Jack Ma vào Việt Nam, bà tạp hóa đầu ngõ phản ứng bất ngờ

Đế chế bán lẻ của Jack Ma vào Việt Nam thông qua đầu tư mạnh cho Ladaza và sắp tới có thể Amazon cũng sẽ chính thức có mặt khiến cho không ít bà tạp hoá phải xoay chuyển.

Chi tiền đầu tư công nghệ
Cuối tháng trước, bà Nguyễn Thị Cúc, chủ cửa hàng tạp hoá ở quận Hoàng Mai (Hà Nội), đã đầu tư hơn 5 triệu đồng để sắm máy tính, đầu đọc mã vạch. Không dừng lại ở đó, bà còn bỏ ra hơn 100 nghìn đồng mỗi tháng để mua thêm phần mềm quản lý bán hàng. Chỉ cần quẹt mã vạch, bà Cúc đã thanh toán một cách nhanh chóng, không còn phải nhẩm tính và ghi sổ như trước đây.
Nói về sự tiện lợi, bà Cúc chia sẻ: “Người ta đua nhau đi siêu thị, cửa hàng tiện lợi thì mình cũng phải lên đời chứ”. Thực tế, cửa hàng tạp hoá của bà Cúc vẫn không có gì thay đổi như trước đây, chỉ khác thêm một bộ máy vi tính nằm ngay cạnh lối ra vào.
Mất một số tiền nhỏ nhưng việc buôn bán tại cửa hàng tạp hóa trở nên thuận tiện, khoa học.
Mất một số tiền nhỏ nhưng việc buôn bán tại cửa hàng tạp hóa trở nên thuận tiện, khoa học. 
Theo bà Cúc, cái tiện nhất là bà không còn phải tính toán đau đầu. Tối về bà biết được mình có bao nhiêu tiền trong hòm và số lượng hàng tồn kho là bao nhiêu để cân đối gọi mang tới. Tuy nhiên, để quen với công nghệ, bà Cúc cũng phải dành thời gian để cập nhật giá. Hễ có gì gì thắc mắc bà phải gọi ngay con cháu hoặc nhân viên hỗ trợ.
“Lúc đầu cũng không quen, tôi thấy phức tạp. Nhưng khi thành thạo lại thấy rất tiện lợi. Đáng đồng tiền bát gạo”, bà Cúc nói thêm. Chỉ với một chiếc điện thoại, chủ shop quản lý mọi hoạt động của cửa hàng một cách nhanh chóng, tiện lợi ở bất kỳ đâu, không nhất thiết phải có mặt tại cửa hàng.
Lý do “gần nhà hoặc trên đường về” và “sự ân cần của nhân viên/chủ cửa hiệu”, khỏi phải nói cũng biết là lợi thế truyền thống của cửa hàng tạp hoá. Bên cạnh nâng đời quản lý, nhiều cửa hàng tạp hoá như bà Cúc cũng mở thêm kênh bán hàng như trên nhóm facebook cư dân, zalo hay bán hàng qua điện thoại. Đây là xu hướng tất yếu, nếu doanh nghiệp không dịch chuyển kịp thời sẽ mất cơ hội trong thị trường rộng lớn và không biên giới này.
Ngành bán lẻ đang thay đổi trên toàn cầu và ngay tại Việt Nam tốc độ thay đổi cũng rất nhanh. Người mua hàng sử dụng nhiều thiết bị kết nối Internet khác nhau như điện thoại, máy tính, thậm chỉ cả máy chơi game để mua hàng. Họ cũng có thể mua hàng ở bất cứ đâu, trên website, Facebook, Zalo, sàn TMĐT hay đến tận cửa hàng. Đặc biệt,
Vì thế, người bán hàng cần hiện diện trên nhiều kênh để tiếp cận với khách hàng nhiều hơn. Bán hàng đa kênh đang là cơ hội của các shop nhưng cũng tạo ra vô vàn thách thức, đòi hỏi phải đầu tư nhiều nguồn lực, thời gian hơn để quản lý, vận hành.
Việc kết hợp trực tuyến và cửa hàng hiện đang là lựa chọn của nhiều người kinh doanh hiện nay tuy nhiên điều này lại dẫn đến bài toán khó làm sao để quản lý hiệu quả, tối ưu tất cả các kênh bán hàng.
Bài toán bán lẻ tạp hoá
Trái ngược với nhận định của nhiều năm trước, kênh truyền thống vẫn đang sống ổn, nếu tính trên doanh thu toàn ngành thì vẫn tăng, cho dù thị phần có giảm vài phần trăm. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2016, doanh số bán lẻ tăng 10,2%, nhanh hơn mức tăng 9,8% vào năm 2015, ước đạt 2.670.500 tỷ đồng (tương đương khoảng 118 tỷ USD).
Một dự báo khác của Viện Nghiên cứu Thương mại (thuộc Bộ Công Thương) cho biết, giai đoạn năm 2016-2020, tốc độ tăng trưởng thương mại bán lẻ của Việt Nam sẽ đạt 11,9%/năm, quy mô thị trường khoảng 179 tỷ USD vào năm 2020.
Theo số liệu của Nielsen, Việt Nam có khoảng 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa và 9.000 chợ truyền thống, chiếm thị phần 75%, doanh thu trên dưới 10 tỷ USD mỗi năm. Thế nhưng, lâu nay, các cửa hàng tạp hóa không được đầu tư, nâng cấp, hầu như không có chính sách hỗ trợ nào...
Ông Trần Trọng Tuyến, CEO Công ty CP DKT, cho rằng, bài toán khó với những người kinh doanh hiện nay gồm: Hỗ trợ quản lý bán hàng đồng thời offline và online, xử lý quản lý tồn kho đa kênh, hoàn tất đơn hàng nhanh chóng và dễ dàng quản lý trên nền tảng di động.
Không quản lý tốt trong quản lý giữa các kênh bán hàng có thể dẫn tới trải nghiệm không hài lòng với khách hàng, từ đó ảnh hưởng tới thương hiệu của doanh nghiệp, người kinh doanh.
Trên thực tế, các shop có thể bán trên nhiều kênh bán cùng một lúc, mỗi kênh bán đều có những giai đoạn thăng trầm, bùng nổ, suy thoái khác nhau, nhưng dù xu hướng bán hàng có dịch chuyển trên bất kỳ kênh nào, có một thứ không bao giờ thay đổi, đó chính là nhu cầu quản lý hàng tồn kho, quản lý khách hàng và xử lý đơn hàng tập trung của các chủ shop.
Đại diện của Sapo X nhận định, khi công việc kinh doanh được đồng bộ sẽ giúp những người kinh doanh giảm được 30% chi phí quản lý và tới 70% chi phí xây dựng hệ thống.
Ông Nguyễn Đức Tài, Tổng giám đốc Công ty Thế giới di động, rất kỳ vọng vào mảng bán hàng online và sẽ tiếp tục đầu tư cho những bước tiếp theo. “Bán hàng online chính là xu hướng, dù có đóng cửa 50% siêu thị, chúng tôi cũng phải làm cho được hệ thống bán hàng online này”, ông Tài nói.

