Khách hàng “tố” gì về xe đạp carbon của vợ chồng bà Lê Diệp Kiều Trang?

Bikerada – chuyên trang review xe đạp đã đánh giá chiếc xe Superstrata chỉ với 1/5 sao cùng nhận định "không thể khuyên dùng". Nhiều khách hàng đã “bóc phốt” về chất lượng xe đạp carbon của vợ chồng doanh nhân Lê Diệp Kiều Trang - Sonny Vũ.

Năm 2020, Lê Diệp Kiều Trang và Sonny Vũ tham gia “cuộc chơi” mới với Arevo, được quảng cáo là công ty sản xuất xe đạp bằng công nghệ in 3D đầu tiên trên thế giới. Startup này đã gọi vốn thành công hơn 7 triệu USD từ cộng đồng trên Indiegogo và 25 triệu USD từ các nhà đầu tư.

Thời điểm đó, Indiegogo đưa tin khung xe Superstrata nặng chưa tới 1,3 kg - tương đương những chiếc xe đua hiện tại có giá cả chục nghìn USD và tương đương với khối lượng của chiếc Macbook Air 13 (1,25kg). Độ cứng của bộ phận cấu thành lên khung xe gấp 61 lần thép và 15 lần Titanium.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, không ít khách hàng trong và ngoài nước đã phản ánh về những vấn đề kỹ thuật của chiếc xe Superstrata nhưng không được hãng giải quyết triệt để.

Khach hang “to” gi ve xe dap carbon cua vo chong ba Le Diep Kieu Trang?
Bình luận trên Indiegogo - nền tảng mà dự án Superstrata đã gọi vốn. 

Trên nền tảng Indiegogo – nơi Arevo gọi vốn cộng đồng cho dự án xe đạp Superstrata, vào tháng 2/2023, hãng này công bố có 96% đơn đặt hàng của khách đã được hoàn thành. Tuy nhiên, cũng trên nền tảng này đã xuất hiện nhiều bình luận về vấn đề giao hàng chậm trễ, trong đó có những đơn hàng từ năm 2020.

Theo Indiegogo, khung xe Superstrata nặng chưa tới 1,3 kg - tương đương những chiếc xe đua hiện tại có giá cả chục nghìn USD và tương đương với khối lượng của chiếc Macbook Air 13 (1,25kg). Độ cứng của bộ phận cấu thành lên khung xe gấp 61 lần thép và 15 lần Titanium.

