Kẻ duy nhất dám khuyên Võ Tắc Thiên cai chuyện phòng the là ai?

Võ Tắc Thiên nổi tiếng là người hà khắc chuyên quyền. Vậy ai trong triều đại nhà Võ Chu dám lên tiếng khuyên can bà chuyện phòng the đầy tế nhị này mà không sợ bị trách phạt?

Địch Nhân Kiệt (630-15/8/700), tự Hoài Anh, còn gọi là Lương Văn Huệ công, là trọng thần vào thời Đường Cao Tông Lí Trị và Thiên Hậu Võ Tắc Thiên. Ông chính là người duy nhất trong triều dám khuyên can nữ hoàng đế từ bỏ nam sắc.

Vào thời Võ Tắc Thiên tại vị, Địch Nhân Kiệt từng nhậm chức Tể Tướng, rất được nữ hoàng đế coi trọng.

Thú vui của nữ hoàng Võ Tắc Thiên

Năm Thánh Lịch nguyên niên (tức năm 698 sau Công nguyên), Võ Tắc Thiên cho xây dựng Khống Hạc Giám, trên danh nghĩa, đây là nơi chiêu mộ văn nhân thi sĩ, để giúp vua nghiên cứu đàm luận thi từ ca phú, nhưng trên thực tế đây lại là "hậu cung" dành cho Trương Dịch Chi, Trương Xương Tông cùng các nam sủng khác của bà.

Năm Thánh Lịch thứ hai, Võ Tắc Thiên sắc phong Trương Dịch Chi làm Giám quan Khống Hạc Giám, bên dưới có Thừa Bộ, Chủ Bộ cùng các chức quan khác.

Bên trong Khống Hạc Giám, nếu không phải cảnh ăn chơi trác táng thì cũng là cảnh nhạo báng quan lại, nói lời thô tục, cờ bạc, rượu chè sa đọa.

Năm Cửu Thị nguyên niên (tức năm 700), Khống Hạc Giám đổi tên thành Phong Thần Phủ, Trương Dịch Chi trở thành Phong Thần lệnh, bởi vì dâm loạn trong

Ke duy nhat dam khuyen Vo Tac Thien cai chuyen phong the la ai?

Người duy nhất đứng lên can gián nữ hoàng

Trước tình hình đó, Địch Nhân Kiệt đã dâng tấu khuyên can Võ Tắc Thiên: "Huynh đệ Trương Thị cậy được hầu hạ Bệ hạ, làm loạn triều cương, làm ô nhục thanh danh của Bệ hạ, Bệ hạ tâm tại bốn phương, chí tại thiên thu, nhưng vì sủng hạnh nhầm hạng tiểu nhân nịnh thần mà bị bêu danh, thật sự đáng tiếc!"

Sau khi đọc tấu chương của Địch Nhân Kiệt, Võ Tắc Thiên cuối cùng cũng bãi bỏ Phong Thần Phủ. Tuy nhiên, anh em họ Trương vẫn được giữ lại hầu hạ bên cạnh bà.

Địch Nhân Kiệt sau khi biết được, thẳng thắn can gián: "Thần thỉnh cầu Bệ hạ bãi bỏ Khống Hạc Giám không phải là muốn cầu hư danh, mà là muốn thấy kết quả thực sự. Bệ hạ tuy rằng đã dỡ bỏ Khống Hạc Giám nhưng lại vẫn giữ lại anh em họ Trương chẳng khác gì trước đây."

Địch Nhân Kiệt nhiều lần dùng lời nói hành động bày tỏ thái độ khinh thường, miệt thị nam sủng của nữ hoàng.

Trong "Tập Dị ký" có ghi chép lại rằng: "Tắc Thiên thời, Nam Hải quận hiến tập thúy cầu. Mỹ lệ dị thường..." (Dịch nghĩa: "Thời Võ Tắc Thiên, quận Nam Hải dâng lên bộ áo lông xanh. Đẹp đẽ vô cùng....")

Thời gian Võ Tắc Thiên tại vị, quận Nam Hải tiến cống một bộ áo choàng lông xanh gọi là "Thúy Cầu", bên trên trang trí nhiều lông thú cùng lông vũ quý hiếm, vô cùng xa hoa, tinh xảo.

