Kẻ chán việc, lê la tối ngày tiền đô vẫn chảy đều vào túi

Có một công việc tốt, ổn định là ước mơ của nhiều người. Nhưng, một thế hệ trẻ ngày nay lựa chọn tự do và làm việc bất cứ nơi đâu có wifi, đi đến một đất nước khác, sống một cuộc sống hoàn toàn cơ động.

Kẻ chán việc, lê la tối ngày tiền đô vẫn chảy đều vào túi
Lê la cà phê tối ngày
Khi mà công nghệ tiếp tục phát triển, sẽ còn có nhiều người từ bỏ chiếc ghế làm việc của họ để đến bất cứ nơi đâu mà họ muốn và tạo nên một lực lượng lao động làm việc từ những quán cà phê hay các bãi biển trên khắp thế giới.
Đang làm ở một ngân hàng nước ngoài với mức thu nhập hàng nghìn đô, nhưng Bùi Anh Tuấn, một sinh viên tốt nghiệp ở Mỹ về, lại đột ngột nghỉ việc. Sau đó, những người thân trong gia đình chỉ thấy Tuấn ngày ngủ, tối ôm máy tính. Tuấn còn la cà nhiều ở quán cà phê hơn, thậm chí quên cả ăn. Mấy người già trong gia đình luôn đặt câu hỏi: “Nó đang làm cái gì vậy?”.
Thực ra, Tuấn đang làm freelancer cho một công ty tài chính ở bên Singapore. Không văn phòng, không đồng nghiệp, không teambuiding nhưng Tuấn lại khá thích thú với cái nghề mới mẻ này dù nhiều người vẫn tò mò hoặc tỏ ra tiếc nuối với cái bằng đại học nước ngoài về mà làm chẳng giống ai.
Ke chan viec, le la toi ngay tien do van chay deu vao tui
 Thế hệ tự do không ràng buộc.
Làm freelancer không còn lạ lẫm ở Việt Nam, nhất là với giới trẻ. Đây được hiểu là một người làm việc tự do, thời vụ, không cộng tác dài hạn hay trở thành nhân viên chính thức của bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào.
Ưu điểm đầu tiên ai cũng nhìn thấy khi nhắc đến freelancer là tự do. “Nếu là freelancer, bạn sẽ luôn làm chủ quỹ thời gian của mình. Bạn tự quyết định giờ nào làm việc nào cho phù hợp với cá tính. Thậm chí, công việc làm đêm là điều bình thường. Trong khi đó, người làm công ăn lương ở cơ quan đòi hỏi bạn sẽ phải đi làm đúng và đủ giờ”, Tuấn chia sẻ.
Hạnh Trang, một thạc sĩ tâm lý cũng đã khiến cả nhà sốc khi nghỉ làm tại một trường đại học ở Hà Nội để làm việc tự do vì chán với cảnh môi trường nhà nước trên đe dưới búa. Ở cái tuổi 32, bố mẹ nào cũng muốn con gái ổn định công việc và có gia đình thì Trang đã không làm hài lòng các cụ.
Trang tham gia vào dự án quốc tế, đồng nghĩa với việc Trang luôn phải đi thường xuyên hơn. Suốt ngày, người ta thấy Trang đăng ảnh trên facebook nay ở Hà Nội mai đã Sapa, ngày kia Phú Quốc,... Ấy vậy mà họ không biết rằng, freelancer thực ra cực lắm, phong cách làm việc liên tục thay đổi bởi phải tiếp xúc với các công ty, dự án và đối tác khác nhau như lời Trang chia sẻ.
Thực tế, freelance đồng nghĩa với vốn sống, bề dày kinh nghiệm và chuyên môn sâu trong công việc. Hiếm ai vừa tốt nghiệp đã trở thành một freelancer giỏi. Ít nhất, họ phải trải qua vài năm trong một vài công ty lớn nhỏ, có những sản phẩm chất lượng tốt, đạt đến độ chín nhất định về nghề nghiệp, tạo được biên độ quan hệ rộng.
Ngoài ra, để thực sự thành công, một freelancer bao giờ cũng phải có chiến lược marketing bản thân hiệu quả, biết tạo dấu ấn riêng, tiếp thị thương hiệu của chính mình. Đó là chưa kể một loạt kỹ năng thuyết trình, đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm với các freelancer khác trong cùng dự án.
Đi lang thang một mình
Nếu một ngày bạn thấy công việc mình đang làm thật nhàm chán, thành phố này quá bụi bặm, ngột ngạt thì bạn sẽ làm gì? Có người chọn về quê nuôi cá và trồng thêm rau, cũng có những người chọn con đường thỏa mãn đam mê của mình. Bỏ việc, xách ba lô và lên đường cùng với chiếc máy quay, nhiều người trẻ đang thực hiện. Việc làm video trở thành một nghề tiềm năng, thu nhập lớn.
Nhị Đặng, một travel blogger không còn xa lạ với cộng đồng mạng. Cách đây 6 năm, Nhị Đặng nghỉ việc để có thể toàn tâm thực hiện đam mê. Nhị Đặng đã từng trải qua cảm xúc lo lắng như bao người trẻ khác, không biết thu nhập của mình có thể ổn định như trước không. 
Chưa kể, vì có sở thích khá tốn kém là đi du lịch và quay phim nên cần rất nhiều máy móc, thiết bị hỗ trợ nên mối bận tâm ấy cũng khiến cô "đau đầu" một thời gian. Tuy nhiên, sau nhiều chuyến đi, Nhị cũng tự tạo cho mình nhiều hơn những cơ hội công việc qua những video đầy cảm hứng được chia sẻ trên mạng xã hội.
Tương tự, Phạm Hoàng Khải (Fahoka) cũng rời văn phòng bắt đầu với những chuyến đi nhiều nước châu Á để tìm hiểu về văn hóa, tín ngưỡng, lịch sử, thiên nhiên. "Tôi quyết định nghỉ ở công ty khi đã làm việc được hơn 4 năm, vì tôi thấy mình như đang đi vào khuôn khổ và lề lối hàng ngày. Áp lực công việc cao khiến mình chẳng ngó ngàng đến bản thân hay cho những đam mê như chơi thể thao, chơi nhạc cụ, học thêm kiến thức”, Khải chia sẻ
Từ việc hàng tháng thu về mức lương ổn định, giờ đây Khải phải tự tiết kiệm, tự tìm ra kinh phí để làm sao có thể vừa thực hiện hành trình mà cũng ngân sách riêng. Để tiết tục hành trình xuyên châu Á, Hoàn Khải kiếm thêm thu nhập từ việc viết blog, cộng tác với báo, tạp chí và kinh doanh các sản phẩm liên quan đến du lịch.
Đinh Hằng không còn xa lạ với dân du lịch. Sau khi tốt nghiệp khoa Báo chí - Truyền thông tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, Đinh Hằng đã làm rất nhiều nghề từ cộng tác viên viết báo, phóng viên.
Sau tất cả những chuyện làm chị mệt mỏi, chị lên đường và đi du lịch, đó cũng là cơ duyên đưa chị đến với nghề travel blogger. Vào năm 2015, chị đã có những cộc mốc quan trọng trong sự nghiệp đó là ra mắt cuốn đầu tiên của chị "Quá trẻ để chết: Hành trình nước Mỹ".
Đằng sau những chuyến đi là cả những khó khăn mà ít ai biết được. Cái khó khăn nhất là giữ bản thân không bị ám ảnh về lượt xem, lượt thích, để rồi tạo ra những nội dung câu khách, bất chấp lương tâm. Năm 2019, có đến hàng chục nhân vật nổi lên nhanh chóng chỉ sau vài tháng nhờ video gây sốc, nhưng cũng lụi tàn chỉ sau một vài ngày.
Bao giờ tìm được bến đậu?
Xê dịch, không cần việc làm ổn định ngày 8 tiếng, được sống, đi và thở một cách trọn vẹn với mơ ước, sẵn sàng học hỏi và đối mặt với cuộc sống bên ngoài bức tường an phận. Dẫu vậy, con chim bay mãi cũng có ngày mỏi cánh, cần tìm một chỗ đậu. Chúng ta không thể cứ lang thang mãi.
Nếu lối sống và thái độ với cuộc sống của chính bạn khiến bạn luôn chán chường, thì cho dù có làm tự do hay đi du lịch, cũng sẽ chẳng có gì thay đổi cả. Một "sự dịch chuyển" đơn thuần chưa chắc đã giúp bạn thay đổi được gì.