Những đại gia bán lẻ ngoại tấn công thị trường Việt

(Kiến Thức) - Thời gian gần đây thị trường bán lẻ Việt Nam chứng kiến làn sóng đổ bộ mạnh mẽ của đại gia bán lẻ nước ngoài như Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Thời gian gần đây, hàng loạt đại gia bán lẻ Thái Lan đã ồ ạt tấn công thị trường Việt. Cụ thể, tập đoàn Berli Jucker Plc (BJC) của Thái Lan đã mua hệ thống 42 cửa hàng FamilyMart (Nhật Bản) tại Việt Nam và đổi tên thành B’mart.

Thời gian gần đây, hàng loạt đại gia bán lẻ Thái Lan đã ồ ạt tấn công thị trường Việt. Cụ thể, tập đoàn Berli Jucker Plc (BJC) của Thái Lan đã mua hệ thống 42 cửa hàng FamilyMart (Nhật Bản) tại Việt Nam và đổi tên thành B’mart.

So sánh mô hình kinh doanh của H&M, Zara và Uniqlo

H&M, Zara và Uniqlo là 3 hãng bán lẻ thời trang sở hữu trên 1.000 cửa hiệu mỗi hãng. Cùng nhắm vào một thị trường, nhưng mô hình kinh doanh của 3 công ty có nhiều khác biệt.

Zara là công ty trẻ nhất trong số 3 hãng bán lẻ thời trang trên, ra đời ở Tây Ban Nha vào năm 1975. Thương hiệu này thuộc sở hữu của hãng dệt may khổng lồ Inditex. Việc sở hữu các khâu trong chuỗi cung cấp cho phép Zara quay vòng sản phẩm nhanh hơn. Hãng có thể thiết kế một sản phẩm và ra hàng bán tại các cửa hiệu chỉ trong vòng 1 tháng.

Ngày tàn của các cửa hàng bán lẻ tại Mỹ?

Business Insider giới thiệu hình ảnh các siêu thị đổ nát, hoặc trống vắng, như minh chứng cho ngày tàn của các cửa hàng bán lẻ trên khắp nước Mỹ.

Ngay tan cua cac cua hang ban le tai My?
 Chỉ riêng năm 2017, hơn 6.400 cửa hàng bán lẻ dự kiến đóng cửa trên toàn nước Mỹ. Hệ thống cửa hàng lớn như Macy's, Sears, JCPenney, cũng như các nhà bán lẻ như BCBG, Abercrombie & Fitch, và Bebe đều quyết định đóng cửa hàng chục cửa hàng của mình.
Ngay tan cua cac cua hang ban le tai My?-Hinh-2
 Minh chứng rõ nhất cho ngày tàn của bán lẻ chính là các siêu thị đã chết như thế này.
Ngay tan cua cac cua hang ban le tai My?-Hinh-3
 Khi khách hàng ngày càng chuộng mua sắm trực tuyến, số phận của các cửa hàng bán lẻ đã được định đoạt tại Mỹ. Theo khảo sát của Cushman & Wakefield, số lượng khách ghé thăm các siêu thị đã giảm 50% trong giai đoạn 2010 đến 2013.
Ngay tan cua cac cua hang ban le tai My?-Hinh-4
 Hệ thống Lincoln ở Chicago 2 năm sau khi đóng cửa đã thay đổi hoàn toàn, từ trung tâm thương mại sầm uất trở thành vùng đất hoang, vắng người qua lại.
Ngay tan cua cac cua hang ban le tai My?-Hinh-5
 Hệ thống siêu thị này buộc phải đóng cửa sau khi một loạt các cửa hàng tại đây, bao gồm Sears dừng hoạt động.
Ngay tan cua cac cua hang ban le tai My?-Hinh-6
 Hàng loạt cửa hàng, siêu thị chết khắp nước Mỹ được phóng viên của Business Insider ghi lại.
Ngay tan cua cac cua hang ban le tai My?-Hinh-7
 Trung tâm thương mại Regency Square ở Richmond, Virginia còn hoạt động nhưng một loạt cửa hàng tại đây đã đóng cửa.
Ngay tan cua cac cua hang ban le tai My?-Hinh-8
 Quản lý siêu thị lấp sự trống trải bằng các bảng trang trí màu sắc.
Ngay tan cua cac cua hang ban le tai My?-Hinh-9
 Nhưng siêu thị vẫn vắng vẻ không khác gì đã ngừng hoạt động.
Ngay tan cua cac cua hang ban le tai My?-Hinh-10
 Theo dữ liệu từ Green Street Advisors, một phần ba các siêu thị đứng trước nguy cơ ngừng hoạt động do các cửa hàng đóng cửa. Khi các siêu thị không còn các cửa hàng chủ đạo như Sears, việc tồn tại hầu như bất khả thi.
Ngay tan cua cac cua hang ban le tai My?-Hinh-11
 Các cửa hàng Sears cố níu giữ khách bằng các chiêu giảm giá, khuyến mãi. Nhưng 98 cửa hàng phải đóng cửa năm nay.
Ngay tan cua cac cua hang ban le tai My?-Hinh-12
 Kmart thì bị chỉ trích vì sự thiếu ngăn nắp trong các gian hàng. Sears dự kiến đóng cửa 238 cửa hàng Kmart trong năm 2017 này.
Ngay tan cua cac cua hang ban le tai My?-Hinh-13
 Tình cảnh hạ giá để xả hàng cũng diễn ra tại Macy's.
Ngay tan cua cac cua hang ban le tai My?-Hinh-14
 Thật khó để thuyết phục khách hàng về chất lượng sản phẩm khi mà hàng hóa vứt vương vãi trên khắp sàn. Macy's dừng hoạt động 68 cửa hàng trong năm 2017.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.