Khách hàng vẫn tay trắng sau cả chục năm đóng tiền vào dự án Golden Mall

Mặc dù hiện vẫn chưa được triển khai, nhưng nhiều năm trước, lúc dự án vẫn nằm trên giấy, chủ đầu tư đã huy động vốn của khách hàng thông qua hợp đồng hợp tác đầu tư. 

Nằm bất động nhiều năm…

Trên nhiều diễn đàn bất động sản, dự án Golden Mall được quảng cáo bằng những lời có cánh như: “Ngoài vị trí đẹp nhất khu Đông thì Golden Mall còn được đầu tư hạ tầng một cách bài bản với thiết kế hiện đại theo phong cách Singapore. Tiện ích nội khu hiện đại với đầy đủ các tiện ích thiết thực nhất. Không những thế những nhà phố liền kề san sát nhau mọc lên cùng với nhiều tiện ích cộng đồng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái nhất sau ngày làm việc mệt mỏi…”. Tuy nhiên, trên thực tế, dự án sau nhiều năm được các cơ quan chức năng phê duyệt đến nay vẫn chỉ là bãi đất trống.

Theo tài liệu mà phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản thu nhận được, năm 2008, UBND TP.HCM có Công văn số 1037/UBND-ĐTM về việc chấp thuận chủ trương cho Công ty cổ phần Hải Nhân đầu tư xây dựng khu nhà ở theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt tại phường Phước Long B, quận 9.

Tại công văn này, UBND TP.HCM yêu cầu Công ty Hải Nhân phải đảm bảo đủ năng lực tài chính, đầu tư đúng quy hoạch, cam kết tiến độ bồi thường và đầu tư dự án; UBND Thành phố cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra và đề xuất UBND TP.HCM xem xét, quyết định giao đất cho Công ty Hải Nhân theo quy định, nếu có vi phạm sẽ thu hồi và xử lý theo quy định.

Ngày 21/4/2009, UBND quận 9 ban hành Quyết định số 129/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500 khu nhà ở tại phường Phước Long B. Theo đó, quy mô của dự án là 53.929 m2. Tổng số căn hộ là 504 căn, trong đó nhà liên kế có sân vườn là 144 căn, căn hộ chung cư là 360 căn. 

Ngày 20/1/2010, thừa ủy quyền của Chủ tịch UBND TP.HCM, Giám đốc Sở Xây dựng ban hành Quyết định số 11/QĐ-SXD-TDDA về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở phường Phước Long B, quận 9 do Công ty Hải Nhân làm chủ đầu tư. Theo quyết định, tổng mức đầu tư (tạm tính) của dự án là hơn 723 tỷ đồng, trong đó chi phí đền bù giải phóng mặt bằng là khoảng 51 tỷ đồng, chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng là 37 tỷ đồng… Thời gian thực hiện dự án là 36 tháng từ quý IV/2009 đến quý IV/2012.

Tuy nhiên, không lâu sau đó, chủ đầu tư phải điều chỉnh quy hoạch vì UBND TP.HCM có chủ trương mở rộng đường Vành đai 2 nối từ đường vành đai phía Đông Thành phố đến Xa lộ Hà Nội, trong đó có chồng lấn một phần của dự án (khoảng 8.248,2 m2).

Ngày 24/6/2015, UBND TP.HCM ban hành Quyết định số 3043/QĐ-UBND về việc duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nhà ở phường Phước Long B, quận 9. Theo đó, diện tích khu vực quy hoạch được điều chỉnh là 52.381,3 m2, đất nhóm nhà ở là 49.903,7 m2, trong đó nhà ở liên kế có sân vườn gồm 183 lô, nhà ở chung cư có diện tích khuôn viên là 6.010 m2.

Ngày 24/4/2017, UBND TP.HCM ban hành Quyết định số 1953/QĐ-UBND về việc chấp thuận đầu tư dự án Khu nhà ở phường Phước Long B, quận 9 do Công ty Hải Nhân làm chủ đầu tư. Theo quyết định, dự án được phê duyệt trên tổng thể khu đất có diện tích 52.381,3 m2, hình thức đầu tư được phê duyệt là xây dựng khu nhà ở theo quy hoạch và kinh doanh khu thương mại, dịch vụ, văn phòng lưu trú theo quy định.