Nghề nào có mức lương cao nhất tại Mỹ

Khảo sát của Văn phòng Thống kê Lao động Mỹ (BLS) cho thấy tại quốc gia này, nếu chỉ tính riêng tiền lương, tổng giám đốc các tập đoàn lớn không kiếm được nhiều tiền bằng bác sĩ.

Nghề nào có mức lương cao nhất tại Mỹ
Nghe nao co muc luong cao nhat tai My
Business Insider phân tích số liệu thống kê của BLS và xác định nghề nghiệp có mức lương cao nhất tại 42 bang tại Mỹ. Nghiên cứu này cho thấy bác sĩ thuộc nhiều chuyên môn khác nhau là nghề có mức thu nhập thuộc vào loại hàng đầu ở Mỹ.  Business Insider thống kê 10 nghề có mức lương tính theo năm cao nhất ở bang có mức chi trả trung bình tốt nhất. Ảnh: Venture Beat. 

'Việc nhàn - lương cao': Thay 1 bóng đèn đút túi nửa tỷ

Chỉ cần thay một chiếc bóng đèn trên đỉnh tháp truyền hình, chàng trai trẻ đút túi ngay nửa tỷ đồng, định kì 6 tháng một lần.

'Việc nhàn - lương cao': Thay 1 bóng đèn đút túi nửa tỷ
Kevin Schmidt là một thợ leo tháp ăng ten chuyên nghiệp, anh đang là nhân viên của Sioux Falls Tower & Communications (Mỹ). Chàng trai này đảm nhận công việc dựng và hạ tháp ăng ten, đồng thời leo lên tháp để bảo trì.

5 nghề siêu thú vị dành cho bạn khi đã chán chốn văn phòng tẻ nhạt

Chắc chắn những công việc này sẽ đem lại trải nghiệm cực thú vị cho người dám làm.

5 nghề siêu thú vị dành cho bạn khi đã chán chốn văn phòng tẻ nhạt
Chuyên gia ngửi nách

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.