“Kẻ thù” của sức khỏe trong bữa ăn hàng ngày

Trong mâm cỗ ngày Tết, “kẻ thù” đầu tiên của những bệnh mạn tính không lây là chất béo.

“Kẻ thù” của sức khỏe trong bữa ăn hàng ngày

Chất béo từ thịt cũng như chất béo có trong da các loại gia cầm không chỉ làm tăng cân do cung cấp nhiều năng lượng mà còn là yếu tố gây xơ vữa động mạch dẫn đến tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ.

“Phép cân bằng” cho bữa ăn

Ăn bánh chưng, bánh, mứt ngọt quá nhiều ngày Tết cũng gây tăng cân do khi có nhiều đường năng lượng từ đường làm tích tụ mỡ nhiều hơn bình thường. Hơn nữa, đường qua chuyển hóa trong cơ thể lại là nguồn nguyên liệu để cơ thể sản xuất ra chất béo.

Qua thực nghiệm cho thấy đường cũng làm tăng huyết áp, tăng sản xuất adrenaline, gây co mạch và ứ muối, dẫn đến tăng huyết áp. Như vậy, không chỉ người bị đái tháo đường cần hạn chế, người bị tăng huyết áp, người không muốn tăng cân cũng phải biết từ chối hoặc hạn chế tối thiểu ăn bánh mứt ngọt, bánh chưng.

Các món ăn mặn chứa nhiều muối: hành muối, dưa muối, bắp cải muối, xúc xích,… cũng là vấn đề không chỉ những người mắc bệnh mạn tính, đặc biệt là người tăng huyết áp. Ở những quốc gia với chế độ ăn nhiều muối có tỷ lệ dân số bị tăng huyết áp nhiều hơn ở những quốc gia có chế độ ăn ít muối.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể, giúp kiểm soát huyết áp ở người tăng huyết áp. Mỗi ngày chỉ nên dùng dưới 5 gam muối/người trưởng thành (khoảng một muỗng cà phê muối ăn) sẽ giúp giảm huyết áp 2 - 8 mmHg. Hạn chế muối ăn đặc biệt cần thiết ở người bị tăng huyết áp, bị suy tim hoặc người già. Ăn giảm muối là một điều khó khăn, đặc biệt với chế độ ăn của người Việt Nam vốn có nhiều món kho, món muối.

Để tránh việc sử dụng đồ ăn có nhiều muối, người tăng huyết áp cần chú ý kiểm tra lượng muối ghi trên bao bì thực phẩm đối với thực phẩm mua sẵn. Hạn chế ăn các món có dùng nhiều muối như dưa hành, món kho. Ăn ít muối và chỉ dùng gia vị thay thế muối.

Rau quả là nguồn cung cấp cho cơ thể các vitamin và muối khoáng để phòng chống các bệnh thiếu vi chất. Rau được sử dụng nhiều trong ngày tết gồm: rau thơm (xà nách, húng láng, mùi, kinh giới, hành tươi, ớt, tỏi...) ngoài cung cấp các vitamin, khoáng, chất xơ chúng còn là những vị thuốc kháng sinh thực vật rất tốt. Các loại rau xanh (súp lơ, cần tây, tỏi tây, cà chua) và các loại quả (cam, chanh, quít...) là nguồn cung cấp vitamin C. Vitamin C trong quả không bị mất mát do chế biến. â - caroten có nhiều trong các loại rau quả có màu vàng, màu đỏ da cam hay xanh sẫm như: ớt đỏ, cà rốt, cà chua, xoài, gấc, hồng đỏ, rau muống, hành lá...

Rau quả chứa nhiều chất khoáng có tính kiềm, đặc biệt là kali, can xi, magiê…đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ thể và cần thiết để duy trì cân bằng kiềm toan. Ngoài ra, rau còn cung cấp chất pectin, acid hữu cơ và chất xơ. Chất cenluloza của ngũ cốc và ở dưới dạng liên kết với các chất pectin tạo thành phức hợp pectin-xenluloza có tác dụng điều hòa nhu động ruột, chống táo bón, giúp đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể để phòng chống tăng huyết áp, xơ vữa động mạch.

“Ke thu” cua suc khoe trong bua an hang ngay

Để đảm bảo rau sạch, cần xơ chế sạch, rửa nhiều lần bằng nước sạch.

Sử dụng rau thơm thế nào cho sạch?

Trong bữa ăn ngày Tết, ngoài các thức ăn giàu đạm còn có nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng từ các loại rau sống (rau thơm). Rau gia vị cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng. Các vitamin trong rau sống được bảo toàn nguyên, ít hao hụt so với khi nấu chín. Ngoài ra, rau thơm còn cung cấp một lượng kháng sinh thực vật giúp cơ thể tăng sức đề kháng bệnh tật.

Nhưng nếu rau không đảm bảo an toàn vệ sinh (trong khi canh tác sử dụng phân bón: phân tươi, phân chuồng chưa ủ kỹ, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng qui định,...) thì lại là món ăn mang theo mầm bệnh làm cho người sử dụng. Dễ bị viêm nhiễm đường tiêu hóa, nhiễm độc thuốc trừ sâu cấp tính và mạn tính.