Điều đáng nói là sau khi được UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư sửa đổi, dự án vẫn nằm bất động nhiều năm, không thấy triển khai thi công theo kế hoạch. Thậm chí, chủ đầu tư còn tiếp tục có văn bản xin điều chỉnh lại quy hoạch ranh dự án vì vướng giải phóng mặt bằng.

Khach hang van tay trang sau ca chuc nam dong tien vao du an Golden Mall
Dự án Golden Mall 

...Nhưng đã thu tiền của khách hàng

Mặc dù hiện vẫn chưa được triển khai, nhưng nhiều năm trước, lúc dự án vẫn nằm trên giấy, chủ đầu tư đã huy động vốn của khách hàng thông qua hợp đồng hợp tác đầu tư. Công ty Hải Nhân đã ký hợp đồng hợp tác đầu tư với khách hàng ngay từ khi còn chưa được UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu năm 2008.

Cụ thể, ngày 28/3/2006, đại diện chủ đầu tư là bà Nguyễn Ngọc Thanh Huyền, Giám đốc Công ty Hải Nhân đứng ra ký hợp đồng hợp tác đầu tư với khách hàng là bà Lê Thị L. C. với tổng giá trị hợp đồng là 858 triệu đồng. Đổi lại, Công ty Hải Nhân cam kết sẽ bàn giao lại cho khách hàng 1 nền biệt thự tại dự án với diện tích 200 m2. Thời gian thực hiện dự án và bàn giao nền cho khách hàng là 24 tháng kể từ khi ký hợp đồng, phù hợp với tiến độ thực hiện dự án đầu tư hạ tầng chính.

Tương tự, ngày 21/11/2006, Công ty Hải Nhân tiếp tục ký hợp đồng với bà Trần Thị T. H. Đến năm 2010, bà H bán lại lô đất này cho bà Đinh T.T. với giá gần 1,2 tỷ đồng. Hai bên cùng ký Giấy thỏa thuận đổi tên người tham gia hợp đồng, có văn bản xác nhận của chủ đầu tư.

Song song với việc thực hiện tiếp hợp đồng của bà H., bà T. còn tiếp tục nhận chuyển nhượng lại từ ông Hoàng T. D. một hợp đồng tương tự mà trước đó người này đã ký với Công ty Hải Nhân từ năm 2007.

Sau khi thay thế bà H. và ông D. thực hiện hợp đồng, bà T. đã đóng tiền theo đúng thỏa thuận, tới nay đã gần 10 năm trôi qua nhưng Công ty Hải Nhân vẫn chưa giao đất như cam kết trong hợp đồng đã ký.

Phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản đã cố gắng liên hệ với người đại diện Công ty Hải Nhân để có tiếng nói hai chiều nhưng đều nhận được sự lảng tránh. Đồng thời, trao đổi với phóng viên, các khách hàng đã nộp tiền cho biết, Công ty có ý định trả lại số tiền đã nộp mà không muốn giao đất. Tuy nhiên, họ không đồng ý, vì đến nay, sau hơn 10 năm, số tiền họ nộp đã mất giá rất nhiều, trong khi giá đất cũng tăng gấp nhiều lần.

Trong khi nhiều khách hàng đang lên tiếng khiếu nại về việc góp vốn cho chủ đầu tư từ nhiều năm trước nhưng đến nay vẫn chưa được nhận đất, thì ngày 18/12/2018, Công ty Hải Nhân tiếp tục ký Hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh bất động sản Vạn Thịnh Vượng để phân phối 97 nền nhà phố tại dự án (hình thức bán lại một phần của dự án cho Công ty Vạn Thịnh Vượng).