Thế nhưng, sau lô hàng đầu tiên, nhiều khách hàng đã “bóc phốt” về chất lượng xe SuperStrata, dịch vụ giao hàng, cũng như cách chăm sóc khách hàng của công ty này.
Chia sẻ với báo chí, anh Trần Mạnh Hiệp (thường gọi là Cu Hiệp) - admin diễn đàn Tinhte.vn cho biết, vào tháng 7/2020, anh đã đặt mua một chiếc xe đạp Superstrata với mục đích chính là ủng hộ startup cũng như trải nghiệm công nghệ mới. Sau nhiều lần hãng thất hẹn giao hàng, đến tháng 8/2022 (tức sau 2 năm), anh mới được nhận xe. Nhưng khi anh nhận về xe đã gặp lỗi.
Theo anh Hiệp, đơn hàng được gửi bao gồm thân xe đã lắp ráp với bánh sau, bánh trước rời cùng một bộ phụ kiện lắp ráp. Tuy nhiên, cây ty phuộc bánh trước không thể lắp ráp vào để hoàn thiện chiếc xe, dẫn đến việc không thể sử dụng được. Các chi tiết như nước sơn, ốc vít được thiết kế không sắc nét, có phần lem nhem, chất lượng hoàn thiện kém.
Khi thông tin đến hãng về lỗi kỹ thuật của bánh xe trước, anh Hiệp không nhận được phản hồi. Vì vậy, anh Hiệp và bạn bè sau đó đã phải tự đưa xe đến cửa hàng sửa xe để xử lý.
Khach hang “to” gi ve xe dap carbon cua vo chong ba Le Diep Kieu Trang?-Hinh-2
Hiện trạng chiếc xe đạp Superstrata của anh Hiệp.
Khach hang “to” gi ve xe dap carbon cua vo chong ba Le Diep Kieu Trang?-Hinh-3
Cây ty phuộc không thể lắp ráp vào nên không thể hoàn thiện việc lắp ráp bánh trước.  
Tương tự, anh Huỳnh Trúc Lâm (TP.HCM; một trong hàng nghìn người góp vốn cộng đồng vào dự án xe đạp Superstrata trên Indiegogo), là người cũng mua Superstrata và gặp phải các sự cố liên tiếp kể từ khi nhận xe về.
Theo đó, tháng 9/2020, anh Lâm góp vốn cộng đồng vào dự án xe đạp Superstrata trên Indiegogo. Khoảng ba tháng sau, khoản vốn này được chuyển đổi thành đơn hàng, anh Lâm được tuỳ chọn cấu hình xe. Khi ấy, do được khuyến mãi mua 1 tặng 1 nên vị khách hàng đã đặt một lúc hai chiếc xe, với tổng giá tiền 3.990 USD.
Đến tháng 1/2022 (tức hơn một năm sau), anh Lâm nhận được xe. Anh tiếp tục phải trả thêm 30 USD chi phí vận chuyển - điều mà trước đó công ty tuyên bố miễn phí, cùng với đó là 10% thuế. Đến tháng 2/2022, phần lốp với thiết kế không ruột đã không giữ được hơi, phải được đưa đến bảo hành tại hãng. Sau lần bảo hành đầu tiên, chỉ vài ngày sau, tình trạng tương tự lại xảy ra dù không va phải vật cản, dị vật nào.
Theo anh Lâm, lỗi kỹ thuật này đã xảy ra liên tục 3-4 lần, trên cùng một chiếc xe nhưng vẫn không được giải quyết dứt điểm.
Sau đó, đội ngũ kỹ thuật của hãng đưa ra hướng giải quyết là thay chiếc lốp không ruột thành lốp có ruột. Đến tháng 3/2023, vấn đề xịt hơi của chiếc lốp xe lại xảy ra dù anh Lâm không thường xuyên sử dụng. Tuy nhiên, đội ngũ Arevo cho không thể tiếp tục hỗ trợ do đã hết hạn bảo hành, đồng thời cũng không thể quay trở lại dùng lốp không ruột do nhà máy không còn sản xuất. Ngoài ra, bộ lip sau (hay còn gọi là groupset) của chiếc xe thứ hai mà công ty giao thiếu trong lần đầu tiên, liên tục trễ hẹn bàn giao, đến hiện tại vẫn chưa nhận được.
Anh Lâm bày tỏ, "bản thân không khiếu nại để đòi tiền hay ăn vạ". Tuy nhiên, anh muốn hãng có hướng giải quyết thấu đáo. Chiếc xe có giá tới 70 triệu đồng, anh đặt niềm tin và ủng hộ startup nhưng khi xe có vấn đề thì hãng không giải quyết triệt để, không bảo trì, anh cũng không biết tìm kiếm linh kiện ở đâu. Anh Lâm cho biết đã từng liên hệ với nhà sáng lập nhưng đều không được giải quyết, thậm chí bị “block”.
Một số thành viên Indiegogo tham gia góp vốn, đã kêu gọi người dùng khác tẩy chay cách làm ăn và thái độ hành xử của Arevo Việt Nam.

Công ty TNHH Arevo Việt Nam - thương hiệu xe đạp carbon SuperStrata của vợ chồng Sonny Vũ và bà Lê Diệp Kiều Trang đã dừng hoạt động tại Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP) từ tháng 5/2023. Nguyên nhân ngừng hoạt động của Arevo là do khó khăn trong việc sản xuất vật liệu sợi carbon dùng để in 3D trong thời gian dài đã làm doanh nghiệp không còn đủ khả năng duy trì.

Cặp đôi bậc nhất: Em gái quản Facebook Việt, anh sếp lớn đế chế kim tiền

Cặp anh em Lê Diệp Kiều Trang được xem là số 1 Việt Nam, điển hình của thế hệ doanh nhân thứ 2 đang lèo lái những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.

