quốc tế vào cuối thế kỷ 19.

Đọc nhiều nhất

Tin mới