Về cách đặt hiệu "XX đế", đây là cấu trúc hoàn hảo để tạo nên một cái tên mang ý nghĩa bao hàm toàn bộ cuộc đời và chiến tích mà người đó đã để lại, hợp với tư tưởng và quan điểm thời Hán. Trong khi đó, cấu trúc "XX tổ", "XX tông" lại thừng được dùng làm miến hiệu, nhằm mục đích ghi nhận công lao to lớn mà vị vua này đã đạt được trong những năm trị vì của mình. Do đó, không phải vị vua nào thời Đường, Tống cũng có được miến hiệu có chữ "Tổ", "Tông" bên trong.
Ngoài ra, việc sử dụng tên có cấu trúc "XX tổ", "XX tông" còn vì sau thời Ngụy Tấn, đại đa số các Hoàng đế đều có miếu hiệu chứ không như thời nhà Hán. Và, để tránh việc thụy hiệu các Hoàng đế ngày càng phức tạp thì việc dùng thụy hiệu để gọi không còn phù hợp nữa. Theo quy định của thời này thìHoàng đế khai quốc sẽ được gọi là Cao Tổ hoặc Thái Tổ, các hoàng đế sau sẽ được gọi là Tông, ví như Thái Tông, Cao Tông, Huyền Tông, Thế Tông,...
Trên thực tế, việc gọi là "Đế", "Tổ", hay "Tông" xuất phát từ thói quen và hình thức ghi nhớ của người từng thời chứ không ảnh hưởng quá nhiều đến vị thế của Hoàng đế.