Tần Thủy Hoàng là một nhân vật sáng lập thời đại mang đầy màu sắc truyền kỳ trong lịch sử Trung Quốc, cũng là một một nhân vật không ngừng được mọi người bàn luận. Theo ghi chép, Tần Thủy Hoàng (sinh năm 259 – mất năm 210 TCN), họ Doanh, tên Chính, sinh tại Hàm Đan (nay thuộc tỉnh Hà Bắc). Người đời sau quen gọi là Doanh Chính hay Tần Vương Chính.
Tự xưng là “Tần Thủy Hoàng”, ông kế vị năm 13 tuổi, năm 39 tuổi thống nhất sáu nước kiến lập nên triều Tần, qua đời trong lúc đi tuần ở tuổi 50. Tần Thủy Hoàng là một người áp dụng chế độ quân chủ chuyên chế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, và là một người sáng lập “trung ương tập quyền” thống nhất quốc gia đầu tiên, cũng là đấng quân chủ sử dụng xưng hiệu “Hoàng đế” đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.
Ảnh minh họa Tần Thủy Hoàng. |
Trong thời gian tại vị, Tần Thủy Hoàng cũng đã tiến hành nhiều hạng mục công trình loại lớn, bao gồm xây dựng Trường Thành, cung A Phòng, lăng Ly Sơn… Trong một đời thống nhất thiên hạ, ông xưng Hoàng đế, phế bỏ chế độ phân đất phong hầu, thiết lập quận huyện, chinh phạt Bách Việt, trục xuất Hung Nô, xây Trường Thành, thông kênh đào, đúc binh khí, di dời phú hào, chuẩn hóa giao thông, chuẩn hóa chữ viết, chuẩn hóa tiền tệ và dạng đồng tiền, thống nhất hệ thống đo lường, thành lập bộ máy quan liêu đồng bộ từ trung ương đến quận, huyện, ban hành luật pháp thống nhất, lấy pháp trị quốc. Đối với đại thống nhất Trung Quốc, kiến lập chế độ chính trị, xác lập bản đồ, ông đều khởi tác dụng không thể xóa mờ đối với sự kế thừa đổi mới của dân tộc Trung Quốc, tạo nên ảnh hưởng sâu sắc đối với Trung Quốc hậu thế.
Sự thật thân thế của Tần Thủy Hoàng
Tần Thuỷ Hoàng nối ngôi vị của Tần Trang Tương Vương thân phận thái tử bước lên vương vị. Mẹ của Tần Thuỷ Hoàng là Triệu Cơ, theo truyền thuyết từng là ái cơ của Lã Bất Vi, sau dâng lên cho Tử Sở, được phong là Vương hậu. Thế thì, Tần Thuỷ Hoàng rốt cuộc là con của Tử Sở hay là con của Lã Bất Vi, vấn đề này người đời sau tranh luận không thôi.
Trong Sử kí chép Thừa tướng nước Tần Lã Bất Vi vốn là cự phú ở Bộc Dương (Hà Nam), là một đại thương nhân xa gần đều biết tiếng. Nhưng ông ta không thoả mãn về địa vị và cuộc sống giàu có này, với dã tâm, ông rất thèm muốn vương quyền.
Vì thế, Lã Bất Vi đã sắp xếp hành trang đến kinh đô Hàm Đan của nước Sở, chuyên tâm tính toán một âm mưu, tìm cách đem người cháu của Tần vương là Dị Nhân hiện làm con tin ở nước Triệu đưa về cho Hoa Dương phu nhân đang được Tần vương sủng ái để làm con thừa tự. Trong một khoảng thời gian ngắn, Dị Nhân được lập làm người kế ngôi, đổi tên là Tử Sở.
Chẳng bao lâu trong nước sinh biến, Tần Chiêu Vương, Hiếu Văn Vương nối nhau qua đời, Tử Sở đường hoàng bước lên vương vị, Lã Bất Vi được phong làm Thừa tướng. Sau đó Lã Bất Vi đem ái cơ của mình là Triệu Cơ dâng lên cho Tử Sở. Triệu Cơ sinh Doanh Chính, được phong làm Hoàng hậu. Không ngờ Tử Sở tại vị chỉ được 3 năm rồi qua đời, vì thế con của ông ta là Doanh Chính đương nhiên kế thừa vương vị, đó chính là Tần Thuỷ Hoàng sau này.
Lã Bất Vi cho rằng Doanh Chính là con của mình, bảo Doanh Chính gọi mình là “Trọng phụ”, tự mình nắm giữ chính sự cả nước, trở thành nhân vật chỉ dưới một người mà trên cả vạn người, một tay che lấp mặt trời, quyền hành khuynh loát cả trong triều ngoài nội, kế sách bí mật của Lã Bất Vi tại Hàm Đan đã được thực hiện.
Tài sản đồ sộ mà Tần Thủy Hoàng để lại cho đời sau |
Nhận định về giả thuyết mối quan hệ giữa Lã Bất Vi và Tần Thuỷ Hoàng là cha con, nguyên nhân là:
Thứ 1: Có như vậy mới có thể nói Tần Thuỷ Hoàng không phải đích truyền của vương thất triều Trần, những người phản đối Tần Thuỷ Hoàng tìm được lí do để tạo phản.
Thứ 2: đó là sách lược đấu tranh chính trị của Trường Tín Hầu mà Lã Bất Vi áp dụng, mưu tính dùng tình cảm cha con để có được sự ủng hộ của Tần Thuỷ Hoàng, tăng cường lực lượng đấu tranh của mình.
Thứ 3: giải được nỗi hận Tần diệt 6 nước. Người của “lục quốc” Lã Bất Vi không cần động binh, chỉ dùng mưu kế đưa con mình bước lên vương vị nhà Tần, đoạt lấy giang sơn, nhân đó, cái hận diệt nước được tiêu trừ.
Thứ 4: tư liệu từ đời Hán trở đi đa số cho rằng Doanh Chính là con của Lã Bất Vi, đây là chỗ dựa lịch sử mà nhà Hán thay thế nhà Tần tìm đến, logique của họ là nội cung triều Tần ô uế như thế, làm sao cai trị được một đất nước, vì thế triều Tần nhanh mất là đương nhiên.