Kết cục bi thảm của mỹ nữ dù đã có chồng vẫn tái hôn cùng hoàng đế

Cổn Đại chắc chắn không ngờ, cuối cùng nàng lại chết trong tay chính con trai của mình.

Thời cổ đại, rất nhiều thiếu nữ đều có khao khát được tham gia tuyển tú, gả cho hoàng đế. Nhưng là muốn gả cho hoàng đế cũng không phải chuyện dễ dàng. Đầu tiên phải xuất thân quý tộc, tiếp đến tuổi tác chỉ khoảng 13, 14.
Thế nhưng có một vị mỹ nữ, tuy đã từng kết hôn nhưng vẫn được gả cho hoàng đế, được hoàng đế sủng ái, hạ sinh tới 3 người con. Đáng tiếc, cuối cùng nàng lại chết trong tay của chính con trai mình. Vị mỹ nữ này chính là Thanh Thái Tổ Kế phi, nguyên danh Cổn Đại.
Cổn Đại là con gái út trong một gia đình quý tộc, nhận được sự sủng ái của tất cả mọi người. Đến tuổi cập kê, Cổn Đại được gả cho một chàng trai mà mình thích. Sau khi kết hôn, tình cảm của hai người hòa thuận, sinh được một bé trai. Đáng tiếc, thiên hạ lúc đó cực kỳ loạn, chồng của Cổn Đại qua đời trong một cuộc chiến, tuổi còn trẻ, Cổn Đại ở vậy để tang chồng.
Ket cuc bi tham cua my nu du da co chong van tai hon cung hoang de
 Ảnh minh họa.
Đáng nói, bộ tộc Nữ Chân của chồng Cổn Đại có tập tục "kế hôn", nếu nhưng anh cả qua đời, em trai có thể lấy chị dâu làm vợ, cũng nhận được tất cả tài sản của anh trai.
Cậu em chồng của Cổn Đại là Nỗ Nhĩ Cáp Xích lúc đó rất có dã tâm, hy vọng có thể thống nhất các bộ lạc. Để đạt được mục đích, Nỗ Nhĩ Cáp Xích quyết định ép uổng, cưới bằng được chị dâu là Cổn Đại làm vợ.
Cổn Đại tuy rằng một đời chồng nhưng tuổi còn trẻ lại rất xinh đẹp, vì vậy sau khi tái giá rất được Nỗ Nhĩ Cáp Xích yêu chiều, cưng nịnh, không lâu sau, Cổn Đại trở thành Đại Phúc tấn.
Đại Phúc tấn Cổn Đại xinh đẹp, giỏi giang, còn hiền thục hiểu chuyện, sinh được cho Nỗ Nhĩ Cáp Xích thêm 2 người con trai, lại giúp chồng xử lý sự vụ lớn nhỏ trong nhà, bởi vậy càng thêm được Nỗ Nhĩ Cáp Xích yêu thích, quý trọng.
Chẳng ngờ, khi một nữ nhân khác xuất hiện, cuộc sống của Đại Phúc tấn Cổn Đại thay đổi, nữ nhân này là Diệp Hách Na Lạp Mạch Cổ Triết Triết. Triết Triết cực kỳ xinh đẹp, trẻ trung, lại có thân phận tôn quý hơn so với Cổn Đại, hơn nữa lúc này gia tộc Cổn Đại đã bị đánh hạ, tại phương diện gia thế, xuất thân Cổn Đại không còn chút ưu thế nào.
Từ khi Triết Triết xuất hiện, cuộc sống của đại phúc tấn Cổn Đại càng ngày càng khó khăn hơn. Nỗ Nhĩ Cáp Xích là một người thực dụng và yêu thích quyền lực, vì vậy rất muốn đưa người có quyền có thế là Triết Triết lên làm Đại phi. Rõ ràng, Cổn Đại đã không có chút tác dụng nào với Nỗ Nhĩ Cáp Xích.
Phong thủy nhà ở giúp bạn làm việc ở nhà hiệu quả hơn
Năm 1620, Cổn Đại bị người vu oan hãm hại. Nỗ Nhĩ Cáp Xích bắt được điểm này, lấy luôn làm cớ để bỏ rơi nàng. Không nghĩ tới, con trai của Cổn Đại là Mãng Cổ Nhĩ Thái muốn mượn cơ hội này lấy lòng cha, thể hiện sự trung thành, rốt cuộc tự tay bức chết mẹ ruột. Cổn Đại chắc chắn không ngờ, cuối cùng nàng lại chết trong tay chính con trai của mình.
Nhìn chung, sau khi người chồng đầu tiên qua đời, cuộc đời của mỹ nhân Cổn Đại đã rơi vào bi kịch không lối thoát. Không chỉ bị ép tái giá với em chồng, Cổn Đại còn bị lợi dụng trắng trợn. Đợi đến khi chồng thứ hai có quyền có thế, trở thành hoàng đế, gia tộc của Cổn Đại lại diệt vong, khiến người chồng thực dụng trở nên lạnh nhạt, ruồng rẫy nàng.
Con trai không đau lòng, xót xa cho mẹ, lại tự nguyện kết thúc tính mạng của nàng, thực sự là đau buồn, đáng thương.

3 loại quả tiến vua luôn “cháy hàng” dịp Tết

(Kiến Thức) - Giá bán lên đến cả triệu đồng, nhưng do số lượng hạn chế, nhiều loại quả tiến vua như bưởi đỏ, cam Xã Đoài, chuối ngự luôn "cháy hàng" dịp Tết. Nét đặc trưng vốn có khiến chúng trở thành sản vật được ưa chuộng. 

Vài năm gần đây, cứ đến dịp Tết Nguyên đán các loại quả tiến vua lại được khách hàng săn lùng. Ảnh: FB Bưởi Tiến Vua.
Vài năm gần đây, cứ đến dịp Tết Nguyên đán các loại quả tiến vua lại được khách hàng săn lùng. Ảnh: FB Bưởi Tiến Vua.  

Ba vị vua từng công khai xuống chiếu nhận lỗi lầm

Vua thừa nhận sai lầm của bản thân, công khai xin lỗi nhân dân và đại thần. Chuyện tưởng như đùa này từng ba lần xảy ra trong sử Việt.

Dưới thời phong kiến, vua là “thiên tử”, đấng tối thượng, có quyền cao hơn hết thảy. Người ta thường nghe chuyện quan lại xin lỗi nhà vua chứ hiếm khi có chuyện vua xin lỗi bề tôi. Thế nhưng, thực tế vẫn có những vị vua sẵn sàng nhìn nhận sai lầm của mình, xin lỗi đại thần, bá tánh.

Đọc nhiều nhất

Tin mới