Để đảm bảo rau sạch, cần xơ chế sạch, rửa nhiều lần bằng nước sạch. Tốt nhất là rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu trên lá rau. Ngâm rau sống vào dung dịch thuốc tím loãng (thường là dung dịch thuốc tím 1%) hoặc nước muối loãng đều không đảm bảo vệ sinh. Qua một số thí nghiệm cho thấy trong môi trường thuốc tím, nước muối loãng thì không có tác dụng với trứng giun và một số vi khuẩn gây bệnh. Lượng hóa chất bảo vệ thực vật giảm đi không đáng kể, nếu không rửa lại nhiều lần.

Thực hư bữa ăn trưa 15.000đ cho trẻ tiểu học chỉ có muối vừng và 2 viên chả?

Bữa ăn bán trú của học sinh lớp 2 chỉ có 2 viên chả và một ít muối vừng khiến phụ huynh lo lắng cho sức khỏe của con em.

Thực hư bữa ăn trưa 15.000đ cho trẻ tiểu học chỉ có muối vừng và 2 viên chả?
Tối 20/3, hình ảnh bữa ăn bán trú của học sinh lớp 2 được đăng tải lên trang cá nhân kèm lời than phiền: "Suất cơm trường tiểu học cho các con ăn bán trú đây mọi người. Liệu thế này các con có ăn được không ạ? Cu nhà mình năm nay lên lớp 1 như này chắc cho con đi học chỗ khác mất". Đây là tài khoản của một người dân có con em đang học trường Tiểu học Đại Mạch, huyện Đông Anh (Hà Nội). Phụ huynh này còn kêu gọi cộng đồng chia sẻ để nhiều người biết.

Kinh ngạc bữa ăn cuối cùng đặc biệt nhất của tử tù

(Kiến Thức) - Trước khi thi hành án tử hình, tử tù được lựa chọn bữa ăn cuối cùng theo sở thích. Nhà tù sẽ cố gắng đáp ứng nguyện vọng của tù nhân trong phạm vi cho phép. Theo đó, nhiều tử tù lựa chọn bữa ăn cuối khá kỳ lạ và độc đáo.

Kinh ngạc bữa ăn cuối cùng đặc biệt nhất của tử tù
Nhiều người tò mò không biết tử tù có bữa ăn cuối cùng như thế nào. Một trong những bữa ăn cuối cùng của tử tù khiến dư luận chú ý là của Victor Feguer.
 Nhiều người tò mò không biết tử tù có bữa ăn cuối cùng như thế nào. Một trong những bữa ăn cuối cùng của tử tù khiến dư luận chú ý là của Victor Feguer.

Vì sao không được để hành tây trong tủ lạnh?

Nhiều người có thói quen bảo quản hành tây trong tủ lạnh. Tuy nhiên, đây là cách thức hoàn toàn sai lầm mà bạn nên từ bỏ ngay để đảm bảo sức khoẻ.

Vì sao không được để hành tây trong tủ lạnh?

Hành tây là một trong những loại rau củ quen thuộc trong các căn bếp gia đình, được coi như một loại rau gia vị tuyệt hảo có thể chế biến nhiều loại đồ ăn khác nhau, nhất là những món xào.

Hành tây còn có tác dụng tốt cho sức khoẻ. Loại củ này có tác dụng trị bệnh cực tốt trên nhóm bệnh do lạnh, sổ mũi, nghẹt mũi hay các chứng sốt siêu vi. Khi đã mắc các chứng cảm, nhất là cảm gió, cảm sốt có kèm hắt hơi, sổ mũi thì hành tây chính là phương thuốc hiệu quả nhất. Uống canh hành tây nóng giúp làm ra mồ hôi và giảm sốt. Nếu bị tắc mũi chỉ cần lấy vài giọt ép hành tây nhỏ vào sẽ mau chóng thông thoáng.

Vi sao khong duoc de hanh tay trong tu lanh?

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bảo quản hành tây đúng cách.Trước hết, tuyệt đối không được bảo quản hành tây trong tủ lạnh. Bỏ vào tủ lạnh, hành tây sẽ bị mềm, sũng nước và hỏng đi rất nhanh. Hơn nữa, hành cũng tỏa ra mùi thối ám vào các đồ khác để trong tủ lạnh.

Tiếp theo, bạn không nên bảo quản hành tây trong các túi giấy tối màu vì chung sẽ nhanh mọc mầm, không sử dụng được nữa.Một nguyên tắc khác bạn cần nhớ là đừng để hành tây chung với khoai tây, vì điều đó khiến khoai tây thối nhanh hơn.

Vi sao khong duoc de hanh tay trong tu lanh?-Hinh-2
Bảo quản hành tây ở tủ bếp tối, thông thoáng là cách tốt nhất để giữ chúng tươi ngon.

Hành tây cần có không gian để thở. Vì thế, hãy xếp chúng giãn cách ở các tủ bếp tối và mát. Theo cách này, hành có thể tươi đến 30 ngày.Nhiệt độ tối ưu lưu trữ hành tây là 7 độ C nên điều kiện tốt nhất để bảo quản loại rau củ này bạn hãy bỏ chúng trong các thùng đặt dưới đất.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.