Khai quật tại ngôi điện có 13 đời vua Nguyễn đăng quang: Nhiều xuất lộ bất ngờ

Nhiều kết cấu, vật liệu công trình cổ xưa đã xuất lộ tại các vị trí khảo cổ thuộc điện Thái Hòa, Hoàng Thành Huế - nơi đăng quang và đặt ngai vàng của 13 đời vua triều Nguyễn.
 
 

Khai quat tai ngoi dien co 13 doi vua Nguyen dang quang: Nhieu xuat lo bat ngo

Khảo cổ tại chái Tây điện Thái Hòa làm xuất lộ lớp gạch Bát Tràng trên lớp đá ong bó vỉa. Ảnh: TTBTDTCĐ Huế 

Ngày 10/6, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế cho biết, công tác khai quật khảo cổ học bước đầu đã được triển khai tại điện Thái Hòa - Hoàng thành Huế, sau khi nhận được sự cho phép từ Bộ VH-TT&DL.
Khai quat tai ngoi dien co 13 doi vua Nguyen dang quang: Nhieu xuat lo bat ngo-Hinh-2
Điện Thái Hòa, Hoàng thành Huế - nơi đăng quang và đặt ngai vàng của 13 vị vua triều Nguyễn. Ảnh: TTBTDTCĐ Huế 
Công tác khai quật khảo cổ triển khai tại điện Thái Hòa bắt đầu từ ngày 5/6 và kéo dài đến 20/6, thực hiện trên diện tích 66m2 tại hai chái Đông và Tây của ngôi điện. Công tác này do bà Lê Thị An Hòa, Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học thuộc Trung tâm BTDTCĐ Huế, chủ trì.
Đến ngày 10/6, bước đầu công tác khảo cổ đã thu được những kết quả đáng chú ý.
Khai quat tai ngoi dien co 13 doi vua Nguyen dang quang: Nhieu xuat lo bat ngo-Hinh-3
Thực hiện công tác khảo sát trong thời gian tổ chức khai quật, khảo cổ. Ảnh: TTBTDTCĐ Huế 
Ở chái Tây điện Thái Hòa đã xuất lộ thềm móng bậc cấp, bó vỉa sát móng, hệ thống đá ong bó vỉa sát móng nền và dọc theo bậc cấp chái Tây, lớp gạch Bát Tràng trên lớp đá ong bó vỉa sát nền móng dọc theo bậc cấp. Bên trong chái Tây cũng xuất lộ chân móng góc phía Tây Bắc của điện Thái Hòa.
Khai quat tai ngoi dien co 13 doi vua Nguyen dang quang: Nhieu xuat lo bat ngo-Hinh-4
Chân móng xuất lộ ở chái Tây góc Tây Bắc điện Thái Hòa. Ảnh: TTBTDTCĐ Huế 
Ở chái Đông của điện Thái Hòa xuất lộ một phần bó vỉa sát chân móng ở bậc cấp phía Nam, hệ thống đá ong bó sát thềm bậc cấp mặt Bắc, đá ong bó sát chân móng chái Đông, bậc cấp lên xuống của điện Thái Hòa.
Ông Võ Lê Nhật - Giám đốc Trung tâm BTDTCĐ Huế, cho biết, đợt khảo cổ này có ý nghĩa quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu và bổ sung hồ sơ dự án “Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa”.
Khai quat tai ngoi dien co 13 doi vua Nguyen dang quang: Nhieu xuat lo bat ngo-Hinh-5
Xuất lộ đá ong được bó sát chân móng chái Đông, bậc cấp lên xuống điện Thái Hòa. Ảnh: TTBTDTCĐ Huế 
Trước đó, như tin đã đưa, Bộ VH-TT&DL vừa có Quyết định số 1743/QĐ-BVHTTDL đồng ý cho phép tiến hành khai quật khảo cổ tại địa điểm di tích điện Thái Hòa - Đại nội Huế nhằm củng cố hồ sơ, góp phần hoàn chỉnh phương án bảo tồn, trùng tu tổng thể di tích này.
Theo yêu cầu từ Bộ VH-TT&DL, trong thời gian tiến hành khai quật khảo cổ, Trung tâm BTDTCĐ Huế chú ý bảo vệ địa tầng của di tích; tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương; không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản Văn hóa.
Khai quat tai ngoi dien co 13 doi vua Nguyen dang quang: Nhieu xuat lo bat ngo-Hinh-6
 Xuất lộ hệ thống đá ong bó vỉa sát nền móng chái Tây. Ảnh: TTBTDTCĐ Huế
Những hiện vật thu được trong quá trình khai quật phải được tạm lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế để bảo quản, tránh gây hư hỏng, thất lạc hiện vật. Trung tâm có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL phương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật đó...
Trước đó, vào tháng 1/2020, Trung tâm BTDTCĐ Huế đã tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia, nhà nghiên cứu về phương án trùng tu, bảo tồn di tích điện Thái Hòa, sau khi công trình đặc biệt này bị mưa bão tàn phá nghiêm trọng hồi tháng 10/2020. Việc trùng tu, tu bổ điện Thái Hòa sẽ giữ nguyên hiện trạng vốn có của công trình.
Theo các tài liệu lịch sử, khoa học, điện Thái Hòa là công trình kiến trúc quan trọng nhất trong Hoàng cung triều Nguyễn. Đây là nơi diễn ra các đại lễ và các cuộc họp đại triều với sự tham gia của nhà vua, hoàng thân, quốc thích và các đại thần.
Công trình xây dựng vào tháng 2/1805 và hoàn thành vào tháng 10/1805.
Trải qua nhiều lần được trùng tu, do yếu tố thời gian và ảnh hưởng nghiêm trọng của thời tiết, đặc biệt là đợt mưa bão dồn dập cuối năm 2020 vừa qua, di tích đặc biệt điện Thái Hòa xuống cấp nghiêm trọng. Do đó, việc đầu tư trùng tu, tôn tạo công trình là hết sức cấp thiết.