Võ Tắc Thiên liền đem áo lông ban thưởng cho Trương Xương Tông, lệnh cho hắn khoác lên cho vua xem, cùng vua chơi trò "song kích"- một loại trò chơi cá cược ngày xưa.

Ke duy nhat dam khuyen Vo Tac Thien cai chuyen phong the la ai?-Hinh-2

Lúc đúng lúc ấy Địch Nhân Kiệt có việc cần tấu, Võ Tắc Thiên liền lệnh cho Địch Nhân Kiệt chơi cùng Trương Xương Tông, Địch Nhân Kiệt khấu bái vua xong thì ngồi xuống.

Nữ hoàng đế hứng thú hỏi: "Khanh gia cược gì thế?"

Địch Nhân Kiệt đáp: "Chúng thần cược ba ván thắng hai, lấy áo choàng lông trên người Trương Xương Tông để cược."

Võ Tắc Thiên nói: "Thế khanh lấy vật gì đổi?"

Địch Nhân Kiệt chỉ vào quan phục màu tím của mình đáp: "Thần cược vật này."

Võ Tắc Thiên cười to nói: "Ái khanh chắc là không biết. Áo choàng lông này đáng giá nghìn lượng hoàng kim, quan phục của khanh gia nào có thể sánh với nó!"

Địch Nhân Kiệt bèn đứng dậy tâu: "Quan phục của thần là đồ để gặp Thiên tử, mà áo lông của Trương Xương Tông là đồ có được nhờ sự sủng ái, đem so sánh với quan phục của thần, thần thấy không phục!"

Võ Tắc Thiên đã đem áo tặng đi, nên không còn cách nào khác, đành để hai người bắt đầu đánh cược.

Trương Xương Tông nghe những lời Địch Nhân Kiệt nói thì xấu hổ không thôi, tâm trạng trở nên cực kỳ chán nản, ủ rũ, cược liền mấy ván đều thua.

Địch Nhân Kiệt không hề khách khí, ngay trước mắt vua thúc giục Trương Xương Tông cởi áo xuống rồi khấu: "Thần xin cáo lui".

Bước ra khỏi Quang Phạm môn, bèn tiện tay đem áo lông đưa cho gia nô, lệnh hắn mặc lên, sau đó giục ngựa ra khỏi Hoàng cung.

Tuy rằng Địch Nhân Kiệt nhiều lần khuyên nữ hoàng từ bỏ sắc dục, nhưng phải đến khi Võ Hậu băng hà, Đường Trung Tông lên ngôi, anh em Trương Thị cùng các nam sủng khác mới hoàn toàn bị xóa bỏ.

Vì đâu Võ Tắc Thiên tru di cả họ vị trung thần một lòng phò tá bà?

Cách đây 1300 năm trước, Diêm Thức Vi, một đại trung thần có công phò tá Võ Tắc Thiên lên ngôi hoàng hậu và trở thành nữ hoàng đế đầu tiên của triều đại phong kiến Trung Hoa, đã chịu cảnh tru di cả dòng họ một cách thảm khốc.

Bí mật động trời này mới được phát hiện sau khi người ta khai quật được mộ của gia đình ông ở thành phố Tây An, Trung Quốc.

Bật mí điều kiện để làm tình nhân của nữ hoàng Võ Tắc Thiên

Giống như tất cả những hoàng đế khác, có tam cung lục viện và dàn hậu cung toàn mỹ nữ, Võ Tắc Thiên cũng muốn có dàn nam sủng riêng của mình.

Trung Quốc từ thời Tần Thủy Hoàng xưng đế đến khi vua Phổ Nghi thoái vị tộng cộng có tới 422 vị hoàng đế, trong số này chỉ có duy nhất một người là nữ hoàng đế, đó chính là nữ hoàng Võ Tắc Thiên. Võ Tắc Thiên không chỉ có tài năng chính trị xuất sắc, còn rất liêm chính, yêu dân. Trong khoảng 15 năm trị vì, quốc gia phát triển, dân chúng sung túc, thái bình thịnh trị. Tuy nhiên, chuyện đời tư của vị nữ hoàng Trung Quốc này, đến tận ngày nay vẫn còn nhiều lời bàn ra tán vào.

Đọc nhiều nhất

Tin mới