Sau khi thử sức khoảng 9 tháng tại vị trí ghế nóng bậc nhất tại Việt Nam: Giám đốc Facebook Việt Nam, kiều nữ Lê Diệp Kiều Trang (Christy Le) đã tuyên bố rút lui khỏi mạng xã hội lớn nhất thế giới và đang phát triển bùng nổ tại Việt Nam.
Lê Diệp Kiều Trang sẽ dành thời gian cho những ý tưởng mới và gia đình.
Nữ doanh nhân xinh đẹp và giỏi giang bậc nhất Việt Nam đã trải nghiệm một vị trí cực kỳ thách thức tại Facebook đúng như những gì đã chia sẻ hồi tháng 3 trước khi bước chân vào làm việc tại mạng xã hội của Mỹ.
Nữ doanh nhân Lê Diệp Kiều Trang được cộng đồng khởi nghiệp trong nước gọi là "cô gái vàng" với thành tích học tập đáng nể, với các danh hiệu thủ khoa đầu ra vào đầu vào tại trường Lê Hồng Phong ở TP.HCM, cho đến đến các đại học danh tiếng như Oxford ở Anh và chương trình MBA Sloan của Học viện Công nghệ Massachusettes (MIT) ở Mỹ.
Sau khi rời học viện công nghệ nổi tiếng thế giới MIT, Lê Diệp Kiều Trang đã làm việc tại công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới: McKinsey. Sau đó, cô gái sinh năm 1980 này đã cùng chồng là Sonny Vũ sáng lập nên Misfit Wearables. Công ty này sau đó đã được bán lại cho Fossil Group với giá 260 triệu USD năm 2015.
Sau một thời gian giữ vị trí CEO Fossil Việt Nam, Lê Diệp Kiều Trang chọn Facebook để có thể phát huy được kinh nghiệm làm việc của mình cả ở Việt Nam lẫn nước ngoài để kết nối cộng đồng doanh nghiệp tốt hơn.
Tuy nhiên, thách thức tại Facebook có lẽ lớn hơn những gì nữ doanh nhân xinh đẹp này đã nghĩ. Các vấn đề nội tại của Facebook (như bảo mật) và những thay đổi về chính sách trong và ngoài nước đã khiến Lê Diệp Kiều Trang bị chỉ trích khá nhiều.
Gần đây, có nhiều thông tin liên quan tới việc nhiều tài khoản Facebook tại Việt Nam bị đóng, với nhiều trong số đó liên quan tới các bài viết đụng chạm tới một số doanh nghiệp.
Cap doi bac nhat: Em gai quan Facebook Viet, anh sep lon de che kim tien
 Bà Lê Diệp Kiều Trang, CEO Facebook Việt Nam.
CEO Lê Diệp Kiều Trang sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm kinh doanh - bố là ông Lê Văn Trí, Phó Tổng giám đốc Công ty Cao su miền Nam (Casumina), anh trai Lê Trí Thông từng là Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi em gái trở thành người đứng đầu Facebook Việt Nam, ông Lê Trí Thông được bổ nhiệm làm CEO CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) thay cho bà Cao Thị Ngọc Dung (vợ ông Trần Phương Bình - nguyên TGĐ, phó chủ tịch DongABank).
Ông Lê Trí Thông sẽ vừa là TGĐ (từ 21/4/2018, trong 5 năm) và vừa là Phó Chủ tịch HĐQT của một doanh nghiệp bán lẻ vàng bạc trang sức lớn nhất Việt Nam (chiếm 27% thị phần) và đang có tốc độ phát triển dữ dội nhờ hệ thống cửa hàng mọc lên như nấm sau khi nhận vốn ngoại đầu tư trong thời gian gần đây.
Ông Lê Trí Thông sinh năm 1979, tốt nghiệp MBA hạng ưu tại đại học Oxford và là kỹ sư công nghệ hóa học.
Trước khi gia nhập PNJ, ông Thông đã trải qua nhiều vị trí quản lý khác nhau tại các tập đoàn quốc tế cũng như các tổ chức và doanh nghiệp tại Việt Nam. Ông Trí cũng đã từng gia nhập DongABank dưới thời ông Trần Phương Bình vào năm 2008.
Đến cuối 2012, ông Thông được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc DongABank đồng thời là Chủ tịch HĐQT Công ty Kiều hối Đông Á, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thẻ thông minh ViNa - V.N.B.C.
Năm 2014 ông Lê Trí Thông rời DongABank về làm Phó Tổng Giám đốc của tập đoàn tư vấn quản trị chiến lược The Boston Consulting Group (BCG). Ông Thông được bầu làm Phó chủ tịch HĐQT Công ty PNJ nhiệm kỳ 2017-2020.

Gia thế "khủng" ít ai ngờ của CEO Lê Diệp Kiều Trang vừa rời Go-Viet

(Kiến Thức) - Sinh ra trong gia đình có truyền thống kinh doanh, nữ doanh nhân 8X Lê Diệp Kiều Trang có thuận lợi để theo đuổi con đường học tập.

Gia the
Ngày 18/9,  Go-Viet phát đi thông báo bà Lê Diệp Kiều Trang sẽ từ chức sau 5 tháng là tổng giám đốc. Ảnh: Vietnamnet.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.