Sau đó, Công ty Vạn Thịnh Vượng đã tiến hành quây tôn xung quanh dự án, ngay cổng vào treo tấm biển lớn có tên Golden Mall. Không những đổi tên, Vạn Thịnh Vượng còn tiến hành vẽ sơ đồ phân lô dự án và thực hiện các công đoạn chuẩn bị chào bán tới khách hàng.

Theo luật sư Trần Văn Duẩn, Trưởng Văn phòng luật sư Thành Niên, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006 quy định, đối với bất động sản là quyền sử dụng đất muốn đưa vào kinh doanh phải có các điều kiện sau: Trường hợp chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất thuộc dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp thì phải có các công trình hạ tầng tương ứng với nội dung và tiến độ của dự án đã được phê duyệt.

Còn theo Luật Kinh doanh bất động sản 2014, tại Điều 9 cũng quy định rất rõ, đối với bất động sản là quyền sử dụng đất muốn đưa vào kinh doanh thì điều kiện tiên quyết phải là đất đó đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Ngoài ra, theo Khoản 3, Điều 19 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định về việc ký hợp đồng huy động vốn cho phát triển nhà ở thương mại thì chủ đầu tư chỉ được ký kết hợp đồng huy động vốn khi đã có hồ sơ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được phê duyệt theo quy định pháp luật; Đã thực hiện xong việc giải phóng mặt bằng theo tiến độ dự án được phê duyệt; Đã có biên bản bàn giao mốc giới của dự án; Đã có thông báo đủ điều kiện huy động vốn từ Sở Xây dựng nơi có dự án.

Do đó, việc Công ty Hải Nhân ký hợp đồng hợp tác với nhiều khách hàng để huy động vốn trong thời gian qua là chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho khách hàng khi bỏ tiền đầu tư tại dự án.

Dự án nghỉ dưỡng Wyndham Lynn Times Thanh Thủy là bãi đất trống nhưng được rao bán rầm rộ?

(VietnamDaily) - Mặc dù mới chỉ là bãi đất trống nhưng dự án Tổ hợp khách sạn nghỉ dưỡng 5 sao Wyndham Lynn Times Thanh Thủy (Phú Thọ) vẫn được ngang nhiên rao bán rầm rộ trên các trang mua bán bất động sản, khách hàng đối mặt với nhiều nguy cơ rủi ro.

Dự án khu nghỉ dưỡng khoáng nóng 5 sao vẫn đang là bãi đất trống…
Dự án Tổ hợp khách sạn nghỉ dưỡng Wyndham Lynn Times Thanh Thủy có địa chỉ tại xã Bảo Yên (huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ), được UBND tỉnh Phú Thọ ban hành quyết định cho Công ty CP dịch vụ du lịch Onsen Fuji làm chủ đầu tư.

Nỗi buồn công trình trị giá 800 tỷ bị lãng quên giữa Thủ Thiêm suốt 5 năm

(Vietnamdaily) - Trung tâm Triển lãm quy hoạch TP HCM trị giá hơn 800 tỷ được kỳ vọng là công trình mang tính biểu tượng đầu tiền tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, nhưng sau 5 năm thi công nó giờ vẫn là khối bê tông nằm trơ trọi giữa những lô đất trống.

Dự án Trung tâm Triển lãm TP HCM do Công ty kiến trúc DE-SO Pháp làm chủ đầu tư, sau khi đơn vị này giành được giải nhất trong cuộc thi thiết kế ý tưởng quốc tế cho Trung tâm triển lãm quy hoạch thành phố tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2, TP.HCM) từ năm 2012.

Đến năm 2014, thiết kế kiến trúc Trung tâm triển lãm mới được hoàn thiện. Cuối năm 2015, sau khi UBND TP hoàn hành các thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng thì dự án chính thức được khởi công.