Khai quật khẩn cấp 13 cọc gỗ nghi của trận chiến thắng Bạch Đằng

(Kiến Thức) - UBND TP Hải Phòng cho phép Viện Khảo cổ học chủ trì, phối hợp với Bảo tàng Hải Phòng, UBND huyện Thủy Nguyên khai quật khảo cổ khẩn cấp 13 cọc gỗ phát hiện tại xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên.

Khai quat khan cap 13 coc go nghi cua tran chien thang Bach Dang
Mới đây, UBND TP Hải Phòng vừa ban hành quyết định khai quật khảo cổ khẩn cấp 13 cọc gỗ phát hiện tại xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên.
Khai quat khan cap 13 coc go nghi cua tran chien thang Bach Dang-Hinh-2
Theo đó, UBND thành phố cho phép Viện Khảo cổ học chủ trì, phối hợp với Bảo tàng Hải Phòng, UBND huyện Thủy Nguyên khai quật khảo cổ khẩn cấp tại khu vực ao cá nhà ông Đào Văn Đến, thôn 11, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên. Thời gian khai quật từ ngày 18/2 đến ngày 31/3 trên diện tích khai quật 400m².
Khai quat khan cap 13 coc go nghi cua tran chien thang Bach Dang-Hinh-3
Trong thời gian khai quật khẩn cấp, các cơ quan được cấp giấy phép cần chú ý bảo vệ địa tầng của di tích, có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương.
Khai quat khan cap 13 coc go nghi cua tran chien thang Bach Dang-Hinh-4
Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật, Bảo tàng Hải Phòng, Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tránh để hiện vật bị hư hỏng, thất lạc và báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố phương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật.
Khai quat khan cap 13 coc go nghi cua tran chien thang Bach Dang-Hinh-5
Trước đó, theo báo cáo của UBND huyện Thủy Nguyên, ngày 9/2, gia đình ông Đào Văn Đến tại thôn 11, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên đã phát hiện được 13 cọc gỗ dưới đáy ao sau khi tiến hành bơm nước để thu hoạch cá. 
Khai quat khan cap 13 coc go nghi cua tran chien thang Bach Dang-Hinh-6
Ngày 12/2, các chuyên gia, nhà nghiên cứu thuộc Viện Khảo cổ học tiến hành khảo sát khu vực phát lộ các cọc gỗ và thấy rằng các cọc gỗ phát hiện tại khu vực ao này có ý nghĩa rất lớn trong việc nghiên cứu chiến trận Bạch Đằng năm 1288 trên địa bàn thành phố. Đây là bãi cọc thứ 2 được phát hiện ở huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng.
Khai quat khan cap 13 coc go nghi cua tran chien thang Bach Dang-Hinh-7
Hiện tại, khu vực phát hiện các cọc gỗ nằm ở ngã ba sông Kinh Thầy, sông Đá Vách và sông Đá Bạc đang là ao nuôi cá của hộ gia đình ông Đào Văn Đến. Một số cọc gỗ đã có dấu hiệu bị hủy hoại như: Các đầu cọc bị chặt bằng, một số cọc nằm trong bờ kè đá, đặc biệt gia đình đang tiến hành hút bùn, cải tạo mặt đáy để nuôi cá.
Bãi cọc nhà Trần nghìn năm tuổi được khai quật. (Nguồn: VTC)

Những hình ảnh ngày đầu tiên khai quật bãi cọc tại Đầm Thượng

Sáng 20/2, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu phối hợp với cơ quan chức năng tại thành phố Hải Phòng đã bắt đầu khai quật khẩn cấp bãi cọc ở khu vực Đầm Thượng (thôn 11, xã Lại Xuân, Thủy Nguyên, Hải Phòng) vừa được phát lộ.

Nhung hinh anh ngay dau tien khai quat bai coc tai Dam Thuong
 Ao nhà ông Đoàn Văn Đến, khu vực Đầm Thượng nơi tiến hành khai quật 13 cọc gỗ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới