Khắc phục chi không đúng đối tượng khi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
Việc chi không đúng đối tượng, nội dung chi không còn phù hợp với thực tiễn dẫn đến kết quả giải ngân vốn ngân sách thấp, đặc biệt là vốn sự nghiệp của chương trình mục tiêu quốc gia...
Mai Loan
Chiều 16/1, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Phân cấp cho cấp huyện thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
Góp ý về cơ chế phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm, đại biểu Lò Thị Luyến nêu rõ, dự thảo quy định theo hướng Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp tỉnh quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm của từng chương trình mục tiêu quốc gia chi tiết đến dự án thành phần. Trường hợp cần thiết, HĐND cấp tỉnh quyết định phân cấp cho HĐND cấp huyện quyết định.
Đại biểu đặt vấn đề trường hợp cần thiết là trường hợp nào, trường hợp nào là không cần thiết hiện chưa làm rõ. Đại biểu đề nghị phân cấp cho HĐND cấp huyện quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm của từng chương trình mục tiêu quốc gia chi tiết đến dự án thành phần.
Đại biểu Mai Văn Hải (đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa).
Cùng quan điểm, đại biểu Mai Văn Hải (đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) chỉ ra những khó khăn, vướng mắc nảy sinh như trường hợp chi không đúng đối tượng, nội dung chi không còn phù hợp với thực tiễn của địa phương dẫn đến kết quả giải ngân vốn ngân sách thấp, đặc biệt là vốn sự nghiệp của chương trình mục tiêu quốc gia...
Để khắc phục vấn đề trên, đại biểu cho rằng Thủ tướng Chính phủ giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hàng năm theo tổng kinh phí chi thường xuyên cho từng chương trình mục tiêu quốc gia và giao cho HĐND địa phương phân bổ chi tiết đến từng dự án thành phần là hoàn toàn phù hợp, giúp cho các địa phương chủ động hơn và phân bổ sát thực tiễn thực hiện các nội dung của các chương trình mục tiêu quốc gia.
Đại biểu đề nghị tại điểm c khoản 1 cần làm rõ khi nào cần thiết HĐND cấp tỉnh phân cấp cho HĐND cấp huyện phân bổ chi tiết đến từng dự án thành phần. Theo đại biểu, nên xem xét giao cho HĐND cấp tỉnh phân bổ cho các huyện, thị xã, thành phố trong tổng kinh phí chi thường xuyên và giao HĐND cấp huyện phân bổ chi tiết đến từng dự án nội dung thành phần. Qua đó giúp chủ động cho các huyện và sử dụng chi thường xuyên sát thực tiễn và hiệu quả.
Cần làm rõ điều kiện về “Trường hợp thật cần thiết” để thống nhất
Phát biểu ý kiến tại phiên họp, đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc) cho rằng, việc ban hành nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia là cần thiết nhằm tháo gỡ khó khăn cho địa phương và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc).
Về thẩm quyền ban hành nghị quyết, đại biểu cho biết, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 15 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80 đc sửa đổi, bổ sung một số điều theo luật số 63 của Quốc hội, thì Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia là đúng thẩm quyền.
Căn cứ vào quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và căn cứ vào hồ sơ trình Quốc hội, đại biểu cho rằng hồ sơ trình Quốc hội đủ điều kiện để Quốc hội xem xét và thông qua tại 1 kỳ họp.
Về tên dự thảo Nghị quyết, đại biểu cho rằng, nên xem lại tên của dự thảo Nghị quyết, bởi Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách nhưng nội dung của Nghị quyết là các cơ chế để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; không có nội dung nào đề cập tới chính sách mới. Theo các tờ trình của Chính phủ đều đề cập tới 8 cơ chế đặc thù trong Nghị quyết. Do vậy, nên điều chỉnh lại tên nghị quyết như sau: Nghị quyết về một số cơ chế đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Về nội dung nghị quyết, tại khoản 5 đưa ra 2 phương án, đại biểu cho rằng nên quy định theo Phương án thứ nhất, để tổ chức thực hiện đc ngay giai đoạn 2024-2025. Tại điểm c khoản 1 có quy định “Trường hợp thật cần thiết”, đại biểu đề nghị cần làm rõ điều kiện hoặc nguyên tắc về “Trường hợp thật cần thiết” để thống nhất tại các địa phương.
Ngoài ra, tại điểm b khoản 4 quy định “... cơ quan tài chính cùng cấp hoặc UBND cấp xã chịu trách nhiệm xác định giá thị trường”; đại biểu đề nghị làm rõ về phương pháp xác định giá thị trường để có sự thống nhất giữa các địa phương.
Mời quý độc giả xem video đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) trao đổi bên hành lang Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia tại Kỳ họp bất thường thứ 5, Quốc hội khóa XV. Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.
Đại biểu Quốc hội: Thận trọng trước khi thông qua Luật Đất đai
Các đại biểu cho rằng, còn có các phương án khác nhau, chưa thống nhất nên cần thận trọng xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi thông qua Dự án luật Đất đai.
Thận trọng xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi thông qua
Ngày 3/11, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Góp ý tại Hội trường, đại biểu Nguyễn Duy Minh (đoàn Đà Nẵng) cho biết, Luật Đất đai là luật rất quan trọng, phức tạp, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước.
Chủ tịch Quốc hội giải thích lý do chưa thông qua Luật Đất đai
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 29/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội đã họp phiên bế mạc.
Thông qua 7 luật, 8 nghị quyết, quyết nghị nhiều nội dung quan trọng
Phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, sau 22,5 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, hôm nay, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và tiến hành phiên bế mạc.
Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc có nhiều thành tích xuất sắc trong xây dựng lực lượng Công an, xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững mạnh, bảo vệ an ninh quốc gia, đấu tranh, phòng, chống tội phạm...
“Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo kiệt xuất, một trí tuệ, bản lĩnh, nhân cách lớn. Những giá trị mà Tổng Bí thư để lại sẽ là nguồn cảm hứng cho các thế hệ tương lai”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn nhìn nhận.
Chiều 25/10, Chủ tịch Quốc hội ban hành Nghị quyết của Quốc hội về xác nhận kết qua lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP HCM được bổ nhiệm chức vụ trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP HCM.
Lưu thông trên cao tốc, giải quyết nỗi buồn thế nào?; Thời gian cụ thể giải quyết dứt điểm những vướng mắc về BOT? Cao tốc sớm hư hỏng…là những chất vấn ấn tượng tại Quốc hội ngày 6/11.
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, có nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tái nghèo là gia đình có người ốm. Một người thân bị đột quỵ, tiền trong nhà "đội nón ra đi".
Rạng sáng 14/1, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 - 15/1/2025, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Theo Tổng Bí thư, cần phải đổi mới mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, cách mạng, toàn diện hơn nữa trong quản lý kinh tế để vững vàng bước vào kỷ nguyên thịnh vượng, giàu mạnh và phát triển.
Nhân dịp năm mới 2025 và hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3/2/1930 - 3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dành thời gian trả lời phỏng vấn báo chí.
Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá để đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc.
Sáng 30/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi gặp mặt các đại biểu trí thức, nhà khoa học. Báo Tri thức và Cuộc sống trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư tô Lâm tại hội nghị tới quý độc giả.
Báo Tri thức và Cuộc sống trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Bí thư Quân ủy Trung ương Tô Lâm với tiêu đề "QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM - NIỀM TỰ HÀO DÂN TỘC".
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị, cần đổi mới mạnh mẽ phương pháp tập hợp, đoàn kết rộng rãi thanh niên Việt Nam ở trong và ngoài nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy dự kiến phải hoàn thành trong quý I/2025 để tập trung cho công tác đại hội Đảng các cấp.
Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh, Quân đội nhân dân cùng với Công an nhân dân đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ngày 12/12, Tổng Cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam tổ chức lễ kỉ niệm 80 năm Ngày truyền thống (22/12/1944 - 22/12/2024) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Ban Kinh tế TW phải hình thành một cơ quan nghiên cứu tham mưu chiến lược hàng đầu của Đảng về kinh tế - xã hội, kế thừa những thành tựu đã có và phát triển lên tầm cao mới.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa dự Hội nghị Tổng kết công tác đầu tư xây dựng Dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).
Theo Tổng Bí thư, Trung ương đã vạch ra một số nhiệm vụ cấp bách, đã triển khai và cả hệ thống chính trị, toàn dân ủng hộ. "Không chậm trễ được nữa, để lỡ thời cơ cũng là có lỗi với đất nước và nhân dân...".
Ngày 2/12, tại thành phố Hưng Yên (Hưng Yên), Tổng Bí thư Tô Lâm và đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Việt Nam - Bulgaria đã ra Tuyên bố chung khẳng định các cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước trong việc đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh và nhu cầu.
Thủ tướng đề nghị rà soát lại dự án luật theo tinh thần đổi mới, phân cấp, quản lý theo quy luật thị trường, khuyến khích đổi mới sáng tạo, dứt khoát bỏ tư duy không quản được thì cấm.