Noi buon cong trinh tri gia 800 ty bi lang quen giua Thu Thiem suot 5 nam
Công trình Trung tâm triển lãm có diện tích hơn 18.000 m2, cao 5 tầng, tổng mức đầu tư hơn 800 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng 357 tỷ đồng, chi phí thiết bị 268 tỷ đồng và các chi phí còn lại là khoảng 200 tỷ đồng. Đây là dự kiến là nơi trưng bày, triển lãm, tổ chức các sự kiện chuyên ngành không gian lớn, hội trường với 240 chỗ ngồi và văn phòng 40 người của Trung tâm thông tin và nghiên cứu quy hoạch TP. 
Noi buon cong trinh tri gia 800 ty bi lang quen giua Thu Thiem suot 5 nam-Hinh-2
 Nhà triển lãm quy hoạch TP HCM nằm trên khu đất giữa tuyến đường Ven sông Sài Gòn và đường chính R1 (đại lộ Vòng Cung) trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2).
Noi buon cong trinh tri gia 800 ty bi lang quen giua Thu Thiem suot 5 nam-Hinh-3
 Phần thô của công trình đến nay đã đạt khoảng 80% khối lượng thi công, tuy nhiên đã "đắp chiếu" gần 5 năm nay mà chưa rõ nguyên do.
Noi buon cong trinh tri gia 800 ty bi lang quen giua Thu Thiem suot 5 nam-Hinh-4
 Dựng án hiện giờ chỉ là một khối bê tông nằm trơ trọi giữa khu đất trống ở Thủ Thiêm.
Noi buon cong trinh tri gia 800 ty bi lang quen giua Thu Thiem suot 5 nam-Hinh-5
 Theo ghi nhận của PV, bên trong trong cỏ dại đã mọc lên um tùm nhiêu nơi.
Noi buon cong trinh tri gia 800 ty bi lang quen giua Thu Thiem suot 5 nam-Hinh-6
 Sắt thép rỉ sét.
Noi buon cong trinh tri gia 800 ty bi lang quen giua Thu Thiem suot 5 nam-Hinh-7
 Nhiều thiết bị bên trong công trình được lắp đặt nhưng còn dang dở.
Noi buon cong trinh tri gia 800 ty bi lang quen giua Thu Thiem suot 5 nam-Hinh-8
 Một số máy móc, giàn giáo nằm ngổn ngang.
Noi buon cong trinh tri gia 800 ty bi lang quen giua Thu Thiem suot 5 nam-Hinh-9
 Chưa biết bao giờ công trình hoàn thành.
Noi buon cong trinh tri gia 800 ty bi lang quen giua Thu Thiem suot 5 nam-Hinh-10
 Phía bên ngoài công trình được bao bọc lớp hàng rào bằng tôn cao khoảng 2m cũng đã bắt đầu rỉ sét, hư hỏng.
Noi buon cong trinh tri gia 800 ty bi lang quen giua Thu Thiem suot 5 nam-Hinh-11
 Công trình này được thiết kế với hai khối nghiêng dựa vào nhau, bên hông phía Nam là khối hình tam giác ngược được làm bằng các lá thép. Trên đó dự kiến sẽ gắn gần 200 tấm pin năng lượng mặt trời, hệ thống điện này sẽ hoạt động song song với điện lưới TP, cung cấp 50 kwp năng lượng tái tạo.
Noi buon cong trinh tri gia 800 ty bi lang quen giua Thu Thiem suot 5 nam-Hinh-12
 Công trình này dự kiến sẽ hoàn thành và được sử dụng vào tháng 4/2016, nhưng sau đó phải lùi thời hạn hoàn thành đến năm 2017. Đến hiện tại là cuối năm 2019, tuy nhiên dự án này vẫn bất động.
Noi buon cong trinh tri gia 800 ty bi lang quen giua Thu Thiem suot 5 nam-Hinh-13
Công trình Trung tâm triển lãm này được xây dựng ngay bên cạnh lô I-21, là khu đất dự kiến xây dựng nhà hát giao hưởng 1.500 tỉ đồng tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm trong tương lai.

Tin mới

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

(Vietnamdaily) - Nhà Đà Nẵng lý giải nguyên nhân thua lỗ là do doanh thu chuyển nhượng bất động sản giảm. Năm trước, công ty ghi nhận doanh thu lớn từ hoạt động chuyển nhượng căn hộ dự án Monarchy B.