Kẻ ăn không hết, người lần không ra: Dàn Il-76 bỏ xó

Kẻ ăn không hết, người lần không ra: Dàn Il-76 bỏ xó

(Kiến Thức) - Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới không có nổi một chiếc máy bay vận tải hạng nặng thì Uzbekistan lại có cả đống Il-76 xếp kho, hứng bụi.

Những bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội gần đây đã ghi lại những hình ảnh bên trong kho chứa máy bay gần như bị bỏ hoang của Uzbekistan. Nguồn ảnh: Sina.
Những bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội gần đây đã ghi lại những hình ảnh bên trong kho chứa máy bay gần như bị bỏ hoang của Uzbekistan. Nguồn ảnh: Sina.
Bên trong kho chứa này là các loại máy bay vận tải hiện đang ở trong nhiều hiện trạng khác nhau. Phổ biến nhất là những chiếc  vận tải cơ Il-76 có tuổi đời hàng chục năm nhưng chưa từng được bước chân ra khỏi nhà máy này. Nguồn ảnh: Sina.
Bên trong kho chứa này là các loại máy bay vận tải hiện đang ở trong nhiều hiện trạng khác nhau. Phổ biến nhất là những chiếc vận tải cơ Il-76 có tuổi đời hàng chục năm nhưng chưa từng được bước chân ra khỏi nhà máy này. Nguồn ảnh: Sina.
Nhà máy lắp ráp máy bay của Uzbekistan này có tên Chkalov, được Liên Xô thiết kế và xây dựng để tối ưu hóa cho việc lắp ráp các loại máy bay Ilyushin nổi tiếng trong thời Liên Xô cũ trước đây. Dây chuyền này được khởi động vào năm 1973 và chiếc phi cơ Il-76 đầu tiên đã được xuất xưởng từ năm 1978. Nguồn ảnh: Sina.
Nhà máy lắp ráp máy bay của Uzbekistan này có tên Chkalov, được Liên Xô thiết kế và xây dựng để tối ưu hóa cho việc lắp ráp các loại máy bay Ilyushin nổi tiếng trong thời Liên Xô cũ trước đây. Dây chuyền này được khởi động vào năm 1973 và chiếc phi cơ Il-76 đầu tiên đã được xuất xưởng từ năm 1978. Nguồn ảnh: Sina.
Vào thời kỳ hoàng kim, mỗi năm đã có tới 70 máy bay vận tải các loại được xuất xưởng tại đây. Sản lượng trung bình tổng cộng lên tới 50 máy bay mỗi năm. Nguồn ảnh: Sina.
Vào thời kỳ hoàng kim, mỗi năm đã có tới 70 máy bay vận tải các loại được xuất xưởng tại đây. Sản lượng trung bình tổng cộng lên tới 50 máy bay mỗi năm. Nguồn ảnh: Sina.
Tới năm 1995, do nguồn cung cấp thiết bị, vật liệu khó khăn cũng như việc dòng máy bay Il-76 không còn được ưa chuộng như thời Xã hội Chủ nghĩa nữa, khiến cho nhà máy Chkalov bị "ế" hàng và cũng không thể hoạt động cầm chừng được do không còn nguồn thu để trả lương công nhân. Nguồn ảnh: Sina.
Tới năm 1995, do nguồn cung cấp thiết bị, vật liệu khó khăn cũng như việc dòng máy bay Il-76 không còn được ưa chuộng như thời Xã hội Chủ nghĩa nữa, khiến cho nhà máy Chkalov bị "ế" hàng và cũng không thể hoạt động cầm chừng được do không còn nguồn thu để trả lương công nhân. Nguồn ảnh: Sina.
Sau đó, nhà máy chính thức ngừng hoạt động. Điều này đồng nghĩa với việc, một loạt các máy bay đang lắp ráp dở đã bị bỏ lại bên trong khu nhà xưởng. Phần lớn các máy bay này đều thiếu bộ phận quan trọng nhất là khối động cơ, vậy nên khó có thể thanh lý được cho bất cứ quốc gia nào trừ khi bán theo giá sắt vụn. Nguồn ảnh: Sina.
Sau đó, nhà máy chính thức ngừng hoạt động. Điều này đồng nghĩa với việc, một loạt các máy bay đang lắp ráp dở đã bị bỏ lại bên trong khu nhà xưởng. Phần lớn các máy bay này đều thiếu bộ phận quan trọng nhất là khối động cơ, vậy nên khó có thể thanh lý được cho bất cứ quốc gia nào trừ khi bán theo giá sắt vụn. Nguồn ảnh: Sina.
Những linh kiện thay thế bị hoen gỉ bên trong nhà máy. Mặc dù bị đóng cửa, nhà máy vẫn được canh gác cẩn mật và giữ nguyên hiện trạng suốt từ năm 1995 tới nay. Nguồn ảnh: Sina.
Những linh kiện thay thế bị hoen gỉ bên trong nhà máy. Mặc dù bị đóng cửa, nhà máy vẫn được canh gác cẩn mật và giữ nguyên hiện trạng suốt từ năm 1995 tới nay. Nguồn ảnh: Sina.
Il-76 là một trong những máy bay vận tải quân sự thành công nhất trong lịch sử hàng không thế giới. Ra đời từ năm 1974, Il-76 hiện đang phục vụ 38 quốc gia trên thế giới. Thậm chí cả Mỹ cũng sử dụng loại máy bay Liên Xô này. Nguồn ảnh: Avio.
Il-76 là một trong những máy bay vận tải quân sự thành công nhất trong lịch sử hàng không thế giới. Ra đời từ năm 1974, Il-76 hiện đang phục vụ 38 quốc gia trên thế giới. Thậm chí cả Mỹ cũng sử dụng loại máy bay Liên Xô này. Nguồn ảnh: Avio.
Tổng cộng đã có 960 chiếc Il-76 từng được sản xuất, phiên bản Il-78 được phát triển sau này cũng không có được sự thành công và được ưa chuộng bằng những phiên bản Il-76 cải tiến. Nguồn ảnh: Youtube.
Tổng cộng đã có 960 chiếc Il-76 từng được sản xuất, phiên bản Il-78 được phát triển sau này cũng không có được sự thành công và được ưa chuộng bằng những phiên bản Il-76 cải tiến. Nguồn ảnh: Youtube.
Mời độc giả xem video "Máy bay vận tải Il-76 của Nga". (Nguồn: Youtube).

GALLERY MỚI NHẤT